Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

(1) Mô hình quan hệ tỷ giá và xuất khẩu nông sản

Bài viết cũ của tôi. Tiếc là một số công thức không xuất hiện được lên màn hình.
ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ TỚI XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN VN

Tiếp cận cung để xác định tỷ giá là một phương pháp được sử dụng khá thông dụng trên thế giới, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. 
Tiếp cận này cho rằng nếu như tỷ giá nội tệ cho từng loại sản phẩm xuất khẩu không phù hợp, tức là không đủ để đem lại lợi nhuận cần thiết cho người sản xuất và không đủ để duy trì sức cạnh tranh cho hàng hóa của họ, thì sản xuất và xuất khẩu không thể phát triển được
Trên thực tế, khả năng sinh lợi của hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào giá xuất khẩu, giá nhập khẩu, giá nội địa và cung xuất khẩu trong khi những biến này lại phụ thuộc rất lớn vào biến động của tỷ giá. Khi phần lớn các mặt hàng xuất khẩu không còn sức cạnh tranh thì người ta thường nghĩ đến việc đồng nội tệ có thể đã bị đánh giá quá cao, và từ đó đặt ra vấn đề điều chỉnh tỷ giá để khôi phục lại sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Mục tiêu của bài viết này là xây dựng một phương pháp thực nghiệm theo tiếp cận cung có khả năng ứng dụng để phân tích ảnh hưởng của phá giá tới sản xuất và xuất khẩu một số hàng hoá, đồng thời thử áp dụng phương pháp xây dựng được để nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá tới sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam. Vì các số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ nhiều nguồn và có độ tin cậy chưa cao nên việc sử dụng những kết luận rút ra từ nghiên cứu này cần rất thận trọng.

Cơ cấu của bài viết này gồm 4 phần. Trong phần I, chúng tôi sẽ tóm tắt những nét rất cơ bản của tiếp cận cung trong phân tích ảnh hưởng của tỷ giá tới sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong phần II, chúng tôi sẽ xây dựng hai loại mô hình cụ thể dựa trên nguyên tắc của tiếp cận cung và có thể sử dụng được trong nghiên cứu thực nghiệm; đó là các mô hình cân bằng và phi cân bằng. Phần III sẽ được dành để thử phân tích ảnh hưởng của tỷ giá tới sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng nông sản cụ thể của Việt Nam. Trong phần IV, chúng tôi sẽ rút ra một số kết luận và khuyến nghị chính sách.


          I) TIẾP CẬN CUNG TRONG PHÂN TÍCH TỶ GIÁ

          Tiếp cận cung trong xác định tỷ giá xuất hiện vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, bắt đầu bằng công trình nghiên cứu của Nashashibi (1980) và được phát triển tiếp theo bởi Branson (1983), Hussain và Thirlwall (1984, 1986) và Nashashibi và Clawson (1986)... Đây là phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá tới tăng trưởng và xuất khẩu theo một cách nhìn mới, trong đó tỷ giá không được xem là một công cụ để làm tăng cầu đối với hàng hoá có thể xuất khẩu của một nước mà được xem là một công cụ để tăng tỷ suất lợi nhuận của người sản xuất, dẫn tới khuyến khích sản xuất và xuất khẩu.
          Nguyên tắc chính của tiếp cận này là tính toán “sức cạnh tranh quốc tế” của từng loại hàng hoá xuất khẩu; trong đó sức cạnh tranh quốc tế được hiểu là tỷ lệ giữa giá trị gia tăng quốc tế so với chi phí đầu vào nội địa để sản xuất ra nó. Giá trị gia tăng quốc tế, ký hiệu là V, được định nghĩa là sự khác nhau giữa giá trị tính bằng tiền nội địa của sản phẩm có thể xuất khẩu được và giá trị tính bằng tiền nội địa của đầu vào nhập khẩu được sử dụng để sản xuất ra nó. Trên thực tế, người ta tính toán giá trị gia tăng quốc tế V theo công thức sau:
                   V =  (Px . X  -  Pm . M)                                                   (1)
trong đó X là khối lượng xuất khẩu; Px là giá thế giới của khối lượng hàng xuất khẩu tính bằng tiền nội địa; M là khối lượng đầu vào nhập khẩu được dùng để sản xuất hàng xuất khẩu; và Pm là giá của đầu vào nhập khẩu cũng được tính bằng tiền nội địa.
C = V.e / (Pd * D)

          Hệ số “sức cạnh tranh quốc tế”, ký hiệu là C, được định nghĩa là tỷ lệ giữa giá trị gia tăng quốc tế của sản phẩm được chuyển đổi sang ngoại tệ và chi phí đầu vào nội địa để sản xuất ra nó; nghĩa là:
Trong đó D là khối lượng nguồn đầu vào nội địa được sử dụng trong sản xuất hàng xuất khẩu; Pd là giá của các đầu vào nội địa; và e là tỷ giá (giá 1 đơn vị tiền tệ trong nước tính bằng tiền nước ngoài; phá giá đồng nghĩa với việc e giảm đi). Trong công thức trên, V.e chính là giá trị gia tăng quốc tế của hàng hoá xuất khẩu tính theo ngoại tệ; do đó, hệ số C xác định số ngoại tệ thu được (hoặc tiết kiệm được trong trường hợp thay thế nhập khẩu) trên 1 đơn vị chi phí đầu vào nội địa để sản xuất ra nó. Như vậy, theo quan điểm của tiếp cận cung, hệ số C càng cao, tức số ngoại tệ thu được (hoặc tiết kiệm được trong trường hợp thay thế nhập khẩu) trên 1 đơn vị chi phí đầu vào nội địa để sản xuất ra nó càng cao, thì sức cạnh tranh quốc tế của sản phẩm càng lớn.
          Với cách đặt vấn đề như trên, tiếp cận cung đã xem hệ số C như là một loại tỷ giá và có thể được sử dụng để so sánh với tỷ giá đang tồn tại. Với một loại hàng hoá xuất khẩu cụ thể, nếu C < e thì việc sản xuất hàng hoá đó được xem là không có lãi đối với tỷ giá đang có; trong trường hợp ngược lại, nếu C > e, thì việc sản xuất được xem là có lợi. Trên cơ sở nhận xét này, có thể tính hệ số C cho từng loại hàng hoá xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, từ đó xếp hạng chúng theo khả năng sinh lợi của chúng...
          Như vậy, theo tiếp cận cung trong xác định tỷ giá, có thể phá giá tỷ giá danh nghĩa (e) để tăng số loại hàng hoá xuất khẩu và thay thế nhập khẩu có khả năng sinh lợi khi tham gia giao dịch quốc tế. Mặt khác, cũng có thể xác định được tỷ giá phù hợp, tức là tỷ giá để đảm bảo khả năng sinh lợi của những mặt hàng xuất khẩu truyền thống và một số loại hàng thay thế nhập khẩu. Cũng từ đây, có thể xác định được mức phá giá cần thiết, tức là mức phá giá đủ để đưa các hoạt động xuất khẩu và thay thế nhập khẩu tăng trưởng đúng với tiềm năng dài hạn của chúng. Theo phương trình (2), C > e có nghĩa là V / (PpD) > 1, nên để làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, phá giá phải làm cho tốc độ tăng trưởng của V cao hơn tốc độ tăng trưởng của tích PpD. 
          Tiếp cận cung trong phân tích tỷ giá trên đây đã được sử dụng trong nghiên cứu tỷ giá và xác định mức phá giá tại nhiều nước đang phát triển. Tuy nhiên, khi áp dụng tiếp cận này cho từng nước, cần phải cụ thể hoá nó thành các phương trình và mô hình thực nghiệm. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày một mô hình lý thuyết theo tiếp cận cung xác định ảnh hưởng của tỷ giá đối với sản xuất và xuất khẩu có thể được sử dụng để thử phân tích ảnh hưởng của tỷ giá đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam. Sau đó, chúng ta sẽ áp dụng mô hình cho trường hợp 8 loại hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam là gạo, lạc nhân, cà phê, cao su, chè, tiêu, điều nhân, và thuỷ sản. Cuối cùng chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của tỷ giá tới kim ngạch xuất khẩu nông sản nói riêng và tới tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói chung.
          II) MÔ HÌNH LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THEO TIẾP CẬN CUNG
          Để đi theo tiếp cận cung trong xác định mức phá giá tỷ giá cần thiết nhằm khôi phục lại những điều kiện phát triển bình thường cho sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi sẽ cụ thể hoá tiếp cận trên bằng cách thiết lập những mối quan hệ minh bạch hơn giữa tỷ giá và sức cạnh tranh quốc tế của một số hàng nông sản xuất khẩu cơ bản. Trong mục này, chúng ta sẽ xem xét điều kiện để hệ số sức cạnh tranh quốc tế (C) tăng lên khi phá giá xảy ra; tiếp đến chúng ta sẽ nghiên cứu một số mô hình lý thuyết xác định hệ số co dãn cung xuất khẩu (ex) khi giá xuất khẩu thay đổi.
          1) Mô hình cơ sở xác định điều kiện để phá giá làm tăng sức cạnh tranh của khu vực nông nghiệp và toàn nền kinh tế:
          Theo tiếp cận cung nêu trên, rõ ràng việc cải thiện sức cạnh tranh của các loại hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào sự tăng hay giảm của hệ số C khi phá giá xảy ra. Thực tế cho thấy phương pháp thông dụng nhất để nghiên cứu trả lời câu hỏi này là xác định các hệ số co dãn. Xuất phát từ phương trình xác định hệ số cạnh tranh quốc tế C trong tiếp cận cung nêu trên, chúng ta có phương trình dẫn xuất sau:
C = ((Px . X  -  Pm . M)* e) / (Pp.D)
Do vậy, chúng ta có quan hệ xấp xỉ giữa các tỷ lệ thay đổi của các biến như sau (ký hiệu tỷ lệ thay đổi bằng ký hiệu tên biến tương ứng nhưng có dấu chấm ở trên) [1]:
trong đó w1 là tỷ lệ giá trị xuất khẩu so với tổng giá trị gia tăng quốc tế tính bằng nội tệ và w2 là tỷ lệ giá trị đầu vào nhập khẩu cũng so với tổng giá trị gia tăng quốc tế tính bằng nội tệ; khi đó w1 > 1 và w2 > 0, đồng thời w1 - w2 = 1.
Chia cả hai vế cho  (tỷ lệ thay đổi tỷ giá hay tỷ lệ phá giá), chúng ta có:

trong đó Px/e  là hệ số co dãn của giá xuất khẩu tính bằng tiền nội địa (<0); X/e là hệ số co dãn của khối lượng xuất khẩu (<0); Pm/e  là hệ số co dãn của giá nhập khẩu tính bằng tiền nội địa (<0); M/e là hệ số co dãn của cầu đối với các đầu vào nhập khẩu (>0); Pd/e là hệ số co dãn của giá nội địa (<0); và D/e là hệ số co dãn của sử dụng các nguồn nội địa để sản xuất (<0). Các dấu ở trên phản ảnh trường hợp phá giá xảy ra, tức là khi giá trị một đơn vị nội tệ tính bằng tiền nước ngoài giảm đi (e<0).
          Giả sử  w2M/e và D/e xấp xỉ bằng nhau; tức là khi phá giá xảy ra, các đầu vào nhập khẩu đắt tiền sẽ được thay thế tương ứng bằng nguồn trong nước (hiệu quả thay thế của chính sách phá giá). Trong công thức (5), điều này có nghĩa là sự tăng lên của D’/e’ sẽ tương ứng với sự giảm đi của w2M/e. Trong trường hợp này, tác động của M và D sẽ triệt tiêu nhau; tức là hai hệ số co dãn này có thể đồng thời được loại bỏ khỏi phương trình.
Do vậy, sức cạnh tranh quốc tế C chỉ còn phụ thuộc vào phản ứng của giá xuất khẩu, cung xuất khẩu, giá nhập khẩu và giá đầu vào nội địa khi phá giá xảy ra. Nói cách khác, từ phương trình (5), chúng ta có C > 0 nếu:
hay:
trong đó k = Px/e đo lường ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá tới giá xuất khẩu tính theo nội tệ; ex là hệ số co dãn của cung xuất khẩu (X/Px); epm là hệ số co dãn của giá nhập khẩu tính theo nội tệ (Pm/e); epd là hệ số co dãn của giá đầu vào nội địa (Pd/e); và e < 0 phản ảnh tỷ lệ phá giá (nếu tỷ lệ phá giá là 1% thì e’ = -1).
          Công thức (6) ở trên cho chúng ta biết sự thay đổi của sức cạnh tranh quốc tế khi phá giá xảy ra. Tuy nhiên, nó lại chưa cho biết tỷ suất lợi nhuận của người làm hàng xuất khẩu (hoặc thay thế nhập khẩu) có tăng lên hay không ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta trở lại lập luận nêu trên của tiếp cận cung trong phân tích tỷ giá; tức là người sản xuất có lợi khi sức cạnh tranh quốc tế mới cao hơn tỷ giá mới. Khi đó, điều kiện để phá giá làm tăng tỷ suất lợi nhuận của người sản xuất hàng xuất khẩu là C > e hay C’>e’, hay C’/e’ > 1. Do vậy từ các công thức (4) và (6), có thể suy ra điều kiện tương đương là:
  
          Trong công thức (7), chúng ta thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận của người sản xuất hàng xuất khẩu khi phá giá xảy ra; đó là phản ứng của cung (w1k(1+ex)), mức độ tăng giá đầu vào nhập khẩu (-w2epm) và mức độ tăng giá hay lạm phát trong nước (-epd).
          2) Các mô hình lý thuyết xác định hệ số co dãn cung xuất khẩu (ex) khi tỷ giá thay đổi:
          Để xem xét đặc điểm kinh tế nước ta, đặc biệt là nông nghiệp nước ta, có thoả mãn các điều kiện nêu trong phương trình (6) và (7) trên đây, chúng ta cần phân tích hệ số co dãn cung xuất khẩu (ex), từ đó xác định các điều kiện đặt ra cho hệ số này để C>0 khi các tham số k, epm và epd cho trước.
          Phương pháp thông dụng được sử dụng trong nghiên cứu phản ứng của cung xuất khẩu hàng nông sản khi giá cả thay đổi là phương pháp mô hình hoá đồng thời cung - cầu do Goldstein và Khan (1978) khởi xướng. Theo phương pháp này, người ta ước lượng đồng thời hai hàm cung và cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu hoặc tổng khối lượng xuất khẩu toàn nền kinh tế. Hai loại mô hình cũng thường được ước lượng trong nghiên cứu thực nghiệm, gồm loại mô hình cân bằng và loại mô hình phi cân bằng.
Mô hình cân bằng giả định việc điều chỉnh giá và khối lượng xuất khẩu diễn ra đồng thời. Ngược lại, mô hình phi cân bằng đặt giả định mềm dẻo hơn, cho phép có khoảng thời gian trễ trong quá trình tạo lập các cân bằng. Theo kinh nghiệm phổ biến trong các mô hình thực nghiệm, các hàm cung và cầu đều được giả định có dạng logarit tuyến tính với các hệ số co dãn cố định; vì vậy mô hình thực nghiệm ước lượng cho nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ có dạng logarit tuyến tính.
Vì nền kinh tế Việt Nam còn rất nhỏ bé; khối lượng nông sản xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giao dịch trên thị trường quốc tế nên có thể nói rằng Việt Nam là người sử dụng giá đã hình thành trên thị trường thế giới chứ không đóng vai trò quyết định giá đối với hàng nông sản xuất khẩu của mình. Mặt khác, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam cũng đang phụ thuộc rất lớn vào sức mua của thị trường quốc tế; do vậy, thu nhập thế giới cũng là một biến quan trọng trong phương trình xác định hàm cầu xuất khẩu của Việt Nam. Trong mô hình cân bằng, hàm cầu xuất khẩu hàng nông sản có thể được nhận dạng như sau:
log(Xdt) = log(a0) + a1 log(Px/Pxw)t + a2 log(Ywt)          (8)
trong đó Xd là khối lượng xuất khẩu được yêu cầu; Px là giá xuất khẩu; Pxw là trung bình trọng số của giá xuất khẩu của các đối tác thương mại của Việt Nam; Yw là chỉ số trung bình trọng số của thu nhập thực của các đối tác thương mại; a1 là hệ số co dãn giá của cầu; a2 là hệ số co dãn thu nhập nước ngoài của cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam; và t là ký hiệu thời gian t. Dĩ nhiên, chúng ta mong đợi a1 < 0 và a2 > 0.
          Tương tự, hàm cung xuất khẩu được xác định theo các nhận dạng truyền thống, nghĩa là:
log(Xst) = log(b0) + b1 log(Px/Pd)t + b2 log(t)                         (9)
trong đó Xs là khối lượng xuất khẩu được cung cấp; Pd là chỉ số giá nội địa; và t là xu thế theo thời gian.
          Giả thuyết quan trọng được đặt ra trong hàm cung là nếu giá xuất khẩu tăng so với giá nội địa thì sản xuất cho xuất khẩu sẽ có nhiều lợi nhuận hơn, và do đó cung sẽ tăng lên; vì vậy hệ số co dãn b1 > 0. Ngoài ra, biến thời gian t được đưa vào phương trình để phản ảnh những thay đổi có thể có về cung do tác động của các nhân tố khác chưa được tính đến trong phương trình, chủ yếu là tiến bộ công nghệ và trình độ quản lý; vì vậy thông thường b2 > 0.
Theo Goldstein và Khan, phương trình trên có thể được chuẩn hoá theo giá xuất khẩu như sau:
          log(Pxt) = log(c0) + c1 log(Xst) + c2 log(t) + c3 log(Pdt)    (10)
trong đó c0 = -b0/b1 ; c1 = 1/b1 ; c2 = -b2/b1 ; và c3 = -1. Vì b1 > 0 và b2 > 0 nên c1 > 0 và c2 < 0. Mặt khác, hai phương trình trên tương đương nên hệ số co dãn giá của cung xuất khẩu b1 trong phương trình (10) có thể được tính gián tiếp từ phương trình (9) qua công thức b1 = 1/c1. Mô hình cân bằng xác định cung và cầu sản phẩm gồm hai phương trình (8) và (10) và chúng cần phải được ước lượng đồng thời để đảm bảo tính hệ thống.
          Trong trường hợp mô hình phi cân bằng, người ta thường giả định xuất khẩu được điều chỉnh theo chênh lệch giữa cầu xuất khẩu trong thời gian t và xuất khẩu thực tế trong thời gian t-1. Theo nguyên tắc trên, phương trình xuất khẩu trong mô hình phi cân bằng thực nghiệm được xác định như sau:
                   D logXt = h × (log Xdt - log Xt-1)                                                  (11)
trong đó h là hệ số điều chỉnh; D là toán tử chênh lệch bậc 1, theo nghĩa DlogXt = logXt - logXt-1.
          Thay thế phương trình (11) vào phương trình (8), chúng ta có:
          log(Xdt) = log(d0) + d1 log(Px/Pxw)t + d2 log(Ywt) + d3 log(Xt-1)           (12)
trong đó d0 = h.a0 ; d1 = h.a1 ; d2 = h.a2 ; và d3 = 1- h.
          Mặt khác, giá xuất khẩu lại thường được giả định sẽ thay đổi theo quan hệ cung-cầu xuất khẩu; do đó chúng ta có phương trình xác định giá như sau:
                   D log Pxt = g × (log Xt - log Xst)                                                  (13)
trong đó g cũng đóng vai trò tương tự như h, tức là hệ số điều chỉnh.
          Thay phương trình (13) vào phương trình (9) và giải phương trình (9) theo Pxt, chúng ta sẽ thu được phương trình sau:
log(Pxt) = log(l0) + l1 log(Xt) + l2 log(Pdt) + l3 log(t) + l4 log(Pxt-1)       (14)
trong đó l0 = -gb0/(1+gb1) ; l1 = g/(1+ gb1) ; l2 = gb1/(1+ gb1) ; l3 = -gb2/(1+ gb1); và l4 = 1/(1+ gb1). Vì b1 > 0, b2 > 0 và g > 0 nên chúng ta mong đợi l1 > 0; l2 > 0; l3 < 0 và l4 > 0. Các phương trình (12) và (14) hợp thành mô hình phi cân bằng với hai phương trình được ước lượng đồng thời. Theo mô hình này, hệ số co dãn giá của cung xuất khẩu sẽ bằng 1/[l1/(1-l4)], tức là bằng (1-l4)/ l1.
          Như vậy, trong phần II này, chúng ta đã xác định được các loại mô hình theo tiếp cận cung, cùng với các dạng phương trình cụ thể và tính chất của chúng. Dưới đây, chúng ta sẽ thử áp dụng các mô hình này để nghiên cứu trường hợp cụ thể của Việt Nam.





[1] Vì việc đánh dấu chấm trên các chữ cái khó khăn nên dưới đây chúng tôi thay bằng dấu '.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét