Vài tản mạn của Thiên Thanh Hi về cách sống
Những suy nghĩ, quan điểm của tôi trong một số vấn đề…Những gì tôi viết chỉ với mục đích như ghi lại những dòng nhật kí mà ít quan tâm tới việc ai sẽ đọc, mặc dù những thông tin này là công khai. Vì vậy, nếu vấn đề nào đó được trình bày vắn tắt thì rất mong người đọc thông cảm!
Ảnh internet để minh họa
1. Sở thích đọcTrong mắt bố tôi thì đọc truyện, dù là bất kì loại truyện gì cũng là xấu, bố nghiên cấm và dọa sẽ đốt chúng nếu phát hiện. Tôi bị nghiên cấm từ khi còn nhỏ cho đến khi học hết cấp 2, lên cấp 3 bố quản lý bớt chặt hơn, nhưng quan điểm coi truyện là “xấu xa” của bố thì vẫn vậy.Tôi không nghĩ bố thật sự cho rằng bất kể loại truyện nào cũng là xấu, chỉ vì bố không tin rằng một đứa trẻ biết cách chọn truyện để đọc cho phù hợp. Nhưng ông nội thì ngược lại, ông khuyến khích đọc sách, miễn tôi thích đọc thì ông nhất định ủng hộ.
Những năm tôi học lớp 1, 2, tức thời điểm những năm 1993, 1994- khi phần lớn mọi người chỉ lo đến bữa ăn, đến các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày đã cảm thấy vất vả thì ông nội đặt báo hàng tháng cho tôi đọc, ông luôn hỏi tôi thích sách gì, có muốn mua truyện cổ tích không.v.v.. ông không bao giờ tiếc tiền, miễn là tôi thích đọc.
Một lần, năm tôi học lớp 1, trong khi tôi đang chơi đùa cùng em trai ở sân, ông nội gọi vào và nói: “Sao cháu chỉ ham chơi thôi vậy, thời gian rảnh nên đọc sách nhiều và biết giữ gìn chúng, vì sách là vốn quý.”- ông nói trong khi đang lật từng trang trong một cuốn sách, vuốt cho mép của chúng phẳng lại. Tuy chỉ là một đứa trẻ, nhưng tôi cảm giác lời ông nói thật sâu sắc, tôi có thể quên rất nhiều việc đã xảy ra, nhưng mãi mãi không quên lời dạy này; sau này, tôi luôn giữ gìn sách vở của mình rất tốt, dù là sách mượn của người khác, nếu họ giữ gìn không tốt và cho mượn trong tình trạng xấu, tôi cũng vuốt phẳng phiu và lau sạch, dán những chỗ rách rồi mới trả lại.
Tôi thích đọc sách, nhưng nếu sở thích đó ban đầu là 1, thì nhờ ông nội- nó được tăng lên 10, bắt nguồn từ việc đọc những thứ đơn giản như báo cho trẻ em, truyện cổ tích… đến những sách khoa học, xã hội sau này.
2. Sở thích sưu tầm danh ngôn
Năm lớp 6, tôi chú ý đến những câu danh ngôn tại block lịch và rất thích sưu tầm chúng, mỗi ngày là một tờ lịch mới, một câu danh ngôn mới- tôi chép tất cả chúng ra một quyền vở. Tôi lại phát hiện mỗi mẫu block lịch khác nhau thì những câu danh ngôn cũng khác nhau, nên tôi không quên tìm những tờ lịch đó tại những nơi tôi đến.
Hồi ấy, thích danh ngôn là một chuyện, để hiểu chúng lại là chuyện khác, dường như tôi mới chỉ thích “lời bay bổng” mà chưa hiểu rõ “ý cao xa”. Nhưng thật may mắn, mỗi ngày tôi học thuộc một câu danh ngôn mới, điều nào đã hiểu tôi áp dụng ngay vào cuộc sống, một hoàn cảnh đã trải qua để xem nó có đúng không, điều nào chưa hiểu thì suy nghĩ, tìm tòi kì được mới thôi; có những câu danh ngôn phải mất vài năm tôi mới hiểu ra được.
Ngoài danh ngôn, tôi lại thích sưu tầm tục ngữ, ngạn ngữ Việt Nam, vì mẹ là giáo viên dạy văn nên tôi có những quyển sách hay để đọc, tôi thuộc rất nhiều ngạn ngữ.
Đến năm lớp 7, tôi mua được 2 quyển danh ngôn nhỏ xíu, mỗi quyển có vài trăm câu là “Danh ngôn phương Đông” và “Danh ngôn phương Tây”, từ đó tôi lười chép danh ngôn từ lịch, vì hầu như những câu thông dụng hai quyển này đều có cả. Dưới đây là vài trong những câu tôi thích:
“Khôn mà làm như ngu mới là khôn kín”
“Kẻ ăn trộm phục kẻ ăn trộm giỏi”
“Giếng đào càng sâu thì càng nhiều nước”
“Kẻ ngu ngốc mà không thốt ra lời nào thì cũng không khác gì một nhà thông thái im lặng”
“Tranh luận là để tìm ra quan điểm của chính mình”
“Yêu mọi người, tin một vài người và đừng xúc phạm đến ai cả”
“Nơi nào mà sự dốt nát đã tạo được sự yên vui rồi thì thật điên rồ khi tỏ vẻ khôn ngoan”
“Đừng bao giờ cho lời khuyên khi chưa được hỏi”
“Suy nghĩ dẫn đến hành vi, hành vi dẫn đến thói quen, thói quen dẫn đến tính cách, tính cách dẫn đến bản chất”
“Trong đạo xử thế, biết trách mình là người khôn, chỉ trách người là người vụng”
“Người ta sợ lửa hơn sợ nước, cho nên chết cháy thì ít mà chết đuối thì nhiều”
“Không nên mưu việc lớn với kẻ nói nhiều”
“Mỗi ngày nên dành thời gian tự suy xét bản thân, việc trải qua ta đã làm tốt hay chưa, nếu chưa tốt thì cần sửa ở đâu, tốt rồi thì có thể làm tốt hơn nữa được không?”
“Mỗi người tôi gặp đều có chỗ hay hơn tôi, đáng cho tôi học”
“Cối xay của tạo hóa nghiền chậm chạp, nhưng rất mực tinh vi”
“Nhượng bộ không phải là hạ mình, nhận lỗi không phải là nhục”“Dũng cảm không phải là không sợ chết, mà là không sợ sống”.
3. Làm thế nào để phân biệt đúng, sai?
Năm 12 tuổi, tôi nhận ra xung quanh mình rất nhiều người có quan điểm khác nhau. Cùng một vấn đề người này cho là tốt, người kia cho là xấu hoặc trong một cuộc tranh cãi ai cũng cho mình là đúng.v.v.. việc đó xảy ra thường xuyên từ nhà, đi trên đường và đến trường học! Khi đó tôi đã đặt ra câu hỏi: Nguyên nhân của mâu thuẫn?
Dễ nhận ra, đó là sự khác biệt về quan điểm.
Trong gia đình, bố mẹ tôi có quan điểm khác nhau trong một số vấn đề, những người tôi gặp từ họ hàng, những người hàng xóm, những người lớn tuổi đáng kính khác, các giáo viên đang dạy tôi cũng vậy... Nếu họ đều có mâu thuẫn thì cách tư duy của ai là đúng đắn nhất, đáng cho tôi học nhất, phương pháp luận nào mới là đúng đắn nhất? Tóm lại, làm thế nào để phân biệt đúng, sai?
Dù sao khi 12 tuổi tôi chỉ là một đứa trẻ, sớm quên mọi vấn đề phức tạp để tập trung vào sở thích đọc sách, sưu tầm danh ngôn và tem thư.
Năm 15-16 tuổi, khi chứng kiến những mâu thuẫn xã hội và trong chính bản thân mình lên đến đỉnh điểm, tôi đau khổ khi thấy tâm hồn mình giống như cái mớ hỗn độn ngoài kia, thu nhập tất cả chúng mà không có sự chọn lọc! Ai dạy tôi cách chọn lọc? Hoàn cảnh này khiến tôi một lần nữa nhắc lại câu hỏi năm 12 tuổi, câu hỏi đầu tiên ảnh hưởng lớn tới cuộc đời mình: Làm thế nào để phân biệt đúng, sai? Ai dạy tôi?
Không rõ với một đứa trẻ thì nghĩ như thế này có phải là hư không, nhưng tôi biết không thể tin ở bố, mẹ hay bất kì ai khác, bởi nếu họ đúng thì đã không phát sinh những mâu thuẫn tôi đang thấy. Tôi kết luận rằng: Nếu muốn đi tìm cái đúng, ta phải đi ngược lại tất cả mọi người, tất cả những khái niệm cũ dẫn đến tranh cãi mà ta đã thấy. Ta là thầy của ta!
Nhưng tôi sẽ dạy tôi học như thế nào?
Điều đầu tiên tôi dạy mình là: Muốn đi tìm chân lý, phải có một phương pháp luận, một cách tư duy đúng đắn nào đó (hồi đó tôi chưa từng biết và nghe đến “logic học”). Để được coi là đúng đắn, phương pháp luận này phải được xây dựng từ những lý lẽ không thể chối cãi (căn bản nhất). Từ những hạt nhân ấy (định lý nhỏ), liên kết chặt chẽ để mở rộng thành những quan điểm, cách nhìn lớn (định lý lớn). Như vậy, phải xây dựng được một loại quan điểm đúng nhất, xóa bỏ cái gọi là “sự khác biệt về quan điểm” dẫn đến những mâu thuẫn tôi đang thấy.
Tôi đã “đi ngược lại tất cả mọi người, tất cả những khái niệm cũ” và xây dựng phương pháp luận như thế nào?
Phát hiện đầu tiên của tôi là mọi sự việc đều giống như một cái lưới, chúng được đan xen bởi nhiều yếu tố, mắt xích. Sở thích sưu tầm danh ngôn dạy tôi rằng “gỡ chỉ rối không nên nóng nảy”; đúng vậy, mọi vấn đề phức tạp đều có thể chia thành những phần nhỏ để giải quyết; khi một vấn đề xảy ra, cần tìm hiểu mấu chốt của nó nằm ở đâu, cái gì sinh ra nó, nuôi dưỡng nó, ảnh hưởng nó, cấu tạo của nó.v.v.. (1)
Khi gặp một vấn đề, ví dụ gặp một người có cách cư xử mà người khác nhận xét là “tốt”, thì tôi sẽ đặt câu hỏi “nếu xấu (sai) thì sao?” và dùng phương pháp (1) để tìm câu trả lời, không phải vì nghi kị hoặc nhất định phải biến cái tốt trong mắt người khác thành cái xấu trong mắt mình, mà quan trọng là tôi phải hiểu được tại sao như thế là tốt và giả sử cách cư xử đó xuất phát từ tâm xấu thì mục đích đằng sau nó là gì, liệu một kẻ xấu có thể cũng có biểu hiện tốt như vậy không, nếu có thì sao? Ngược lại, khi người khác chê cái gì đó là xấu (mà con người vốn không thỏa mãn với những gì đang có, cái họ chê là xấu, tồi tệ thì nhiều hơn vô số lần cái họ khen là tốt, đẹp) thì tôi đặt câu hỏi “nếu tốt (đúng) thì sao?”Cách tư duy này đúng với phương pháp tôi đề ra, là đi từ cái nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, nó không những giúp tôi hiểu, chọn lọc được cái gì là đúng mà còn giúp tôi có một nhãn quan tương đối tốt để nhìn nhận vấn đề, tính toán trước các kịch bản, kết quả có thể xảy ra và cách để thay đổi chúng.
4. Bản chất và nghịch luận
Từ việc tìm tòi những mắt xích quan trọng trong từng vấn đề để xây dựng phương pháp luận, sau này tôi đi sâu một bước nữa là tìm hiểu bản chất mọi sự việc.
Nhớ năm học lớp 3 đến lớp 5, có một người bạn bằng tuổi mỗi khi giải thích với chúng tôi về điều gì đó, thường bắt đầu bằng câu “căn bản là…”.
“Căn bản là…”, tôi đã mượn câu này của người bạn để nói về mấu chốt của vấn đề nào đó, nhiều năm sau khi học cao hơn tôi mới biết sử dụng từ “bản chất”. Bản chất là gì? Có thể tìm định nghĩa của nó trong từ điển, nhưng quá trình tôi sống và lớn lên đều tự xây dựng định nghĩa cho mình chứ rất ít khi học lại cái gì đó; với tôi, “bản chất” gồm “bản” và “chất”. “Bản” là gốc rễ, cái sinh ra nó; “chất” là cái cấu tạo nên nó, cái xác định nó.
Mới đầu, tôi hiểu bản chất của một sự việc nào đó rất hạn hẹp, ví dụ khi hai người cãi nhau, tôi cũng như nhiều người khác sẽ nói “bản chất vấn đề là họ không cùng quan điểm về việc…”, đành rằng tôi có thể chỉ ra nguồn cơn của sự việc ấy, nhưng đó không phải là “bản chất”. Cái gì sinh ra cái gì? Nguyên nhân của sự việc này là như thế nhưng cái gì sinh ra nguyên nhân ấy? Cuối cùng, mọi thứ vẫn qui về chủ thể là con người, bản chất của con người. Từ đó tôi không bao giờ nhìn vào bề ngoài của sự việc để nhận định nữa, mà tìm hiểu, bóc tách đến tận cùng để tìm ra bản chất của mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình.
Để tìm kiếm câu trả lời cho một câu hỏi khó, đột phá khả năng tư duy của bản thân thì ta phải biết tưởng tượng một cách logic, đó là đặt ra các giả thuyết, đặt ra các phương hướng tư duy khác nhau và cụ thể hóa chúng thành các hình khối. Quá trình phát triển, tìm hiểu cuộc sống biến tôi thành một người ưa nghịch luận, có thể tìm ra điểm khác biệt, giả thuyết hoặc giải thích vấn đề theo cách hoàn toàn khác, bất ngờ… dĩ nhiên, nó không nhằm mục đích đảo lộn lý luận, nhưng sẽ giúp ích rất nhiều để đặt ra các kịch bản cần giải quyết trong một tình huống nào đó. Đây là thành quả của hai câu hỏi luôn đi ngược lại mọi người mà tôi đã nói “Nếu đúng thì sao?” và “Nếu sai thì sao?”
Ví dụ: Khi một người đang có chuyện không vui với một người bạn, người kia đến nhà chơi liền bị đuổi “anh hãy về đi, hôm nay tôi không muốn tiếp chuyện với anh”; hầu hết mọi người sẽ nghĩ người này vì giận mà đuổi bạn, người bạn cũng sẽ nghĩ như vậy mà sinh ra bực tức… Nhưng tôi thì ngược lại, tôi không chấp nhận một đáp án duy nhất, ngay lập tức tôi có thể đặt ra vô vàn giả thuyết: Nếu vì gia đình đang có chuyện tế nghị thì sao? Nếu đang có một người khác ở đó và bạn mình nói to để cho người kia nghe nhằm mục đích khác thì sao? Nếu bạn tạo ra những chuyện này vì muốn giữ khoảng cách với mình thì sao?.v.v..
Có rất nhiều lý do để việc gì đó diễn ra, tại sao bạn chỉ chấp nhận một câu trả lời? Nhất là trong đối nhân xử thế, cuộc sống muôn hình vạn trạng, ai cũng từng gặp những trường hợp ban đầu tưởng như thế này nhưng thực ra lại thế khác, nên biết cách tư duy theo nhiều hướng sẽ giúp tránh được nhiều lầm lỡ!
Năm 12 tuổi, tôi nhận ra xung quanh mình rất nhiều người có quan điểm khác nhau. Cùng một vấn đề người này cho là tốt, người kia cho là xấu hoặc trong một cuộc tranh cãi ai cũng cho mình là đúng.v.v.. việc đó xảy ra thường xuyên từ nhà, đi trên đường và đến trường học! Khi đó tôi đã đặt ra câu hỏi: Nguyên nhân của mâu thuẫn?
Dễ nhận ra, đó là sự khác biệt về quan điểm.
Trong gia đình, bố mẹ tôi có quan điểm khác nhau trong một số vấn đề, những người tôi gặp từ họ hàng, những người hàng xóm, những người lớn tuổi đáng kính khác, các giáo viên đang dạy tôi cũng vậy... Nếu họ đều có mâu thuẫn thì cách tư duy của ai là đúng đắn nhất, đáng cho tôi học nhất, phương pháp luận nào mới là đúng đắn nhất? Tóm lại, làm thế nào để phân biệt đúng, sai?
Dù sao khi 12 tuổi tôi chỉ là một đứa trẻ, sớm quên mọi vấn đề phức tạp để tập trung vào sở thích đọc sách, sưu tầm danh ngôn và tem thư.
Năm 15-16 tuổi, khi chứng kiến những mâu thuẫn xã hội và trong chính bản thân mình lên đến đỉnh điểm, tôi đau khổ khi thấy tâm hồn mình giống như cái mớ hỗn độn ngoài kia, thu nhập tất cả chúng mà không có sự chọn lọc! Ai dạy tôi cách chọn lọc? Hoàn cảnh này khiến tôi một lần nữa nhắc lại câu hỏi năm 12 tuổi, câu hỏi đầu tiên ảnh hưởng lớn tới cuộc đời mình: Làm thế nào để phân biệt đúng, sai? Ai dạy tôi?
Không rõ với một đứa trẻ thì nghĩ như thế này có phải là hư không, nhưng tôi biết không thể tin ở bố, mẹ hay bất kì ai khác, bởi nếu họ đúng thì đã không phát sinh những mâu thuẫn tôi đang thấy. Tôi kết luận rằng: Nếu muốn đi tìm cái đúng, ta phải đi ngược lại tất cả mọi người, tất cả những khái niệm cũ dẫn đến tranh cãi mà ta đã thấy. Ta là thầy của ta!
Nhưng tôi sẽ dạy tôi học như thế nào?
Điều đầu tiên tôi dạy mình là: Muốn đi tìm chân lý, phải có một phương pháp luận, một cách tư duy đúng đắn nào đó (hồi đó tôi chưa từng biết và nghe đến “logic học”). Để được coi là đúng đắn, phương pháp luận này phải được xây dựng từ những lý lẽ không thể chối cãi (căn bản nhất). Từ những hạt nhân ấy (định lý nhỏ), liên kết chặt chẽ để mở rộng thành những quan điểm, cách nhìn lớn (định lý lớn). Như vậy, phải xây dựng được một loại quan điểm đúng nhất, xóa bỏ cái gọi là “sự khác biệt về quan điểm” dẫn đến những mâu thuẫn tôi đang thấy.
Tôi đã “đi ngược lại tất cả mọi người, tất cả những khái niệm cũ” và xây dựng phương pháp luận như thế nào?
Phát hiện đầu tiên của tôi là mọi sự việc đều giống như một cái lưới, chúng được đan xen bởi nhiều yếu tố, mắt xích. Sở thích sưu tầm danh ngôn dạy tôi rằng “gỡ chỉ rối không nên nóng nảy”; đúng vậy, mọi vấn đề phức tạp đều có thể chia thành những phần nhỏ để giải quyết; khi một vấn đề xảy ra, cần tìm hiểu mấu chốt của nó nằm ở đâu, cái gì sinh ra nó, nuôi dưỡng nó, ảnh hưởng nó, cấu tạo của nó.v.v.. (1)
Khi gặp một vấn đề, ví dụ gặp một người có cách cư xử mà người khác nhận xét là “tốt”, thì tôi sẽ đặt câu hỏi “nếu xấu (sai) thì sao?” và dùng phương pháp (1) để tìm câu trả lời, không phải vì nghi kị hoặc nhất định phải biến cái tốt trong mắt người khác thành cái xấu trong mắt mình, mà quan trọng là tôi phải hiểu được tại sao như thế là tốt và giả sử cách cư xử đó xuất phát từ tâm xấu thì mục đích đằng sau nó là gì, liệu một kẻ xấu có thể cũng có biểu hiện tốt như vậy không, nếu có thì sao? Ngược lại, khi người khác chê cái gì đó là xấu (mà con người vốn không thỏa mãn với những gì đang có, cái họ chê là xấu, tồi tệ thì nhiều hơn vô số lần cái họ khen là tốt, đẹp) thì tôi đặt câu hỏi “nếu tốt (đúng) thì sao?”Cách tư duy này đúng với phương pháp tôi đề ra, là đi từ cái nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, nó không những giúp tôi hiểu, chọn lọc được cái gì là đúng mà còn giúp tôi có một nhãn quan tương đối tốt để nhìn nhận vấn đề, tính toán trước các kịch bản, kết quả có thể xảy ra và cách để thay đổi chúng.
4. Bản chất và nghịch luận
Từ việc tìm tòi những mắt xích quan trọng trong từng vấn đề để xây dựng phương pháp luận, sau này tôi đi sâu một bước nữa là tìm hiểu bản chất mọi sự việc.
Nhớ năm học lớp 3 đến lớp 5, có một người bạn bằng tuổi mỗi khi giải thích với chúng tôi về điều gì đó, thường bắt đầu bằng câu “căn bản là…”.
“Căn bản là…”, tôi đã mượn câu này của người bạn để nói về mấu chốt của vấn đề nào đó, nhiều năm sau khi học cao hơn tôi mới biết sử dụng từ “bản chất”. Bản chất là gì? Có thể tìm định nghĩa của nó trong từ điển, nhưng quá trình tôi sống và lớn lên đều tự xây dựng định nghĩa cho mình chứ rất ít khi học lại cái gì đó; với tôi, “bản chất” gồm “bản” và “chất”. “Bản” là gốc rễ, cái sinh ra nó; “chất” là cái cấu tạo nên nó, cái xác định nó.
Mới đầu, tôi hiểu bản chất của một sự việc nào đó rất hạn hẹp, ví dụ khi hai người cãi nhau, tôi cũng như nhiều người khác sẽ nói “bản chất vấn đề là họ không cùng quan điểm về việc…”, đành rằng tôi có thể chỉ ra nguồn cơn của sự việc ấy, nhưng đó không phải là “bản chất”. Cái gì sinh ra cái gì? Nguyên nhân của sự việc này là như thế nhưng cái gì sinh ra nguyên nhân ấy? Cuối cùng, mọi thứ vẫn qui về chủ thể là con người, bản chất của con người. Từ đó tôi không bao giờ nhìn vào bề ngoài của sự việc để nhận định nữa, mà tìm hiểu, bóc tách đến tận cùng để tìm ra bản chất của mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình.
Để tìm kiếm câu trả lời cho một câu hỏi khó, đột phá khả năng tư duy của bản thân thì ta phải biết tưởng tượng một cách logic, đó là đặt ra các giả thuyết, đặt ra các phương hướng tư duy khác nhau và cụ thể hóa chúng thành các hình khối. Quá trình phát triển, tìm hiểu cuộc sống biến tôi thành một người ưa nghịch luận, có thể tìm ra điểm khác biệt, giả thuyết hoặc giải thích vấn đề theo cách hoàn toàn khác, bất ngờ… dĩ nhiên, nó không nhằm mục đích đảo lộn lý luận, nhưng sẽ giúp ích rất nhiều để đặt ra các kịch bản cần giải quyết trong một tình huống nào đó. Đây là thành quả của hai câu hỏi luôn đi ngược lại mọi người mà tôi đã nói “Nếu đúng thì sao?” và “Nếu sai thì sao?”
Ví dụ: Khi một người đang có chuyện không vui với một người bạn, người kia đến nhà chơi liền bị đuổi “anh hãy về đi, hôm nay tôi không muốn tiếp chuyện với anh”; hầu hết mọi người sẽ nghĩ người này vì giận mà đuổi bạn, người bạn cũng sẽ nghĩ như vậy mà sinh ra bực tức… Nhưng tôi thì ngược lại, tôi không chấp nhận một đáp án duy nhất, ngay lập tức tôi có thể đặt ra vô vàn giả thuyết: Nếu vì gia đình đang có chuyện tế nghị thì sao? Nếu đang có một người khác ở đó và bạn mình nói to để cho người kia nghe nhằm mục đích khác thì sao? Nếu bạn tạo ra những chuyện này vì muốn giữ khoảng cách với mình thì sao?.v.v..
Có rất nhiều lý do để việc gì đó diễn ra, tại sao bạn chỉ chấp nhận một câu trả lời? Nhất là trong đối nhân xử thế, cuộc sống muôn hình vạn trạng, ai cũng từng gặp những trường hợp ban đầu tưởng như thế này nhưng thực ra lại thế khác, nên biết cách tư duy theo nhiều hướng sẽ giúp tránh được nhiều lầm lỡ!
5. Chọn làm người tốt hay xấu?
Những người bình thường được đi học trong chương trình giáo dục quốc dân đều được dạy phải trở thành người tốt, làm việc gì là tốt… nhưng tôi chưa thấy họ được dạy cách tư duy để trở thành người tốt, quan trọng là họ phải hiểu tại sao lại như thế?
Nên chọn làm người xấu hay người tốt?
Đây là một câu hỏi rất thú vị!
Hồi nhỏ, tôi thấy những đứa trẻ nghịch ngợm, ưa đánh nhau, phá phách bao giờ cũng có “địa vị”, được những đứa trẻ khác nể sợ, còn bọn tôi toàn bị bắt nạt. Lớn lên thì thấy người xấu làm nhiều việc có lợi cho họ, họ có thể không giàu nhưng hơn người tốt ở chỗ, thay vì nhịn ăn với cái bụng đói, họ có thể ăn cắp gì đó; thay vì cùng cạnh tranh với một người bán loại hàng tương tự ở cùng phố, họ sẽ “dằn mặt”… hoặc như những đứa trẻ tôi nói trên, sau này trở thành những anh chàng có “máu mặt”, nổi bật, được các cô gái chú ý nhiều hơn, nếu họ thích ai và theo đuổi, người bình thường ít khi dám “cạnh tranh”.
Như đã nói, một thời tâm hồn tôi hỗn độn những mâu thuẫn, tốt có, xấu có… Đồng thời với việc tìm tòi một phương pháp luận đúng đắn nhất, tôi đã đặt ra câu hỏi: Tôi nên trở thành loại người gì?
Đây không phải bài giảng đạo đức, không ai bắt tôi phải trở thành người như thế nào, mà tôi sẽ quyết định mình (một đám mây vô hình dạng) phải trở thành Ai?
Người xấu thật có nhiều cái lợi, nhưng bản chất của chúng không thể đem lại lợi ích thực sự… tôi sẽ không kể ra đây mình đã nghĩ những gì, trong bao lâu, nhưng tôi đã chọn mình phải trở thành người tốt. Khi đó tôi rất vui!
Những người bình thường được đi học trong chương trình giáo dục quốc dân đều được dạy phải trở thành người tốt, làm việc gì là tốt… nhưng tôi chưa thấy họ được dạy cách tư duy để trở thành người tốt, quan trọng là họ phải hiểu tại sao lại như thế?
Nên chọn làm người xấu hay người tốt?
Đây là một câu hỏi rất thú vị!
Hồi nhỏ, tôi thấy những đứa trẻ nghịch ngợm, ưa đánh nhau, phá phách bao giờ cũng có “địa vị”, được những đứa trẻ khác nể sợ, còn bọn tôi toàn bị bắt nạt. Lớn lên thì thấy người xấu làm nhiều việc có lợi cho họ, họ có thể không giàu nhưng hơn người tốt ở chỗ, thay vì nhịn ăn với cái bụng đói, họ có thể ăn cắp gì đó; thay vì cùng cạnh tranh với một người bán loại hàng tương tự ở cùng phố, họ sẽ “dằn mặt”… hoặc như những đứa trẻ tôi nói trên, sau này trở thành những anh chàng có “máu mặt”, nổi bật, được các cô gái chú ý nhiều hơn, nếu họ thích ai và theo đuổi, người bình thường ít khi dám “cạnh tranh”.
Như đã nói, một thời tâm hồn tôi hỗn độn những mâu thuẫn, tốt có, xấu có… Đồng thời với việc tìm tòi một phương pháp luận đúng đắn nhất, tôi đã đặt ra câu hỏi: Tôi nên trở thành loại người gì?
Đây không phải bài giảng đạo đức, không ai bắt tôi phải trở thành người như thế nào, mà tôi sẽ quyết định mình (một đám mây vô hình dạng) phải trở thành Ai?
Người xấu thật có nhiều cái lợi, nhưng bản chất của chúng không thể đem lại lợi ích thực sự… tôi sẽ không kể ra đây mình đã nghĩ những gì, trong bao lâu, nhưng tôi đã chọn mình phải trở thành người tốt. Khi đó tôi rất vui!
6. Tìm hiểu văn hóa phương Đông
Những sách đầu tiên tôi thích đọc bao gồm 2 mảng:
Nghiên cứu lịch sử: các triều đại, danh nhân, quân sự (binh pháp)
Triết học cổ đại: ngũ hành, bát quái, xem tướng, xem chỉ tay, bút tích học…
Những sách đầu tiên tôi thích đọc bao gồm 2 mảng:
Nghiên cứu lịch sử: các triều đại, danh nhân, quân sự (binh pháp)
Triết học cổ đại: ngũ hành, bát quái, xem tướng, xem chỉ tay, bút tích học…
Tôi dành thời gian đọc sách của 2 mảng này như nhau, chắc không ai thắc mắc nếu một đứa trẻ đọc sách về lịch sử, bởi ôn cũ để biết mới, nhưng học về Ngũ hành, Bát quái thì có lẽ hơi lạ. Nhưng không lạ chút nào!
Không phủ nhận tính đúng đắn ở một góc độ nào đó của triết học Trung Hoa cổ đại, nhưng ban đầu tôi tiếp xúc với nó xuất phát từ nhận thức còn non yếu. Vì còn trẻ con và tự phụ, tôi ham muốn được tìm hiểu cái gì đó lớn lao, kì bí và thật thích thú khi có cảm giác ta hơn người khác, ta nắm được cái gì đó bí mật lắm!
Hồi đó tôi học thuộc và hiểu tương đối các thuộc tính của ngũ hành, bát quái, nó được áp dụng rất rộng trong nhiều lĩnh vực mà chúng ta thường thấy nhất là xem tuổi hợp để cưới gả, kinh doanh, cung mệnh, phong thủy.v.v.. Điều thú vị là Binh pháp Tôn Tử cũng có thể áp dụng rộng trong tất cả các mặt của cuộc sống và mỗi một trong 36 kế đều có thể giải thích bằng Ngũ hành, sau nữa là tương đương với một quẻ trong Kinh dịch.
Những sách về bói toán tôi đọc bao gồm bói bài, xem tướng, xem chỉ tay, bút tích học, dự đoán vận mệnh… Tôi học chúng khá tốt và khi áp dụng thì thường đúng.
Đầu năm lớp 12 tôi mượn được cuốn Kinh dịch từ một người quen và chép trong 7 ngày liên tục, vừa đọc vừa chép đến khi hết một cuốn vở mới thì cũng đã thuộc tương đối 64 quẻ, bao gồm tên, tượng và lời giải. Nhưng tôi không có duyên áp dụng nó vào bói cỏ thi. Lợi ích lớn nhất của tôi là đọc được những lời giải của quẻ, nó gắn liền với thế giới quan của con người và đưa ra những lời khuyên bổ ích.
http://forum.gamethuvn.net/showthread.php?t=85231
Sở thích đọc
Sở thích sưu tầm danh ngôn
Làm thế nào để phân biệt đúng, sai?
Bản chất và nghịch luận
Chọn làm người tốt hay xấu?
Tìm hiểu văn hóa phương Đông
Học giao tiếp
Kiến thức “Biết”, xây dựng phương pháp học
Những câu hỏi quan trọng trong cuộc sống
Con người bị giới hạn bởi cái gì?
Ốc đảo ý thức
Hương vị cuộc sống
Xóa bỏ các khái niệm
Chuyện về 4 màu sắc
Tư duy giao tiếp
Tôi đã SAI khi hành động đúng!
Điều gì thật sự ĐÚNG?
Yêu hoa hồng yêu cả gai hoa hồng
Trích truyện về Khổng Tử
Số mệnh và tâm linh
Bản chất của con người
Sự ngụy biện
Tu dưỡng bản thân
....
Không phủ nhận tính đúng đắn ở một góc độ nào đó của triết học Trung Hoa cổ đại, nhưng ban đầu tôi tiếp xúc với nó xuất phát từ nhận thức còn non yếu. Vì còn trẻ con và tự phụ, tôi ham muốn được tìm hiểu cái gì đó lớn lao, kì bí và thật thích thú khi có cảm giác ta hơn người khác, ta nắm được cái gì đó bí mật lắm!
Hồi đó tôi học thuộc và hiểu tương đối các thuộc tính của ngũ hành, bát quái, nó được áp dụng rất rộng trong nhiều lĩnh vực mà chúng ta thường thấy nhất là xem tuổi hợp để cưới gả, kinh doanh, cung mệnh, phong thủy.v.v.. Điều thú vị là Binh pháp Tôn Tử cũng có thể áp dụng rộng trong tất cả các mặt của cuộc sống và mỗi một trong 36 kế đều có thể giải thích bằng Ngũ hành, sau nữa là tương đương với một quẻ trong Kinh dịch.
Những sách về bói toán tôi đọc bao gồm bói bài, xem tướng, xem chỉ tay, bút tích học, dự đoán vận mệnh… Tôi học chúng khá tốt và khi áp dụng thì thường đúng.
Đầu năm lớp 12 tôi mượn được cuốn Kinh dịch từ một người quen và chép trong 7 ngày liên tục, vừa đọc vừa chép đến khi hết một cuốn vở mới thì cũng đã thuộc tương đối 64 quẻ, bao gồm tên, tượng và lời giải. Nhưng tôi không có duyên áp dụng nó vào bói cỏ thi. Lợi ích lớn nhất của tôi là đọc được những lời giải của quẻ, nó gắn liền với thế giới quan của con người và đưa ra những lời khuyên bổ ích.
http://forum.gamethuvn.net/showthread.php?t=85231
Sở thích đọc
Sở thích sưu tầm danh ngôn
Làm thế nào để phân biệt đúng, sai?
Bản chất và nghịch luận
Chọn làm người tốt hay xấu?
Tìm hiểu văn hóa phương Đông
Học giao tiếp
Kiến thức “Biết”, xây dựng phương pháp học
Những câu hỏi quan trọng trong cuộc sống
Con người bị giới hạn bởi cái gì?
Ốc đảo ý thức
Hương vị cuộc sống
Xóa bỏ các khái niệm
Chuyện về 4 màu sắc
Tư duy giao tiếp
Tôi đã SAI khi hành động đúng!
Điều gì thật sự ĐÚNG?
Yêu hoa hồng yêu cả gai hoa hồng
Trích truyện về Khổng Tử
Số mệnh và tâm linh
Bản chất của con người
Sự ngụy biện
Tu dưỡng bản thân
....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét