Doanh nghiệp mất nhiều sau 5 năm gia nhập WTO
Doanh nghiệp chủ yếu phản ánh về thủ tục hành chính còn quá rườm rà, mức thuế không giảm là bao, thậm chí còn bị biến tướng sang các hình thức thuế chống bán phá giá ở nhiều quốc gia, gây cản trở kinh doanh và xuất khẩu.
Kinh tế đi xuống sau 5 năm gia nhập WTOSau 5 năm tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO từ tháng một năm 2007, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, kinh tế đã được hưởng những lợi ích nhất định. Trong đó, xuất khẩu tăng lên tương đối đều và nhanh do thị trường mở rộng; huy động vốn FDI, ODA tăng mạnh, giúp cải thiện nguồn vốn cho doanh nghiệp; đội ngũ lao động, đội ngũ quản lý ngày càng có chất lượng, hệ thống hạ tầng được cải thiện đáng kể.
Theo ông, vào thời điểm ra nhập WTO, các doanh nghiệp nghĩ mọi thứ sẽ thuận lợi hơn sau vài năm, do hy vọng giảm thuế, thủ tục hành chính cải thiện và Việt Nam sẽ được đối xử một cách công bằng hơn.
"Nhưng đối với mặt hàng này, nhìn nhận lại, mỗi năm thấy một khó khăn, chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam và nhiều nước trong WTO luôn thay đổi, hàng loạt các rào cản mang tính hành chính được ban hành, thủ tục hành chính trở lên phức tạp, khiến ngày càng ít cơ hội kinh doanh", ông Cường nhận xét.
Dẫn chứng về việc "mất nhiều hơn được" của công ty sau quá trình gia nhập WTO, theo ông Cường, những năm trước kia công ty xuất khẩu lên tới trên 30 nước tuy nhiên vài năm trở lại đây nhiều thị trường và bạn hàng cũ bây giờ gần như mất hết và còn khó tiếp cận hơn là những bạn hàng mới.
"Đơn cử như thị trường Brazil, bên tôi đã từng xuất rất nhiều, nhưng kể từ đầu năm ngoái họ bắt đầu đánh thuế chống bán phá giá, một dạng biến tướng của thuế nhập khẩu" ông Cường cho biết. "Rất nhiều nước cũng đối xử như vậy với mặt hàng thép của Việt Nam. Các nước Châu Á có thể nhìn nhận thấy rất rõ rệt, kể cả các nước Asean. Câu chuyện thì cũng giống Brazil, nhưng một phần khác thì liên quan tới chính sách kiềm chế nhập khẩu của họ thông qua thủ tục hành chính, giấy phép...".
Còn thị trường trong nước, theo Chủ tịch Thành Nam, cũng chẳng khá hơn. Do một số ít nhà máy tại Việt Nam vẫn chỉ là sản xuất mang tính gia công và còn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài, mà Việt Nam lại tăng thuế ở mặt hàng này, khiến giá thành tăng lên, giá bán cao lên, làm công ty mất cơ hội cạnh tranh bằng giá rẻ.
"Với những công ty như chúng tôi, sau mấy năm gia nhập WTO thấy cũng chẳng có tác động gì. Thậm chí công việc kinh doanh còn khó khăn hơn", ông Cường nói.
Theo ông Lê Sơn Tùng, Phó giám đốc Công ty TNHH Gò Đàng, sau 5 năm gia nhập WTO, xuất khẩu của công ty thấp hơn nhiều so với cùng kỳ trước đó và doanh nghiệp thủy sản luôn chịu nhiều thiệt thòi.
"Các nước như Nhật, Mỹ, Châu Âu chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nên khi thủy sản xuất khẩu qua các nước đó vẫn áp thuế chống bán phá giá. Trong đó thị trường chính là Mỹ áp giá rất cao khiến cho lợi nhuận kiếm được không đáng kể có khi hòa vốn, thậm chí lỗ", ông Tùng nói.
Khó khăn đè nặng doanh nghiệp sau 5 năm gia nhập WTO. Ảnh: Hoàng Hà
Đánh giá việc gia nhập WTO cũng tạo ra khá nhiều thuận lợi, nhưng ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần May Sài Gòn 3 cho rằng, vẫn gặp nhiều khó khăn liên quan tới thuế và hàng giả hàng nhái.
“Mặc dù khá thuận lợi trong xuất khẩu nhưng ở thị trường nội địa doanh nghiệp cạnh tranh khá khốc liệt, bởi lẽ, còn ràng buộc thuế nhập khẩu. Trong khi đó hàng lậu, nhái tràn ngập thị trường”, ông Hồng nói.
Theo ông Văn Đức Mười, Chủ tịch Hiệp hội lương thực TP HCM, Tổng giám đốc Công ty Vissan, hiện công ty về ngắn hạn chưa gặp khó khăn gì nhiều, còn về dài hạn sức cạnh tranh có thể cạn kiệt nếu sức mua của thị trường ngày càng yếu.
“Cái khó nhất của doanh nghiệp hiện nay là lãi suất tiền vay cao, thậm chí, cao nhất so với khu vực Đông Nam Á nên doanh nghiệp làm ra chỉ đủ bù lãi suất khiến sức cạnh tranh cạn kiệt. Thêm vào đó, chính sách của Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, cho nên dù doanh nghiệp chuyển mình, tung hết sức cả kiến thức lẫn trình độ kỹ thuật vào sản xuất nhưng lợi nhuận vẫn thấp", ông Mười chia sẻ.
Theo đánh giá của TS Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, sau 5 năm gia nhập WTO, "cái được cũng là cơ bản, còn cái mất thì rất lớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp".
"Thủ tục hành chính và thuế thì có giảm đi, nhưng mà không được như kỳ vọng. Vẫn còn gây rất nhiều khó khăn và phiền hà cho doanh nghiệp", ông Kiêm nói. "Ngoài ra, Việt Nam tận thu nhiều quá, nhiều khi đến 25, 26% lãi của doanh nghiệp, khiến không còn vốn để tái đầu tư. Trong khi các nước họ chỉ thu từ 16 đến 18%".
Cũng theo TS Cao Sỹ Kiêm, để có thể vực dậy doanh nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung, phải giải quyết ngay 2 điểm. Thứ nhất, trong ngắn hạn, hàng tồn kho, nợ xấu, bất động sản phải giải quyết sớm.
"Về dài hạn, phải thay đổi cơ cấu kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng, sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, tài chính để phân bổ lại nguồn vốn; nâng cao chất lượng hạ tầng, nguồn lực; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 3", ông Kiêm đề xuất.
Hàn Phi - Thi Hà
Xuất khẩu gặp khó vì nhiều quốc gia dùng thuế
chống bán phá giá làm rào cản. Ảnh: Nhật Minh
Nhưng về phía các doanh nghiệp, ngoài những mặt tích cực, gia nhập WTO cũng gây ra nhiều sức ép và thêm những khó khăn. Kinh doanh trong ngành thép, với mặt hàng sản xuất và xuất khẩu chính là thép Inox, ông Nguyễn Hùng Cường Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Nam tỏ ra khá "thất vọng" vì những kết quả đạt được sau 5 năm gia nhập WTO.Theo ông, vào thời điểm ra nhập WTO, các doanh nghiệp nghĩ mọi thứ sẽ thuận lợi hơn sau vài năm, do hy vọng giảm thuế, thủ tục hành chính cải thiện và Việt Nam sẽ được đối xử một cách công bằng hơn.
"Nhưng đối với mặt hàng này, nhìn nhận lại, mỗi năm thấy một khó khăn, chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam và nhiều nước trong WTO luôn thay đổi, hàng loạt các rào cản mang tính hành chính được ban hành, thủ tục hành chính trở lên phức tạp, khiến ngày càng ít cơ hội kinh doanh", ông Cường nhận xét.
Dẫn chứng về việc "mất nhiều hơn được" của công ty sau quá trình gia nhập WTO, theo ông Cường, những năm trước kia công ty xuất khẩu lên tới trên 30 nước tuy nhiên vài năm trở lại đây nhiều thị trường và bạn hàng cũ bây giờ gần như mất hết và còn khó tiếp cận hơn là những bạn hàng mới.
"Đơn cử như thị trường Brazil, bên tôi đã từng xuất rất nhiều, nhưng kể từ đầu năm ngoái họ bắt đầu đánh thuế chống bán phá giá, một dạng biến tướng của thuế nhập khẩu" ông Cường cho biết. "Rất nhiều nước cũng đối xử như vậy với mặt hàng thép của Việt Nam. Các nước Châu Á có thể nhìn nhận thấy rất rõ rệt, kể cả các nước Asean. Câu chuyện thì cũng giống Brazil, nhưng một phần khác thì liên quan tới chính sách kiềm chế nhập khẩu của họ thông qua thủ tục hành chính, giấy phép...".
Còn thị trường trong nước, theo Chủ tịch Thành Nam, cũng chẳng khá hơn. Do một số ít nhà máy tại Việt Nam vẫn chỉ là sản xuất mang tính gia công và còn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài, mà Việt Nam lại tăng thuế ở mặt hàng này, khiến giá thành tăng lên, giá bán cao lên, làm công ty mất cơ hội cạnh tranh bằng giá rẻ.
"Với những công ty như chúng tôi, sau mấy năm gia nhập WTO thấy cũng chẳng có tác động gì. Thậm chí công việc kinh doanh còn khó khăn hơn", ông Cường nói.
Theo ông Lê Sơn Tùng, Phó giám đốc Công ty TNHH Gò Đàng, sau 5 năm gia nhập WTO, xuất khẩu của công ty thấp hơn nhiều so với cùng kỳ trước đó và doanh nghiệp thủy sản luôn chịu nhiều thiệt thòi.
"Các nước như Nhật, Mỹ, Châu Âu chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nên khi thủy sản xuất khẩu qua các nước đó vẫn áp thuế chống bán phá giá. Trong đó thị trường chính là Mỹ áp giá rất cao khiến cho lợi nhuận kiếm được không đáng kể có khi hòa vốn, thậm chí lỗ", ông Tùng nói.
Khó khăn đè nặng doanh nghiệp sau 5 năm gia nhập WTO. Ảnh: Hoàng Hà
Đánh giá việc gia nhập WTO cũng tạo ra khá nhiều thuận lợi, nhưng ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần May Sài Gòn 3 cho rằng, vẫn gặp nhiều khó khăn liên quan tới thuế và hàng giả hàng nhái.
“Mặc dù khá thuận lợi trong xuất khẩu nhưng ở thị trường nội địa doanh nghiệp cạnh tranh khá khốc liệt, bởi lẽ, còn ràng buộc thuế nhập khẩu. Trong khi đó hàng lậu, nhái tràn ngập thị trường”, ông Hồng nói.
Theo ông Văn Đức Mười, Chủ tịch Hiệp hội lương thực TP HCM, Tổng giám đốc Công ty Vissan, hiện công ty về ngắn hạn chưa gặp khó khăn gì nhiều, còn về dài hạn sức cạnh tranh có thể cạn kiệt nếu sức mua của thị trường ngày càng yếu.
“Cái khó nhất của doanh nghiệp hiện nay là lãi suất tiền vay cao, thậm chí, cao nhất so với khu vực Đông Nam Á nên doanh nghiệp làm ra chỉ đủ bù lãi suất khiến sức cạnh tranh cạn kiệt. Thêm vào đó, chính sách của Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, cho nên dù doanh nghiệp chuyển mình, tung hết sức cả kiến thức lẫn trình độ kỹ thuật vào sản xuất nhưng lợi nhuận vẫn thấp", ông Mười chia sẻ.
Theo đánh giá của TS Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, sau 5 năm gia nhập WTO, "cái được cũng là cơ bản, còn cái mất thì rất lớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp".
"Thủ tục hành chính và thuế thì có giảm đi, nhưng mà không được như kỳ vọng. Vẫn còn gây rất nhiều khó khăn và phiền hà cho doanh nghiệp", ông Kiêm nói. "Ngoài ra, Việt Nam tận thu nhiều quá, nhiều khi đến 25, 26% lãi của doanh nghiệp, khiến không còn vốn để tái đầu tư. Trong khi các nước họ chỉ thu từ 16 đến 18%".
Cũng theo TS Cao Sỹ Kiêm, để có thể vực dậy doanh nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung, phải giải quyết ngay 2 điểm. Thứ nhất, trong ngắn hạn, hàng tồn kho, nợ xấu, bất động sản phải giải quyết sớm.
"Về dài hạn, phải thay đổi cơ cấu kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng, sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, tài chính để phân bổ lại nguồn vốn; nâng cao chất lượng hạ tầng, nguồn lực; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 3", ông Kiêm đề xuất.
Hàn Phi - Thi Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét