Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

"Đông Nam Á cần suy nghĩ lại về chiến lược phát triển của mình"

Đông Nam Á cần suy nghĩ lại về chiến lược phát triển

Đông Nam Á vẫn đang trên đà xây dựng cơ sở hạ tầng, chuẩn bị nội lực cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong tương lai. Điều đó đồng nghĩa với việc các quốc gia ASEAN luôn "khát" các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không còn là "miếng bánh ngon" mà các nhà đầu tư muốn có nữa.
Indonesia đang tìm kiếm từ các nhà đầu tư châu Âu khoảng tiền 9 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng nước, đường bộ, hàng không và cảng biển. Đây cũng là phép thử về khả năng của quốc gia Đông Nam Á này trong việc nắm bắt những điều kiện tài chính chín muồi để nâng cấp cơ sở hạ tầng đã cũ kỹ.
Công ten nơ hàng xếp dài chờ tại cảng Tanjung Priok ở Jakarta ngày 14/12/2012.
Tính thanh khoản cao và sự háo hức của các nhà đầu tư toàn cầu dễ dàng khai thác một trong số ít những khu vực của thế giới đang phát triển một cách nhanh chóng, tạo ra một sự"ngọt ngào" khi nhận 600 tỷ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng mà Ngân hàng Phát triển châu Á ADB xác định trong thập kỷ tới. 


Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters cho biết, các chuyên gia về cơ sở hạ tầng nói rằng các dự án không mang lại được lợi nhuận hấp dẫn, cộng vào đó là bộ máy quan liêu "ngột ngạt" và những quy định không chắc chắn đang đe dọa làm suy yếu các kế hoạch đầy tham vọng của Indonesia, Thái Lan và Philippines. "Tiền đang nổi xung quanh đó rất nhiều, nhưng nó đang tìm cách quay trở lại", ông Bert Hofman, kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nhận định.

Sau nhiều năm "ki cóp", các chính phủ trong khu vực 600 triệu dân đã bắt đầu tăng mạnh ngân sách cơ sở hạ tầng của họ nhằm cải thiện mạng lưới giao thông và năng lượng.

Indonesia, một nền kinh tế lớn trong ASEAN, ước tính một mình cần 150 tỷ USD cho các cơ sở hạ tầng mới, nhưng chỉ sẵn sàng để chi 15% số đó và phần lớn cho đến nay đều dựa vào các quan hệ đối tác đầu tư công (PPP). Jakarta hy vọng sẽ thay đổi sau khi thực hiện một chuyến trình diễn sang châu Âu trong năm nay để chào mời thị trường gồm 16 dự án từ xử lý nước cho đến xây dựng cảng.

Phát biểu trên tờ Reuters, người phụ trách Ban điều phối đầu tư Indonesia, ông Chatib Basri nói rằng: "Chúng tôi lắng nghe thị trường". Ông trả lời phỏng vấn tại Jakarta sau một chuyến đi đến Paris để gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng. Basri cho biết ông đã nhìn thấy nhu cầu đến từ Pháp và Đức. Các dự án được chào mời của Indonesia bao gồm một nhà máy xử lý chất thải, một sân bay ở Java, cảng biển. Indonesia là một quốc đảo với 17.000 hòn đảo lớn bé, nơi mà một mạng lưới giao thông không đầy đủ sẽ khiến cho chi phí an sinh cao.

ASEAN - Thị trường giá rẻ, tăng trưởng mạnh mẽ

Sau khi giữ cố định các khoản tài chính công của mình sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các chính phủ của ASEAN có thể đi vay với giá rẻ hơn bao giờ hết, trong khi các tập đoàn địa phương và các ngân hàng lại rất giàu tiền mặt - ảnh hưởng từ sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Điều kiện sống nâng cao đòi hỏi các quốc gia phải thay đổi điều kiện giao thông "ác mộng" trong các "siêu thành phố" như Jakarta và Manila. Cùng với đó, nhu cầu hàng không cũng chứng kiến sự tăng trưởng đầy kịch tính.

Trong tháng Ba, nội các Thái Lan đã phê chuẩn một kế hoạch vay 68 tỷ USD để xây dựng đường sắt, giao thông và nhà máy nước vào năm 2020. Indonesia và Philippines, các quần đảo ở xa với dân số khoảng 340 triệu, đã thông qua luật cải thiện hợp tác với khu vực tư nhân để giải quyết những tắc nghẽn về vốn của họ.

Khả năng thu hút quỹ

Tuy nhiên, việc thu hút các nguồn vốn tư nhân vẫn còn khó khăn. Theo dữ liệu từ Reuters, các dự án cho vay trong khu vực đã giảm 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức giảm 13,5 tỷ USD.

Philippines, nước gần đây thường đưa ra các kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng một cách rải rác, không thành công hoặc bị trì hoãn, đã chuẩn bị ít nhất 16 nguồn vốn PPP trị giá lên đến 4 tỷ USD. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có 2 dự án được đấu giá. Một số công ty nước ngoài phải đối mặt với những hạn chế chặt chẽ trong đầu tư, họ cho rằng các dự án thiếu sự bảo lãnh của chính phủ về giá cả.

Tại Indonesia, chỉ có 2 dự án PPP được giải ngân kể từ năm 2006 là dự án xây dựng nhà máy điện than đốt 2.000 MW ở Java và đường cao tốc ở Bali. Tuy nhiên, sau đó, các dự án điện đã bị trì hoãn bởi các vấn đề thu hồi đất.

Các nhà đầu tư đã tỏ ra không cảm thấy thân thiện với pháp luật về đất đai, điều hành dự án giữa chính quyền quốc gia với chính quyền địa phương đôi khi mâu thuẫn. Trong khi đó, đôi khi các báo cáo của các quốc gia này thường không phản ánh những rủi ro như vậy. Ông Johan Bastin, Giám đốc điều hành của CapAsia, một công ty hạ tầng có vốn chủ sở hữu là tư nhân của Singapore nhận định: "Theo quan điểm của tôi, năng lực thể chế ở cấp hành chính địa phương kém phát triển, chế độ quản lý phần lớn chưa được kiểm tra và hệ thống tư pháp có phần tùy ý. Và những vấn đề này hiện vẫn đang được xử lý trong một khoảng thời gian dài".

Ông cũng cho biết lợi nhuận hàng năm của các dự án thường trong khoảng 3 - 5 %, thấp dưới mức độ "chấp nhận được" là 15-20%.

Các chính phủ đóng vai trò rất lớn 
Kế hoạch cải thiện hệ thống giao thông công cộng cho 10 triệu người Jakarta thoát khỏi ùn tắc giao thông một cách nhanh chóng đã bị trì hoãn. Đây là một kế hoạch thuần túy được đưa ra từ khu vực tư nhân và đã bị bỏ hoang từ lâu. Hiện nó vẫn là nguyên nhân cho sự tranh cãi trong nhiều năm giữa Jakarta và chính phủ quốc gia về việc làm thế nào để trả lại khoản vay trị giá 1,6 tỷ USD từ Nhật Bản cho dự án này.

Trong khi việc chi tiêu cho các cơ sở hạ tầng công cộng đang gia tăng trong khu vực thì các quốc gia vẫn bỏ ra ít hơn nhiều so với số lượng tiền mà họ thực sự cần đầu tư. Indonesia chỉ dành khoảng 3 - 3,5% GDP vào cơ sở hạ tầng và có kế hoạch tăng ngân sách cho lĩnh vực này khoảng 11% trong năm nay. Philippines lại đặt mục tiêu tăng gấp đôi chi tiêu cơ sở hạ tầng hiện tại ở mức 2,6% GDP.

Một số chính phủ bị cản trở khả năng mở rộng chi tiêu cơ sở hạ tầng do các chi tiêu về trợ cấp quá nặng nề. Indonesia đã chi khoảng 22 tỷ USD trong năm ngoái để trở cấp nhiên liệu, và triển vọng cải thiện chi tiêu sẽ không sáng sủa hơn trước khi cuộc bầu cử tổng thống mới diễn ra vào năm 2014.

"Đông Nam Á hoàn toàn phải suy nghĩ lại về chiến lược của mình về cơ sở hạ tầng", ông Frederic Neumann, người đứng đầu nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á tại ngân hàng HSBC nhận định, "Tôi không dám chắc là điều này có thể thực sự xảy ra trên một quy mô rộng lớn hơn được".
Minh Anh
http://infonet.vn/The-gioi/Dong-Nam-A-can-suy-nghi-lai-ve-chien-luoc-phat-trien-cua-minh/71214.info

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét