Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

ADB dự báo tăng trưởng GDP của VN sẽ đạt 5,6% vào năm 2014

ADB dự báo tăng trưởng GDP của VN sẽ đạt 5,6% vào năm 2014
(LĐO) - Thứ ba 09/04/2013 16:39Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á 2013 vừa công bố hôm 9.4 dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 5,2% trong năm 2013 và 5,6% trong năm 2014, nếu đạt được tiến bộ trong việc củng cố lĩnh vực ngân hàng và sự phục hồi của các nền kinh tế công nghiệp lớn.
Lạm phát trung bình năm dự kiến sẽ vào khoảng 7,5% tại thời điểm cuối năm 2013, thấp hơn so với dự báo trước đây do cầu nội địa thấp hơn dự báo. Lạm phát sẽ ở mức trung bình 7,5% trong năm nay trước khi tăng lên 8,2% trong năm 2014. Mức dự báo này được đưa ra với giả định rằng các điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản xuất lương thực, tỷ giá tiền đồng tương đối ổn định và các kích thích chính sách được kiểm soát. 
Mức dự báo này được đưa ra với giả định rằng các điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản xuất lương thực, tỉ giá tiền đồng tương đối ổn định và các kích thích chính sách được kiểm soát. Thặng dư thương mại dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 12,5 tỉ USD trong năm 2013 và thặng dư cán cân tài khoản vãng lai tiếp tục tăng trong năm nay, trước khi giảm nhẹ trong năm 2014 do nhập khẩu tăng tốc song song với tăng trưởng GDP.
Theo báo cáo của ADB, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp buộc các cơ quan chức năng VN áp dụng nới lỏng chính sách tiền tệ, song tăng trưởng tín dụng vẫn bị hạn chế bởi sự không chắc chắn trong về tình hình tài chính của hệ thống ngân hàng. Sự phục hồi kinh tế vốn phụ thuộc vào việc đẩy mạnh các chương trình cải cách hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước. 
Vì vậy, ADB cho rằng chính phủ VN cần có cách tiếp cận có tính chiến lược và có chọn lọc hơn theo hướng cải cách cơ cấu, đặc biệt là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, vì chính phủ không thể làm tất cả mọi việc cùng một lúc. Những thành công và tiến bộ ban đầu có thể động lực cho việc cải cách hơn nữa. Ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cho biết: “Chính phủ VN cần có một cách tiếp cận có tính chiến lược và có lựa chọn đối với việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước vì không thể thực hiện tất cả cùng một lúc. Một số thành công và tiến bộ bước đầu có thể tạo động lực cho việc cải cách hơn nữa”. 

Mặc dù có những quan ngại như vậy, Việt Nam vẫn được tiếp tục đánh giá là một điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài nhờ có quy mô dân số trong độ tuổi lao động dồi dào đang trên đà gia tăng và chi phí lao động thấp. Điều này được minh chứng bởi xu thế tăng lên của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 10 năm qua. Tuy nhiên, khi mốc hội nhập ASEAN vào năm 2015 đang đến gần, Việt Nam đang phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng để giành nguồn vốn FDI trong khu vực Đông Nam Á. Khả năng duy trì cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại 7% -8% của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện thành công các cải cách cơ cấu và cải thiện môi trường kinh doanh một cách toàn diện hơn.

Do đó, ông Kimura lưu ý: "Trong bối cảnh hội nhập ASEAN vào năm 2015 đang đến gần, Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh về FDI ngày càng tăng ở khu vực Đông Nam Á. Do đó, việc duy trì nguồn vốn FDI và đảm bảo năng lực cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện thành công các cải cách cơ cấu và cải thiện môi trường kinh doanh một cách toàn diện hơn”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét