Thứ Năm, 19 tháng 10, 2023

Phú Quốc "ế": Nguyên nhân và cách giải cứu ?

Phú Quốc "ế": Nguyên nhân và cách giải cứu ?
Trong năm nay 2023, khách du lịch đến Phú Quốc giảm sâu 48% so với cùng kỳ năm ngoái. 
Nhiều khách sạn, nhà hàng ở Phú Quốc nợ lương nhân viên, nợ BHXH. Công ty xây dựng thuê công nhân nhiều nơi về, bất động sản đang khó khăn không bán được nên chủ đầu tư nợ tiền, công ty xây dựng nợ lương công nhân, quỵt tiền VLXD. Một số công nhân không có tiền thuê nhà, cũng không đủ tiền ăn nên tr.ộm cắ.p, m.ất an ninh trật tự.
Sau hơn một thập niên kinh tế bong bóng, Phú Quốc đã bắt đầu gánh chịu hậu quả. Các con số trong dịp lễ 2 Tháng 9 vừa rồi:
- 62,000 lượt khách, giảm 26% so với năm trước.
- 19,000 khách lưu trú, giảm 38% so với năm trước.
- Công suất phòng chỉ 27%.

Điều này cho thấy Phú Quốc đang thua xa các địa điểm du lịch khác như Đà Nẵng và Nha Trang với công suất phòng 70%.

Nhưng nguyên nhân là gì? Bạn không cần phải là chuyên gia để thấy vấn đề vì nó chỉ có một: đầu cơ bất động sản.

Bắt đầu từ những năm 2014, giới đầu cơ coi Phú Quốc là nơi có tiềm năng tăng trưởng cao. Với hơn 80% người mua đến từ Hà Nội, cơn sốt kéo dài cho đến bây giờ.

Điều này tác động thế nào?

- Nó đẩy giá đất, nhà cửa, và dịch vụ lên cao trong khi chất lượng không tương xứng.
- Nó khuyến khích tư duy chụp giật trong xây dựng. Những du nghỉ mát và du lịch giả tạo mọc lên nhưng đã vô tình lấy đi cái nét tự nhiên.

Điều này dẫn đến một nghịch lý. Giá tour đi Phú Quốc lại cao hơn Thái Lan và các nước khác. Theo Vietravel:
- Tour 4 ngày 3 đêm đi Phú Quốc từ Sài Gòn có giá 10.9 triệu.
- Tour TPHCM đi Thái 5 ngày 4 đêm chỉ có giá 6.9 triệu.

Nếu phải chọn nơi để du lịch, bạn sẽ không có lý do gì để đến Phú Quốc trong khi có quá nhiều lựa chọn rẻ hơn như Thái Lan hoặc Quy Nhơn.
Không lượng du khách nào có thể giải cứu được Phú Quốc vì họ không phải là vấn đề.

Thời điểm này đưa ra lý do biện hộ càng nhiều càng mất khách vì tất cả cái chưa tốt sẽ phơi bày ra hết, xưa giờ không ai nói nhưng nói ra vào thời điểm này thì dậu đổ bìm leo. Kinh tế đang khó khăn, tâm lý du khách cho rằng bây giờ 
Phú Quốc không còn là điểm đến tò mò nên cũng không ưu tiên chọn Phú Quốc nữa.

Phú Quốc xưa kia phong cảnh thiên nhiên đẹp, nhưng nhìn lại đã mất quá nhiều. Để Phú Quốc phát triển du lịch như mong muốn, cần phải từng bước không thể đòi hỏi đi nhanh được. Phú Quốc chưa đủ mạnh nhưng phải gồng gánh quá nhiều thứ, giá cả bị đẩy lên quá nhanh. 

Phú Quốc càng hot thì càng bị soi và bị đem ra so sánh trong khi nội tại chưa đủ tầm: hạ tầng cơ bản còn thiếu và yếu. Cái đầu tiên và quan trọng cần phải chuẩn hoá đó là nguồn nhân lực: lãnh đạo, vận hành… Tất cả đếu kém thì làm sao phát triển?

Nhân lực tại chỗ không nhiều, trình độ chưa cao: Các bạn trẻ có năng lực sau khi rời ghế nhà trường được bao nhiêu người giỏi chịu về để đóng góp và phát triển hòn đảo này? Đã có nhiều cơ chế thu hút nhân tài để có thể lôi kéo họ về đóng góp trong bộ máy công quyền?

Khi 
Phú Quốc được định hướng phát triển, một số người địa phương phất lên nhờ bán đất. Có nhiều tiền, không phải quá bận tâm về kinh tế, càng không cống hiến gì nhiều cho hòn đảo này cả. Con cái cũng nhiều người học không đến nơi đến chốn, có tâm lý ỷ lại.

Phú Quốc phát triển nhanh, để có đủ nhân lực phục vụ các ngành dịch vụ thì nhân lực từ nhiều nơi đổ về. Họ đến miền đất hứa Phú Quốc và hy vọng có thể gắn bó trọn đời, yên tâm sống tại đây. Nhưng lương thấp, chi phí sinh hoạt ngày càng cao, một số đã phải rời đảo vì lương không đủ sống. 

Người Phú Quốc lại rất ít đi làm phục vụ. Có chuyện xảy ra thì đổ thừa tại dân nhập cư đến phá đảo nhưng nếu không có họ thì ai làm? Sẽ không còn nhiều nhân lực đủ chất lượng chịu đến Phú Quốc làm việc, để Phú Quốc tự phát triển được như chục năm trở về trước.

Phú Quốc chưa có môi trường tốt để người giỏi cống hiến, họ ra đây cũng chỉ với tâm lý tạm bợ, không có chỗ đứng, với mức lương cơ bản thì cả đời không thể ước mơ mua được căn nhà, an sinh xã hội cũng không, điều kiện nâng cao kiến thức tiếp thu cái mới hạn chế, y tế cũng còn nghèo nàn…

Phú Quốc thực sự đẹp, Kiên Giang không cần làm hình ảnh, nhiều khách cũng tự nhiên đến. Khi khách tăng thì dịch vụ mọc lên như nấm. Nhà hàng, khách sạn mọc lên từ những người tay ngang kinh doanh bất động sản, không chuyên làm dịch vụ. Khách tự đến, không tốn nhiều tiền marketing. Không chăm chút dịch vụ, kiếm tiền lớn quen nên mở ra chỉ để tạo quan hệ chứ cũng không phải để tận tâm phục vụ khách hàng. Dân kinh doanh bất động sản đa số có tâm lý kiếm tiền rồi chuồn chứ cũng ít ai ở lại mà cống hiến hay vì sự phát triển lâu dài của đảo.

Nhiều khách sạn, nhà hàng ở Phú Quốc nợ lương nhân viên, nợ BHXH. Công ty xây dựng thuê công nhân nhiều nơi về, bất động sản đang khó khăn không bán được nên chủ đầu tư nợ tiền, công ty xây dựng nợ lương công nhân, quỵt tiền VLXD. Một số công nhân không có tiền thuê nhà, cũng không đủ tiền ăn nên tr.ộm cắ.p, m.ất an ninh trật tự.

Phú Quốc phát triển nóng: tệ nạn đổ về. Lợi ích nhóm dẫn đến sai phạm, lách luật. Dịch vụ công còn rườm rà, vướng mắc. Thủ tục pháp lý còn chậm, sai phạm, tranh chấp đất đai xảy ra chưa xử lý dứt điểm làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội như vụ sai phạm của 79 căn biệt thự mà không được phát hiện kịp thời và đến nay chưa được xử lý dứt điểm, do đâu mà ra?

Dự án được ký duyệt nhiều nhưng treo nhiều năm, không thu hồi được trong khi chủ đầu tư không có năng lực, kéo dài ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người dân.

Thông tin về du lịch tìm trên mạng mỗi nơi mỗi kiểu, công ty du lịch ma lừa đảo tour, xe dù, chi hoa hồng, giá dịch vụ liên tục tăng.

Nước mắm truyền thống thì khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, chưa truyền thông sản phẩm nhiều để thúc đẩy giá trị làng nghề. Di sản quốc gia mà chưa có nơi trưng bày chung, nơi tìm hiểu lịch sử làng nghề nước mắm.

Chính phủ chưa có sự đồng hành tích cực cùng DN để cùng đẩy du lịch 
Phú Quốc đi lên mà đa phần để Doanh Nghiệp và Phú Quốc tự bơi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét