Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

VN - Mất sông mất biển nghĩa là mất nước hoàn toàn

Chiến lược Đông Dương và chiến lược Biển Đông là kế hoạch tầm nhìn 50 năm của Mỹ. Mỹ cần một Đông Dương có sức mạnh cao nhất có thể, 3 nước trong khu vực có hoà bình và đoàn kết đủ sức thúc đẩy một mũi nhọn kềm chế Trung Quốc. Việt Nam cần tận dụng và hỗ trợ Mỹ thực thi kế hoạch này vì lợi ích của chính Việt Nam. Nếu sau lưng Việt Nam có một Đông Dương vững chắc, không lo an ninh sông ngòi, nguồn nước... thì Việt Nam mới có thể đủ sức giữ vững Biển Đông. Còn ngược lại là mất hết. Mất nước sông và mất nước biển nghĩa là mất nước hoàn toàn. Mỹ biết điều đó và phe đồng minh do Mỹ dẫn dắt đã bắt đầu có những tín hiệu mạnh lên thể hiện việc muốn truất phế chính quyền Hunsen gần đây.
Mất Nước
MẤT NƯỚC ? Chuyện Hà Nội bị mất nước làm dân sinh khốn khổ cho thấy năng lực ứng phó khủng hoảng của chính quyền là chậm. Nhưng thôi đó là chuyện một địa phương, những ai mất nước thì tự họ đấu tranh. Họ không tranh đấu thì cứ đi xách nước tiếp tục.

Tôi muốn nhìn ở bình diện quốc gia thì vấn đề an ninh nguồn nước trong tương lai của Việt Nam là đáng lo ngại. Nhất là khi ta cần kiên quyết vừa phải giữ Biển Đông vừa không để quá căng thẳng với Trung Quốc. Trong bối cảnh Trung Quốc đang có thể ảnh hưởng mạnh vào hai sông chính yếu nhất của ta là Sông Hồng và sông Mekong thì việc Trung Quốc tác động để dùng nước sông tạo ra khủng hoảng bên trong, từ đó duy trì lợi thế ở biển Đông là hoàn toàn có thể xảy ra.

Việt Nam đang phải đối mặt với hai vấn đề nguy hiểm đến an ninh quốc gia là vấn đề Biển Đông và vấn đề sông ngòi. Biển Đông thì ai cũng biết là đang căng thẳng trong 10 năm. Sau đó là vấn đề nước sông, đặc biệt là sông Mekong, sẽ là vấn đề của 20 năm nữa. Như vậy trong chu kỳ 20 năm tới, Việt Nam phải ứng phó 2 khủng hoảng quá sức mình.

Khủng hoảng biển Đông có thể giải quyết nếu bám sát vào chiến lược Indo-Pacific của Mỹ. Khủng hoảng sông Mekong cũng lại sẽ phải gắn vào chiến lược đó. Việt Nam chỉ có thể vượt qua khủng hoảng sông Mekong nếu có sự ủng hộ của Mỹ nhằm duy trì tư thế “Anh 2 Đông Dương”. Nếu Việt Nam đủ mạnh để tác động chính trị vào Lào và Campuchia thì mới có đủ tư thế để đàm phán về sông Mekong với Trung Quốc.

Điều này e rằng rất khó nếu Việt Nam không có sự cải cách và thay đổi mạnh mẽ trong ngắn và trung hạn tới đây.

Trong chiến lược Đông Dương để phục vụ cho sách lược Indo-Pacific của Mỹ, ta thấy Mỹ, Thái Lan và Việt Nam đang rất lo ngại về Campuchia, nhất là khi nước này cho quân đội Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân Ream. Vấn đề của Mỹ, Việt, Thái Lan cần giải quyết là xu hướng quá gần Trung Quốc của Campuchia hiện nay. Một khi chính trị và quân sự Trung Quốc ảnh hưởng và hiện diện mạnh ở Campuchia, Lào thì một lúc nào đó Trung Quốc sẽ dùng Mekong để ép Việt Nam phải bỏ biển Đông.

Chiến lược Đông Dương và chiến lược Biển Đông là kế hoạch tầm nhìn 50 năm của Mỹ. Mỹ cần một Đông Dương có sức mạnh cao nhất có thể, 3 nước trong khu vực có hoà bình và đoàn kết đủ sức thúc đẩy một mũi nhọn kềm chế Trung Quốc. Việt Nam cần tận dụng và hỗ trợ Mỹ thực thi kế hoạch này vì lợi ích của chính Việt Nam.

Nếu sau lưng Việt Nam có một Đông Dương vững chắc, không lo an ninh sông ngòi, nguồn nước.. thì Việt Nam mới có thể đủ sức giữ vững Biển Đông. Còn ngược lại là mất hết. Mất nước sông và mất nước biển nghĩa là mất nước hoàn toàn.

Mỹ biết điều đó và phe đồng minh do Mỹ dẫn dắt đã bắt đầu có những tín hiệu mạnh lên thể hiện việc muốn truất phế chính quyền Hunsen gần đây.

Không phải tự nhiên mà những trang báo lớn của tư bản (như Reuters) gần đây đưa ra những thông tin về các quan chức trong chính quyền Campuchia, thân cận với Hunsen, có nhiều quốc tịch và tham nhũng xa hoa. Tình báo phương Tây đã bắt đầu cho rò rĩ ra các tin tức liên quan.

Ví dụ như Cảnh sát trưởng Campuchia,là cháu rể của Hun Sen, vợ chồng ông này cùng con cái có các bất động sản tại Anh và có quốc tịch Síp. Bộ trưởng tài chính Campuchia, cố vấn tài chính lâu năm của Hun Sen, cũng có quốc tịch Síp. Mặc dù Hunsen từng cáo bạch với người dân Campuchia rằng ông phát biểu là ko có nhà ở nước ngoài, ko có quốc tịch thứ 2 và sẽ ăn cỏ cùng người dân Campuchia, nhưng e rằng bàn cờ Đông Dương chưa đến lượt ông Hunsen giữ quyền tự quyết.

Lá bài Sam Rainsy trước đây do Trung Quốc dựng lên thì Anh đang tận dụng bằng cách giữ cho ông này tư thế ngọn cờ chính trị đang tị nạn. Không phải tự nhiên khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ sẽ ghé Thái Lan rồi qua Việt Nam tới đây. Mỹ muốn làm gì ở Campuchia thì Mỹ cần Thái Lan hành động bên ngoài, đồng thời Lào và Việt Nam cần giữ tư thế “trung lập” của mình.

Tôi trao đổi với một người bạn am hiểu nhiều về Campuchia, anh bạn này nói rằng vấn đề Mỹ muốn Việt Nam yên tâm theo Mỹ thì Mỹ cần làm gì đó để thay đổi chính sách của Campuchia. Nói rõ hơn là thay Hunsen. Nhưng vấn đề Việt Nam cần đặt ra là một khi Mỹ bắt tay làm điều đó thì ai sẽ thay thế Hunsen ? Dù cho tư bản có ủng hộ được Sam Rainsy về lại Campuchia thì ông này cũng chỉ có giá trị như lá bài để gây ngòi nổ, không phải lá bài dùng để ổn định sau khi khủng hoảng xảy ra. Việt Nam cần nhìn rõ và đầu tư chính trị vào lá bài còn đang tiềm ẩn kia.

Sau HNTW 11 mới đây, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói cần thay đổi toàn diện vì vận mệnh đất nước là hoàn toàn đúng và khẩn cấp. Nếu không thì sau 20 năm nữa, không chỉ người dân Hà Nội vẫn còn xách nước mà người dân Việt cũng xách bị gậy lưu vong.

Đoàn đảng CSVN tới đây công du Mỹ, Canada và ghé dự Apec ở Chile cần giải quyết bài toán “theo Mỹ và cải cách toàn diện về đường lối.”

10 năm tới Việt Nam cần cải cách mạnh để giữ Biển Đông và 20 năm tới cần giữ Mekong và những giọt nước sông.

H.M
(thesaigonposts.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét