Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

MONG CÁC BẠN NHẬT BẢN KHÔNG NẢN CHÍ

Tiến sĩ Kubo Jun là người Nhật; nếu không, rất có thể ông đã bị quy kết dẫn đến cả bị bỏ tù. Ở Việt Nam, nhiều người có trí tuệ, làm điều tốt, làm điều thiện đã bị tù. Chẳng hạn như anh Hà Văn Nam đã kiên trì chống BOT cướp đoạt phi lý tiền của dân, nhưng anh đã bị tuyên 30 tháng tù giam. Chẳng những anh Hà Văn Nam vô tội mà anh còn đáng được khen thưởng, vinh danh. Các BOT bẩn đã lạm thu, vi phạm luật pháp, thậm chí là hút máu, cướp tiền dân một cách lộ liễu. Hành động phản đối BOT bẩn của anh Nam và các bạn anh vì thế là điều rất cần thiết, nhất là khi chỉ có rất ít công dân dám tố cáo, phản đối cái gian, cái ác của các nhóm lợi ích BOT. Làm điều tốt, điều thiện ở Việt Nam bị cản trở không còn là hiện tượng số ít mà là hiện tượng số đông, phổ biến... Khi mà làm việc thiện bị từ chối, bị vùi dập, bị tù tội, thậm chí là mất mạng, thì đó là tới hạn mục rữa của chế độ. Dẫu vậy, không nhóm lợi ích nào có thể xiềng xích mãi được điều thiện. Những người như Hà Văn Nam đang và sẽ nối đuôi nhau lớp lớp xuất hiện.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, ngoài trời và thiên nhiên
Những người đang nối tiếp công việc dang dở của Hà Văn Nam
MONG CÁC BẠN NHẬT BẢN KHÔNG NẢN CHÍ
TS Nguyễn Ngọc Chu
1. Sau hai lần bị xả nước làm ảnh hưởng đến thí nghiệm xử lý nước sông Tô Lịch của các chuyên gia Nhật Bản, vào lúc 16 h ngày 08/8/2019 tiến sĩ Kubo Jun đã ngụp lặn trong bể nước sông Tô Lịch. Ông đã chứng minh công nghệ Nano – Bioreactor xử lý nước sông Tô Lịch thành công.
2. Nhưng thắng lợi chưa phải đã nằm bên phần các chuyên gia Nhật bản và tiến sĩ Kobu Jun. Dẫu ông và phía Nhật Bản muốn cho không công nghệ xử lý nước sông Tô Lịch thì nhóm lợi ích ở UBND TP Hà Nội cũng sẽ tìm cách kháng cự. Họ sẽ làm cho quá trình xử lý kéo dài, từ khó khăn này đến khó khăn khác buộc người Nhật cũng phải chán nản. Nếu không đủ kiên trì thì phải chịu chào thua.

3. Nhưng chính thí dụ sông Tô Lịch đã cho người Nhật đối mặt với một sự thật chua chát, rằng muốn làm điều tốt ở Việt Nam rất khó, muốn làm điều thiện ở Việt Nam không chỉ khó mà còn nguy hiểm, muốn cho không ở Việt Nam cũng không phải là chuyện dễ.

4. Nhưng tiến sĩ Kubo Jun và các đồng nghiệp Nhật Bản của ông có thể chưa lường được điều may mắn nhất. Rằng may mắn nhất ông là người Nhật. Nếu không, có thể xảy ra trường hợp ai đó bị quy kết dẫn đến cả bị bỏ tù.

5. Ở Việt Nam nhiều người có trí tuệ, làm điều tốt, làm điều thiện mà lại bị tù.

Chẳng hạn như người đàn ông Hà Văn Nam làm điều thiện là kiên trì chống BOT cướp đoạt phi lý tiền của dân, nhưng anh đã bị tuyên 30 tháng tù giam với tội danh “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Các chuyên gia Nhật Bản đã từng bị “phàn nàn” là “ Không xin phép” khi xử lý nước sông Tô Lịch. Nếu không phải là người Nhật, mà đó là một nhóm chuyên gia Việt Nam thì có thể đã xuất hiện các tội không chỉ là “ Không phép” mà là “Cản trở dòng chảy sông Tô Lịch”, thậm chí “ Thả chất độc xuống sông Tô Lịch”, hay các tội tương tự, mà nhóm lợi ích có thể bất chấp bịa đặt ra.

Không phải trí tuệ, không phải sự hào phóng cho không, không phải sự lương thiện, mà chính quốc tịch Nhật mới là lá chắn cho tiến sĩ Kobu Jun và các đông nghiệp của ông.

Không phải nói quá. Các bạn hãy thử điểm lại xung quanh mình bằng những thí dụ sống. Có bao nhiêu người muốn làm điều tốt mà bị cản trở? Có bao nhiêu người làm điều thiện mà bị vùi dập? Có bao nhiêu người đấu tranh cho lẽ phải lại bị tù đày?

6. Làm điều tốt, điều thiện ở Việt Nam bị cản trở không còn là hiện tượng số ít mà là hiện tượng số đông; không phải là ngẫu nhiên mà có nguồn cơn.

Khi mà làm việc thiện bị từ chối, bị vùi dập, bị tù tội, thậm chí là mất mạng, thì đó là tới hạn mục rữa.

7. Dẫu vậy, không nhóm lợi ích nào có thể xiềng xích mãi được điều thiện. Những người như Hà Văn Nam nối đuôi nhau lớp lớp xuất hiện.

Còn về công nghệ Nano – Bioreactor, mong các bạn Nhật Bản không nản chí, đi đến cùng, để giúp cho Hà Nội có một Dòng sông Tô Lịch bớt ô nhiễm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét