Chính việc “trọng chính trị – khinh kinh tế” đã tạo ra sự chậm trễ trong chính sách của Bắc Kinh. Nếu Tập Cận Bình tiếp tục chiều hướng trên, thì “Tập Chủ tịch” trọn đời sẽ tiếp tục gây thiệt hại thực sự cho nền kinh tế Trung Quốc. Cách Tập Cận Bình vun vén cho quyền lực cá nhân cũng được không ít cá nhân quyền lực Việt Nam học hỏi theo. Cách ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố, “Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế” cho thấy sự nhấn mạnh của ông về vấn đề chính trị, mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khó khăn. Thời ông Nguyễn Phú Trọng, đang thử nghiệm trò chơi quyền lực mới, trò chơi mà đến nay, cả thể chế vẫn dựa vào một ông lão ở độ 75 tuổi.
Trong một bài viết ngày 8.8 của Nikkei, đã chỉ ra rằng, việc Bắc Kinh hạ giá đồng nhân dân tệ xuống dưới mức 7 USD sau 11 năm đã tiếp tục nhận sự chỉ trích từ Washington. Tổng thống Donald Trump và Bộ Tài Chính Mỹ ngay lập tức gọi đó là “thao túng tiền tệ”. Và mục thao túng tiền tệ là nội dung quan trọng trong cuộc chiến tranh thương mại, nền của cuộc chiến tranh tiền tệ sắp tới (nếu nó diễn ra).
Chỉ số Shanghai Composite Index đã giảm xuống dưới 2.900, mức được cho là tuyến phòng thủ của chính quyền Trung Quốc.
Điều thú vị, Nikkei đã lấy nhận định từ trong Trung Quốc, khi cho rằng, sự hỗn loạn của Trung Quốc đến từ Trump, nhưng thực chất, hiện tượng hỗn loạn hiện nay lại liên quan đến chính sách kinh tế của chính Bắc Kinh.
“Những gì đang xảy ra bây giờ dựa trên sự giằng xé trong chính trị Trung Quốc đã tiếp diễn trong một năm rưỡi qua.”
Mấu chốt của sự tan vỡ các cuộc gặp hay đàm phán thương mại Trung – Mỹ, kể cả việc hai quốc gia hầu như chưa có ý định gặp nhau tại Mỹ vào tháng 9 tới, liên quan trực tiếp đến phiên họp toàn thể thứ tư của Ủy ban Trung ương XIX của ĐCSTQ, một cuộc họp chính đặt ra chính sách năm năm cơ bản về quản lý kinh tế, đã bị trì hoãn gần một năm. Và trong hoàn cảnh như vậy, “khó để Trung Quốc đưa cuộc đàm phán với Mỹ đi đến kết luận”. Điều này đồng nghĩa, Trung Quốc đã thiếu vắng chính sách cơ bản về quản lý kinh tế trong gần một năm qua. Kể cả khi đến thăm di tích lịch sử Vu Đô (1934-1936) tại tỉnh Giang Tây, “tháng ba dài mới” cho cuộc chiến với Mỹ mà Tập Cận Bình đưa ra chỉ là một hành động khuất phục để che giấu thực tế rằng Trung Quốc không có chiến lược kinh tế dài hạn đối với Mỹ.
Lý do chính cho sự chậm trễ của một kế hoạch kinh tế dài hạn đối với Mỹ của Trung Quốc lại xuất phát từ một thực tế, Tập Cận Bình đã ưu tiên củng cố sức mạnh chính trị của ông ta qua các phiên họp thông qua sửa đổi Hiến pháp, dẫn đến bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch, hơn là chú trọng cho một sự phát triển kinh tế.
Khủng hoảng Tập Cận Bình và bài học nào cho cá nhân quyền lực VN?
Tập Cận Bình vẫn là hình mẫu lý tưởng cho những cá nhân quyền lực Việt Nam hướng theo, và những quyết sách thời Tập Cận Bình được coi là “đá dò đường” cho chính thể Việt Nam hiện tại. Thế nhưng, Trung Quốc đang đối diện với khủng hoảng, trước con cáo già mang tên Donald Trump, những tổn hại từ cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ có vẻ đang khiến quyền lực của Tập Cận Bình suy yếu, và Trung Quốc không hề giàu mạnh như cách nhiều Việt Nam mường tượng.Trong một bài viết ngày 8.8 của Nikkei, đã chỉ ra rằng, việc Bắc Kinh hạ giá đồng nhân dân tệ xuống dưới mức 7 USD sau 11 năm đã tiếp tục nhận sự chỉ trích từ Washington. Tổng thống Donald Trump và Bộ Tài Chính Mỹ ngay lập tức gọi đó là “thao túng tiền tệ”. Và mục thao túng tiền tệ là nội dung quan trọng trong cuộc chiến tranh thương mại, nền của cuộc chiến tranh tiền tệ sắp tới (nếu nó diễn ra).
Chỉ số Shanghai Composite Index đã giảm xuống dưới 2.900, mức được cho là tuyến phòng thủ của chính quyền Trung Quốc.
Điều thú vị, Nikkei đã lấy nhận định từ trong Trung Quốc, khi cho rằng, sự hỗn loạn của Trung Quốc đến từ Trump, nhưng thực chất, hiện tượng hỗn loạn hiện nay lại liên quan đến chính sách kinh tế của chính Bắc Kinh.
“Những gì đang xảy ra bây giờ dựa trên sự giằng xé trong chính trị Trung Quốc đã tiếp diễn trong một năm rưỡi qua.”
Mấu chốt của sự tan vỡ các cuộc gặp hay đàm phán thương mại Trung – Mỹ, kể cả việc hai quốc gia hầu như chưa có ý định gặp nhau tại Mỹ vào tháng 9 tới, liên quan trực tiếp đến phiên họp toàn thể thứ tư của Ủy ban Trung ương XIX của ĐCSTQ, một cuộc họp chính đặt ra chính sách năm năm cơ bản về quản lý kinh tế, đã bị trì hoãn gần một năm. Và trong hoàn cảnh như vậy, “khó để Trung Quốc đưa cuộc đàm phán với Mỹ đi đến kết luận”. Điều này đồng nghĩa, Trung Quốc đã thiếu vắng chính sách cơ bản về quản lý kinh tế trong gần một năm qua. Kể cả khi đến thăm di tích lịch sử Vu Đô (1934-1936) tại tỉnh Giang Tây, “tháng ba dài mới” cho cuộc chiến với Mỹ mà Tập Cận Bình đưa ra chỉ là một hành động khuất phục để che giấu thực tế rằng Trung Quốc không có chiến lược kinh tế dài hạn đối với Mỹ.
Lý do chính cho sự chậm trễ của một kế hoạch kinh tế dài hạn đối với Mỹ của Trung Quốc lại xuất phát từ một thực tế, Tập Cận Bình đã ưu tiên củng cố sức mạnh chính trị của ông ta qua các phiên họp thông qua sửa đổi Hiến pháp, dẫn đến bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch, hơn là chú trọng cho một sự phát triển kinh tế.
Hay đúng hơn, xây dựng lực lượng chính trị bè phái chính là nòng cốt của Tập Cận Bình trong thời gian qua. Thậm chí, tính chất “tham ưu quyền lực” của Tập Cận Bình còn thể hiện qua việc, một phiên họp toàn thể thứ tư của ĐCSTQ đã bị trì hoãn một phần để giữ cho Thủ tướng Lý Khắc Cường, một đối thủ của Tập Cận Bình, không đóng vai trò lớn hơn trong việc quản lý nền kinh tế của Trung Quốc.
Chính từ yếu tố “trọng chính – khinh kinh” đã tạo ra sự chậm trễ trong chính sách của Bắc Kinh, cản trở khả năng đàm phán với Mỹ, và nếu Tập Cận Bình tiếp tục chiều hướng như trên, thì “Tập Chủ tịch” trọn đời sẽ tiếp tục gây thiệt hại thực sự cho nền kinh tế Trung Quốc.
Bài học nào cho Việt Nam?
Cách Tập Cận Bình vun vén cho quyền lực cá nhân cũng được không ít cá nhân quyền lực Việt Nam học hỏi theo, trong đó nếu loại trừ ông Chủ tịch nước – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra sẽ là một thiếu sót.
Cách ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố, “Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế” cho thấy sự nhấn mạnh của ông về vấn đề chính trị, ưu tiên chính trị hơn là một sự lưu tâm đáng kể cho kinh tế, mặc dù lúc phát ngôn, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khó khăn.
Thời ông Nguyễn Phú Trọng, đang thử nghiệm trò chơi quyền lực mới, trò chơi mà đến nay, cả thể chế vẫn dựa vào một ông lão ở độ 70.
Sự giàu mạnh sẽ được hoạch định bằng cách nào, khi mà nền chính trị chưa có gì chắc chắn về kiểm soát quyền lực vẫn đang tồn tại. Nơi mà những kẻ áp bức vĩ đại hoạt động như một hệ thống chính trị độc đoán, tham nhũng và tàn bạo. Những người cộng sản cao cấp của Việt Nam có thể tự hào vì những gì mà chiến dịch đốt lò mang lại, nhưng sâu thẳm họ biết nhà nước công an trị của họ rất dễ vỡ về mặt chính trị, đó là lý do tại sao Hà Nội tìm mọi cách học hỏi Trung Quốc trong phương cách trừng trị công dân, khi họ thách thức quyền lực trong nước của ĐCSVN.
Chính trị Việt Nam trở thành một chính trị chỉ huy, mặc dù thừa nhận sự lưu tâm đáng kể của ĐCSVN đối với kinh tế, so với Tập Cận Bình, nhưng chừng đó là chưa đủ để đảm bảo Việt Nam tránh được một cuộc khủng hoảng, suy thoái về kinh tế - chính trị, khi Bắc Kinh suy thoái về chính trị - kinh tế.
Việt Nam không có hệ thống pháp lý độc lập, nền kinh tế Việt Nam vẫn dựa trên nguồn tài nguyên và các ưu đãi thuế quan trong ký kết các hiệp định, và trên cả, một Chính phủ độc tôn gồng gánh con thuyền kinh tế - xã hội. Hoàn toàn thiếu vắng bóng dáng của xã hội dân sự, pháp quyền, và một sự chủ động kiểm soát quyền lực.
Thế nhưng, giống như Trung Quốc, cái thời kỳ “ổn định chính trị, phát triển kinh tế” sẽ chẳng thể bền lâu. Thực tế, chế độ độc tài của Trung Quốc đã ca ngợi sức mạnh kinh tế của nó như là dấu hiệu cho thấy sự vượt trội của chủ nghĩa độc đoán với các đặc điểm của Trung Quốc. Và rằng mô hình cai trị độc tài của ĐCSTQ hoạt động thành công đã chứng minh các thực tiễn của nó. Tuy nhiên, cái thời tăng trưởng cao, công xưởng thế giới đã qua đi, trong khi những khó khăn vô cùng lớn về kinh tế, năm 2018 và 2019, và các cuộc biểu tình đã và đang tiếp tục thách thức tính chính danh của Nhà nước Bắc Kinh. Và giờ đây, sự đình trệ kinh tế có thể phơi bày Trung Quốc như là một Nhà nước của sự kiêu ngạo, độc đoán. Tạo cộng hưởng do sụp đổ cả cơ chế chính trị.
Hình ảnh của Trung Quốc đang phản chiếu về Việt Nam.
Việt Nam, vẫn đang hấp thu nguồn đầu tư từ các hiệp định, nhưng Việt Nam phản ánh một nền kinh tế Trung Quốc trước năm 2018. Và cũng giống như Trung Quốc, Việt Nam đang được Mỹ lưu tâm liên quan đến “vấn đề kinh tế - thương mại”, nội lực kinh tế của Việt Nam cũng không bền vững và có phần giống như Trung Quốc trong sử dụng tăng trưởng GDP để làm nền và biểu trưng cho sự phát triển. Trong khi chính trị ngày càng được siết chặt hơn.
Trung Quốc và sự lúng túng lẫn kiệt quệ trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, liệu có cho những nhà lý luận hàng đầu của ĐCSVN, lại là những người miền Bắc bài học đắt giá nào rút ra không? Chỉ biết rằng, nếu ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với một nền kinh tế chậm lại, sự chỉ trích nhân quyền của phương Tây, và sự đe dọa quyền lực cá nhân, thì ông Trọng hay những người kế thừa quan điểm, phương thức xử lý các vấn đề của quốc gia qua đảng cũng sẽ đối mặt với điều đó tương tự.
Thời gian luôn là liều thuốc đắng, và bài học luôn cần được rút ra sớm hơn.
Nguyễn Hiền
(VNTB)
Chính từ yếu tố “trọng chính – khinh kinh” đã tạo ra sự chậm trễ trong chính sách của Bắc Kinh, cản trở khả năng đàm phán với Mỹ, và nếu Tập Cận Bình tiếp tục chiều hướng như trên, thì “Tập Chủ tịch” trọn đời sẽ tiếp tục gây thiệt hại thực sự cho nền kinh tế Trung Quốc.
Bài học nào cho Việt Nam?
Cách Tập Cận Bình vun vén cho quyền lực cá nhân cũng được không ít cá nhân quyền lực Việt Nam học hỏi theo, trong đó nếu loại trừ ông Chủ tịch nước – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra sẽ là một thiếu sót.
Cách ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố, “Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế” cho thấy sự nhấn mạnh của ông về vấn đề chính trị, ưu tiên chính trị hơn là một sự lưu tâm đáng kể cho kinh tế, mặc dù lúc phát ngôn, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khó khăn.
Thời ông Nguyễn Phú Trọng, đang thử nghiệm trò chơi quyền lực mới, trò chơi mà đến nay, cả thể chế vẫn dựa vào một ông lão ở độ 70.
Sự giàu mạnh sẽ được hoạch định bằng cách nào, khi mà nền chính trị chưa có gì chắc chắn về kiểm soát quyền lực vẫn đang tồn tại. Nơi mà những kẻ áp bức vĩ đại hoạt động như một hệ thống chính trị độc đoán, tham nhũng và tàn bạo. Những người cộng sản cao cấp của Việt Nam có thể tự hào vì những gì mà chiến dịch đốt lò mang lại, nhưng sâu thẳm họ biết nhà nước công an trị của họ rất dễ vỡ về mặt chính trị, đó là lý do tại sao Hà Nội tìm mọi cách học hỏi Trung Quốc trong phương cách trừng trị công dân, khi họ thách thức quyền lực trong nước của ĐCSVN.
Chính trị Việt Nam trở thành một chính trị chỉ huy, mặc dù thừa nhận sự lưu tâm đáng kể của ĐCSVN đối với kinh tế, so với Tập Cận Bình, nhưng chừng đó là chưa đủ để đảm bảo Việt Nam tránh được một cuộc khủng hoảng, suy thoái về kinh tế - chính trị, khi Bắc Kinh suy thoái về chính trị - kinh tế.
Việt Nam không có hệ thống pháp lý độc lập, nền kinh tế Việt Nam vẫn dựa trên nguồn tài nguyên và các ưu đãi thuế quan trong ký kết các hiệp định, và trên cả, một Chính phủ độc tôn gồng gánh con thuyền kinh tế - xã hội. Hoàn toàn thiếu vắng bóng dáng của xã hội dân sự, pháp quyền, và một sự chủ động kiểm soát quyền lực.
Thế nhưng, giống như Trung Quốc, cái thời kỳ “ổn định chính trị, phát triển kinh tế” sẽ chẳng thể bền lâu. Thực tế, chế độ độc tài của Trung Quốc đã ca ngợi sức mạnh kinh tế của nó như là dấu hiệu cho thấy sự vượt trội của chủ nghĩa độc đoán với các đặc điểm của Trung Quốc. Và rằng mô hình cai trị độc tài của ĐCSTQ hoạt động thành công đã chứng minh các thực tiễn của nó. Tuy nhiên, cái thời tăng trưởng cao, công xưởng thế giới đã qua đi, trong khi những khó khăn vô cùng lớn về kinh tế, năm 2018 và 2019, và các cuộc biểu tình đã và đang tiếp tục thách thức tính chính danh của Nhà nước Bắc Kinh. Và giờ đây, sự đình trệ kinh tế có thể phơi bày Trung Quốc như là một Nhà nước của sự kiêu ngạo, độc đoán. Tạo cộng hưởng do sụp đổ cả cơ chế chính trị.
Hình ảnh của Trung Quốc đang phản chiếu về Việt Nam.
Việt Nam, vẫn đang hấp thu nguồn đầu tư từ các hiệp định, nhưng Việt Nam phản ánh một nền kinh tế Trung Quốc trước năm 2018. Và cũng giống như Trung Quốc, Việt Nam đang được Mỹ lưu tâm liên quan đến “vấn đề kinh tế - thương mại”, nội lực kinh tế của Việt Nam cũng không bền vững và có phần giống như Trung Quốc trong sử dụng tăng trưởng GDP để làm nền và biểu trưng cho sự phát triển. Trong khi chính trị ngày càng được siết chặt hơn.
Trung Quốc và sự lúng túng lẫn kiệt quệ trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, liệu có cho những nhà lý luận hàng đầu của ĐCSVN, lại là những người miền Bắc bài học đắt giá nào rút ra không? Chỉ biết rằng, nếu ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với một nền kinh tế chậm lại, sự chỉ trích nhân quyền của phương Tây, và sự đe dọa quyền lực cá nhân, thì ông Trọng hay những người kế thừa quan điểm, phương thức xử lý các vấn đề của quốc gia qua đảng cũng sẽ đối mặt với điều đó tương tự.
Thời gian luôn là liều thuốc đắng, và bài học luôn cần được rút ra sớm hơn.
Nguyễn Hiền
(VNTB)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét