"Mày không uống là khinh anh" - thứ "văn hóa" đáng...khinh
"Mày không uống là mày khinh anh", "không say là không chân tình"... Việc ép uống, tự hào về tửu lượng như một thứ văn hóa "biến thái" có thể nói là phổ biến trong đời sống. "Mày không uống là mày khinh anh" được khai thác triệt để để ép nhau uống. Câu nói vừa mang tính thách đố nhưng cũng như là yêu cầu, mệnh lệnh của người ép đối với người khác phải biết xem trọng mình.
Phía sau những cốc bia này là thứ tình
bằng hữu méo mó "không uống là khinh"
Trong bàn nhậu đủ vô vàn lý do để uống thêm một cốc nữa như mừng thằng bạn mới đến, chuyện vui buồn thế giới hay ngoài hay tinh cũng cụng. Thậm chí là để mừng anh em ta gặp mặt đông đủ sau bữa nhậu hôm kia, rồi còn làm thêm lon nữa vì cùng cán kỷ lục mỗi thằng một két... Mà không chỉ "không uống là khinh anh", việc "khinh - trọng" qua ly rượu, cốc bia ngày càng lan rộng thời văn hóa bia rượu lên ngôi. Không chỉ ở các bàn nhậu mà ngay các bữa tiệc cưới hỏi, ma chay hay kể cả mừng thọ, sinh nhật đứa đứa bé một vài tuổi cũng là cảnh "thúc" nhau uống bia, uống rượu. Thế rồi là: Chú uống ly này vì anh, uống ly này vì con anh lên 2 tuổi, uống vì ông bố mẹ, hay đến cả ông bà đã mất cả chục năm cũng bị đưa ra cho lý do phải uống... Sẽ không từ điển nào có thể liệt kê được hết lý do để uống thêm một ly.
Giá trị của không ít người trong mối quan hệ với người khác chỉ nằm ở cốc bia, ly rượu. Thế nên cũng không khó hiểu, khi nguyện vọng "không được khinh anh" không được áp đáp ứng, nhiều người lộ chân tướng. Có người đùng đùng chửi bới, cạch mặt nhau hay đẩu đả, thậm chí giết người chỉ vì ép uống, mày khinh anh.
Đã có vô số vụ việc đâm chết, giết người xảy ra ở bàn nhậu, giữa bạn nhậu Mà trong đó có lý do như mời không uống, không mời anh, chú khinh anh...
Đáng nguyền rủa!
Sau sự việc hai phụ nữ bị tài xế say xỉn tông chết ở hầm Kim Liên, Hà Nội vào tối 30/4, cây viết nổi tiếng Hoàng Nguyên Vũ bày tỏ, cho dù vì ai đi chăng nữa mà một cuộc đời, một mạng sống bị cướp đi thì kẻ uống rượu hay ép rượu đều đáng nguyền rủa đến muôn đời.
Thậm chí, anh chỉ muốn "Nguyền rủa cho đến khi nào thứ văn hoá mạt hạng và khốn kiếp mang tên uống và ép ấy phải tuyệt chủng mới thôi".
Văn hóa bia rượu và ép uống bia rượu xuất hiện nhiều trong các hoạt động của người Việt
Anh bức xúc và không thể nào hiểu nổi đâu ra cái thú vui ép đồng loại uống cho gục; đâu ra cái tình thân được đong đo bằng cốc bia chén rượu; đâu ra sự chân tình bằng hơi men để mà cứ cụng nhau canh cách thách nhau nằng nặc.
Theo anh, sống mà cần phương hướng, không biết sự an toàn của đồng loại, gieo mầm ác một cách hồn nhiên thì xin đừng làm người nữa!
Một nhà giáo dục trẻ em ở TPHCM nêu quan điểm, cũng cần phải nhìn nhận những người dễ bị lôi kéo nhậu là những người yếu đuối, họ lệ thuộc và sợ hãi.
Họ không tỉnh táo để biết rằng, những người bạn nhậu cũng nhẹ bay như hơi cồn, không có giá trị với mình và gia đình mình, với những người thân yêu của mình.
Bà cũng phải đặt câu hỏi nạn nhậu đang "ám" vào người Việt ghê gớm, phải chăng vì chúng ta quá yếu đuối, quá tự tin, cô đơn và đặc biệt là thiếu lòng tin vào bản thân?
Một số sự việc giết người từ bàn nhậu - bạn nhậu:
Giữa năm 2018, TAND TP HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng Thanh, 24 tuổi, quê Bến Tre) 16 năm tù về tội "Giết người". Trước đó, sau khi tàn tiệc bữa nhậu với bạn tại nhà, Thanh gặp và rủ một thanh niên khác là anh Đỗ Cao Trí nhậu, hai bên lời qua tiếng lại. Khi người này bỏ đi, Thanh cầm kéo chạy theo đâm anh Trí làm anh này tử vong.
Trước đó, TAND TPHCM đã tuyên phạt bị cáo Trần Đại Thành (sinh năm 1998, quê Bình Thuận) 11 năm tù về tội giết người. Gặp một người bạa quen trong quán nhậu, người bạn này sang mời Thành cụng bia nhưng Thành không uống nên. Người này cho rằng Thành khinh mình cãi cọ, đánh nhau. Trong lúc ẩu đả, Thành đã đâm chết người này.
Mâu thuẫn trong cuộc nhậu vào chiều tối 16/4/2019, Y Phô Niê, sinh năm 2997 ở Đắk Lắk bị bạn nhậu đánh bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, tiếp tục cãi vã qua lại, Y Phô Niê vớ cây kéo đâm người bạn này tử vong.
Lê Đăng Đạt
Mạt hạng và khốn kiếp thật !
Trả lờiXóa