Nhà thờ chính tòa Bùi Chu: hạ giải hay phá bỏ?
RFA 2019-05-03 Giáo sư Ngô Đức Thịnh nguyên viện trưởng viện nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam và hiện là giám đốc trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam nói với RFA rằng: “Đây là công trình được làm nghiêm túc nhưng tôi cũng không biết lúc đó vì sao lại không đưa công trình đó vào danh sách được giải di sản và đây là công trình nghiêm túc không có gì phải xóa bỏ.” Luật sư Phúc chỉ ra một thực trạng tại Việt Nam là cơ quan chức năng khá tùy tiện; họ toàn quyền muốn xếp hạng công trình nào là di tích văn hóa. Có những công trình tồn tại trong thời gian rất ngắn nhưng vẫn được công nhận là di tích lịch sử và nhất là các công trình di tích cách mạng khắp từ Bắc vô Nam. Trong khi đó thì “Những công trình kiến trúc mang tính tôn giáo và đặc biệt là phía công giáo thì gần như rất ít, người ta gần như bỏ mặc, không quan tâm và hầu như không muốn để công nhận.”
Nhà thờ chính tòa Bùi Chu, Nam Định.
Trang mạng của giáo phận Bùi Chu nói rõ ngày ‘hạ giải’ thánh đường cổ kính với độ tuổi hơn 130 năm này sẽ bắt đầu từ ngày 13/5/2019. Linh mục Giuse Trần Hưng Đạo giám đốc Caritas Bùi Chu trả lời BBC vào hôm 1/5 rằng “Việc trùng tu nhà thờ thì có vấn đề gì đâu, công trình nào cũng chỉ có một khoảng thời gian của nó, sửa mà đại tu nhà thờ mà không dỡ ra thì sao sửa được. Nhà thờ đã hơn 100 năm tuổi, xuống cấp thì phải sửa chữa đại tu thôi nhưng việc này chúng tôi không trả lời nhiều, việc của nhà thờ và giáo dân không cần thiết trả lời báo chí”.Trước đó, Giám mục Giáo phận Bùi Chu, Thomas Vũ Đình Hiệu vào ngày 11/3 có thư ngỏ gửi đến giáo xứ Dốc Mơ ở Đồng Nai kêu gọi trợ giúp “đại tu” nhà thờ chính tòa Bùi Chu. Lý do được nói là trải qua hơn 130 năm chịu ảnh hưởng bởi khí hậu, thời tiết bão thường xuyên hàng năm nên nhà thờ xuống cấp nghiêm trọng, nhiều chỗ nứt nẻ, gạch mái nhà rớt xuống ảnh hưởng đến công việc phụng tự, nguy hiểm cho bà con giáo dân.
Sau khi tin tức bản vẽ trùng tu nhà thờ được lan truyền rộng rãi, dư luận có nhiều ý kiến khác nhau, tranh cải liên quan số phận của nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu vì cho rằng nhà thờ sẽ bị phá bỏ xây mới chứ không phải trùng tu như giáo phận loan tin.
Truyền thông Việt Nam vào ngày 1/5 loan tin, hơn 20 kiến trúc sư và các nhà bảo tồn di sản đã gửi đơn đề nghị chính phủ Việt Nam cứu xét tạm dừng phá bỏ nhà thờ Bùi Chu vì đây cần được xem là công trình di sản quốc gia.
Theo thông tin nhóm kiến trúc sư và nhà bảo tồn cho biết sau khi khảo sát và đọc bản vẽ nhận thấy công trình nhà thờ Bùi Chu không phải hạ giải trùng tu mà là đập bỏ đi di sản để xây dựng công trình mới và quy mô khác nhiều so với hiện trạng ban đầu.
Tiến sĩ kiến trúc sư Nguyễn Hạnh Nguyên, trưởng bộ môn lý luận lích sử Đại học Kiến trúc Thành phố HCM và cũng là thành viên giám sát khảo sát trực tiếp công trình nhà thờ Bùi Chu cho biết, đây là công trình kiến trúc nhà thờ cổ nhất của Việt Nam và còn chắc:
Công trình này là giá trị nó đánh dấu thời kỳ công giáo đầu tiên khi mà bước chân vào Việt Nam đó chính là khu vực Nam Định, Bùi Chu thì nhà thờ này là một trong những nhà thờ cổ nhất của Việt Nam - KTS. Nguyên Hạnh Nguyên
“Công trình này là giá trị nó đánh dấu thời kỳ công giáo đầu tiên khi mà bước chân vào Việt Nam đó chính là khu vực Nam Định, Bùi Chu thì nhà thờ này là một trong những nhà thờ cổ nhất của Việt Nam.Nhưng mà khi mình tới nơi mình nhận ra là những yếu tố nào liên quan đến kết cấu chịu lực thì không bị ảnh hưởng, ví dụ như là toàn bộ gạch nền chưa bị bong tróc, chưa bị nứt và chưa có vết nết nào trên nền và nền rất phẳng điều đó chứng tỏ phần đất ngày xưa mà cha xứ tìm thì phần đất cực kỳ tốt và toàn bộ sân bên ngoài thì cực kỳ rộng và ngay cả phần sân đó cũng rất phẳng không vết nứt. Các kết cấu chịu lực còn tốt, cột gỗ lim còn rất chắc vì gõ vô từng cột thì không có một thành nào bị rỗng cả.”
Ngoài ra vị kiến trúc sư còn cho biết, nếu nhìn từ ngoài người ta cũng có thể thấy phần tường bong tróc bị lỡ, trần thấm dột xuống. Tuy nhiên vấn đề liên quan đến mái hay những phần không liên quan đến chịu lực nếu không được chăm sóc hàng năm thì sẽ xuống cấp như thế, nhưng phần đó dễ dàng sửa chữa.
Đồng ý với điều này, luật sư Trịnh Vĩnh Phúc từ Sài Gòn trao đổi với chúng tôi rằng, luật sư không đồng tình và bức xúc với quyết định này.
“Chúng tôi cho rằng việc này cần phải hết sức cân nhắc vì không thể quyết định bởi quyền lợi của địa phương hay của riêng giáo phận. Phải đặt tầm nhìn ý thức bảo tồn lịch sử, văn hóa, bảo tồn công trình kiến trúc tôn giáo đáng được trân trọng. Có thể nó một nhà thờ mà tự nó tồn tại qua hơn 1 thế kỷ như thế thì nó cũng đã tự khẳng định được giá trị của nó rồi nên không thể chấp nhận điều này được, đi ngược lại với tâm thức của bao nhiêu người.”
Linh mục Giuse Trần Hưng Đạo giám đốc Caritas Bùi Chu trả lời BBC vào hôm 1/5 rằng “Việc trùng tu nhà thờ thì có vấn đề gì đâu, công trình nào cũng chỉ có một khoảng thời gian của nó, sửa mà đại tu nhà thờ mà không dỡ ra thì sao sửa được. Nhà thờ đã hơn 100 năm tuổi, xuống cấp thì phải sửa chữa đại tu thôi nhưng việc này chúng tôi không trả lời nhiều, việc của nhà thờ và giáo dân không cần thiết trả lời báo chí”
Ông Bạch Ngọc Chiến phó chủ tịch Nam Định khẳng định với báo chí rằng, chính quyền không can thiệp vào việc của giáo phận Bùi Chu. Đại diện giáo hội đã làm thủ tục xin trùng tu nhà thờ và làm đúng theo trình tự. Ngoài ra không có chuyện phá dỡ xây mới vì Nam Định là nơi có nhiều di sản tôn giáo nếu có chủ trương phá dỡ thì Tỉnh phải có quyết định cho phép mới thực hiện được.
Tiến sĩ kiến trúc sư Nguyễn Hạnh Nguyên thừa nhận đó là việc của giáo phận Bùi Chu; tuy nhiên việc phản đối có lý do của nó:
“Nếu nói theo cách của giáo dân và cha xứ nói thì điều đó đúng vì công trình đó chưa được là di sản thì nó thuộc của nhà thờ chưa phải là di sản quốc gia nên nhà thờ được quyền sửa chữa nhưng vì sao các kiến trúc sư lại phản ứng như vậy là vì công trình đó là một công trình rất có giá trị nếu như bây giờ mình không làm thủ tục để nó trở thành di sản thì đó là lỗi của những người làm công tác quản lý chứ không phải là lỗi của nhà thờ.Chúng tôi cũng chỉ là hỗ trợ để người dân họ hiểu thôi không chỉ với Bùi Chu mà với tất cả công trình khác tại Việt Nam.”
Theo Luật Di sản văn hoá, khi các di tích, trong đó có các nhà thờ, chưa được xếp hạng di tích các cấp thì sẽ không được bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa. Điều này đồng nghĩa với việc trùng tu hay hạ giải để xây mới các nhà thờ hoàn toàn thuộc quyền của giáo dân và các vị chủ chăn.
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc cho rằng nhà thờ chính tòa Bùi Chu có được xếp hạng hay chưa thì bản thân nhà thờ này cũng là di sản văn hóa không chỉ riêng Bùi Chu hay Việt Nam mà còn là di sản văn hóa thế giới; do đó nếu nhà thờ chưa được xếp hạng thì đó là lỗi của các cơ quan nhà nước.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh nguyên viện trưởng viện nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam và hiện là giám đốc trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam nói với RFA rằng:
“Trước kia thì tôi từng có đọc qua về công trình này, đây là công trình được làm nghiêm túc nhưng tôi cũng không biết lúc đó vì sao lại không đưa công trình đó vào danh sách được giải di sản và đây là công trình nghiêm túc không có gì phải xóa bỏ.”
Luật sư Phúc chỉ ra một thực trạng tại Việt Nam là cơ quan chức năng khá tùy tiện; họ toàn quyền muốn xếp hạng công trình nào là di tích văn hóa. Có những công trình tồn tại trong thời gian rất ngắn nhưng vẫn được công nhận là di tích lịch sử và nhất là các công trình di tích cách mạng khắp từ Bắc vô Nam.
Trong khi đó thì “Những công trình kiến trúc mang tính tôn giáo và đặc biệt là phía công giáo thì gần như rất ít, người ta gần như bỏ mặc, không quan tâm và hầu như không muốn để công nhận.”
Nhà thờ Chánh tòa Bùi Chu được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884), người Tây Ban Nha và khánh thành năm 1885 với chiều dài 78 m, rộng 22 m, cao 15 m, tháp cao 35 m thuộc địa phận xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
..."việc của nhà thờ và giáo dân không cần thiết trả lời báo chí”..." Giọng điệu của ông cha này có vấn đề !
Trả lờiXóa