Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Lê Đức Anh liêm khiết 'không có gì đáng giá' (???)

Tin được thông tin trong bài này không ? Nhà báo Osin Huy Đức đã viết về tài sản của bác Đại tướng này. Nhìn ảnh Lê Đức Anh và thằng đại tá thư ký ngoan như cún, mình nghĩ đến thời Vũ Tiến Lộc (đương kim Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp VN) cúc cung hầu hạ ông Đoàn Duy Thành (nguyên Phó thủ tướng và cũng là tiền nhiệm của Lộc). Mình tin tưởng nếu cụ Cả còn khỏe, thì thằng con của Lê Đức Anh là Lê Mạnh Hà nhất định sẽ phải vào lò vì vụ Mobiphone mua AVG.
Đại tướng Lê Đức Anh qua lời kể người giúp việc lâu năm
Hoài Thu ghi 02/05/2019
Danh dự là hai chữ bác luôn đề cao, thể hiện qua việc dù “chức cao vọng trọng” nhưng bác không bao giờ tạo điều kiện cho con mà để các con tự phấn đấu và trưởng thành. Tiếp xúc với bác, ta tưởng như đang tiếp xúc với cha, với ông mình. Bác hiền hậu, thân thiện và điềm đạm trước những vấn đề thay vì phải tỏ ra bức xúc. Trong mối quan hệ gia đình, bác sống rất tôn trọng nguyên tắc - giống như khi hành xử trong công việc. "Xem tivi thấy con mình khi ấy là Giám đốc Sở TTTT, bác quay sang hỏi vợ 'Bà ơi, con mình bây giờ làm gì ở bưu điện à?'. Bác không bao giờ tác động trong việc chọn nghề cho con".

Đại tá Hồ Sơn Đài trong một lần trò chuyện cùng 
đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh do đại tá Hồ Sơn Đài cung cấp.
Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài, nguyên Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, là người đã có hơn 10 năm gắn bó, giúp việc cho nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh (từ 2003 đến 2015). Ông cũng là người chấp bút cho cuốn hồi ký thứ 2 của đại tướng Lê Đức Anh - cuốn ký lịch sử ghi lại nhìn nhận của đại tướng với tư cách người trong cuộc nói về tiến trình cách mạng Việt Nam, trong thời kỳ giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc. Hơn 10 năm gắn bó, đại tá Đài hiểu rõ cuộc sống và con người của đại tướng. Ông nói không muốn và chưa từng chia sẻ điều này với ai, nhưng “hôm nay tôi sẽ nói”. 


Zing.vn ghi lại lời kể của ông về con người, cuộc sống và sự nghiệp của đại tướng Lê Đức Anh dưới 2 góc độ: nhà nghiên cứu lịch sử và người phục vụ giúp việc cho đại tướng.

Chủ tịch nước nhưng nhà 'không có gì đáng giá'

Với tư cách là người được giúp việc bác (đại tướng Lê Đức Anh - PV), tôi thấy bác Lê Đức Anh là người luôn có khả năng truyền lửa cho người khác bởi tư duy, cách đánh giá vấn đề và thái độ, bản lĩnh trước mọi biến cố của lịch sử. Bác là người hiền hậu, điềm tĩnh, tốt bụng, thân thiết với tất cả mọi người.

Ông là người liêm khiết, không lo cho mình, chỉ lo cho mọi người. Ngoài căn nhà được nhà nước cấp, tài sản của bác dường như chẳng có gì đáng giá, trong căn nhà ấy cũng không có vật dụng gì giá trị khoảng 5-7 triệu trở lên.

Bác rất hiền - điều mà người ta thường ít thấy ở những cán bộ quân sự cao cấp, những vị tướng lĩnh quân đội.

Danh dự là hai chữ bác luôn đề cao, thể hiện qua việc dù “chức cao vọng trọng” nhưng bác không bao giờ tạo điều kiện cho con mà để các con tự phấn đấu và trưởng thành.

Tiếp xúc với bác, ta tưởng như đang tiếp xúc với cha, với ông mình. Bác hiền hậu, thân thiện và điềm đạm trước những vấn đề thay vì phải tỏ ra bức xúc. Trong mối quan hệ gia đình, bác sống rất tôn trọng nguyên tắc - giống như khi hành xử trong công việc.

Thậm chí, một hôm xem tivi thấy con trai mình (khi ấy là Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông), bác còn quay sang hỏi vợ ngồi bên cạnh: "Bà ơi, con mình bây giờ nó làm gì ở bưu điện à?"

Bác không bao giờ tác động trong việc chọn nghề nghiệp cho con cái.


Ông Nguyễn Thiện Nhân khi còn là Chủ tịch ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đến thăm nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh tại nhà riêng, vào dịp Tết năm 2016. Ảnh: Vietnamnet.

Đối với những người giúp việc, bác rất hòa nhã, vui vẻ, luôn nói cảm ơn.

Tôi còn nhớ một kỷ niệm, đó là khi Văn phòng Chủ tịch nước có công văn đề nghị bác trả lời đóng góp ý kiến cho một bài diễn văn của vị lãnh đạo Nhà nước sẽ đọc trong một hội nghị lớn ở Hà Nội. Bác yêu cầu tôi đóng góp vài ý kiến, nhưng khi tôi trình lên có ý bác không đồng tình, bác bảo tôi sửa. Sửa đến 3 lần, tôi vẫn đưa ra quan điểm muốn giữ góp ý đó.

Lúc ấy, bác không cáu, chỉ nhẹ nhàng bảo tôi: “Thôi được rồi, có lẽ cậu nắm vấn đề chưa đến, cậu chưa thấm được. Không sao”. Sau đó, thay vì ở TP.HCM, ngày hôm sau bác bay ra Hà Nội luôn để gặp vị lãnh đạo cấp cao đó và đóng góp ý kiến trực tiếp mà không cần dùng đến văn bản góp ý.

Như vậy để thấy rằng, những gì thuộc về nguyên tắc thì bác kiên quyết giữ đến tận cùng và sẽ không nhân nhượng.

Tôi cũng là người được bác giao nhiệm vụ chấp bút cho cuốn hồi ký thứ hai của bác. Cuốn hồi ký đầu tiên về con người và sự nghiệp của bác đã được xuất bản.

Nhưng sau đó, bác đề nghị tôi chấp bút viết một cuốn hồi ký lịch sử, với tư cách người trong cuộc nhìn nhận về tiến trình cách mạng Việt Nam trong thời kỳ giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc.

Tất cả những điều đã trải qua, bác có ý nguyện viết lại và viết trung thực. Bác nhiều lần nói với tôi, thà không viết, để sau này người khác viết, còn đã viết phải viết đúng như những gì nó từng diễn ra. Cuốn hồi ký chưa hoàn thành nên chưa được xuất bản.

Tư duy sắc bén, tầm nhìn chiến lược

Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử, tôi đánh giá đại tướng Lê Đức Anh là người có tư chất thông minh, tư duy sắc bén, luôn đề xuất các ý tưởng và tổ chức thực hiện nó một cách thành công trong thực tiễn, có tầm nhìn chiến lược trước mọi diễn biến của thời cuộc.

Dấu ấn của bác được thể hiện rõ trong từng cuộc chiến.

Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng, kiểm tra tình hình bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1987. Ảnh tư liệu.

Trong kháng chiến chống Pháp, Nam Bộ là chiến trường sau lưng địch - nơi chúng tập trung bình định và thực hiện chiến lược “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Bác Lê Đức Anh khi đó cùng cấp ủy Đảng và bộ chỉ huy quân sự đề ra chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân, phù hợp với đặc điểm chiến trường sau lưng địch ở Nam Bộ.

Lúc ấy ở Nam Bộ, nhiều người muốn xây dựng các đơn vị chủ lực quy mô lớn và xây dựng đến cấp trung đoàn, nhưng bác Lê Đức Anh đề xuất không nên xây dựng những đơn vị quân đội có quy mô lớn.

Theo bác, chỉ xây dựng đến cấp tiểu đoàn, còn lại tập trung tiềm lực để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang địa phương, nhằm duy trì và phát triển phong trào chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch. Ý kiến của bác được thực tiễn cách mạng chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

Sang thời kỳ chống Mỹ, đầu năm 1964, bác Lê Đức Anh vào chiến trường miền Nam và được giao giữ nhiệm vụ Tham mưu trưởng rồi Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, gọi tắt là Bộ Tư lệnh miền.

Ở đây, ông cùng quân ủy và Bộ tư lệnh miền chỉ đạo lực lượng vũ trang xây dựng, chiến đấu làm nên những sự kiện quân sự ý nghĩa, góp phần thay đổi cục diện chiến trường cho đến khi kết thúc chiến tranh.

Khi quân Mỹ và quân đồng minh Mỹ vào trực tiếp tham chiến ở chiến trường miền Nam Việt Nam, vấn đề đặt ra là chúng ta dám đánh Mỹ không - một quân đội nhà nghề và vũ khí được trang bị vào bậc hiện đại, tối tân nhất lúc bấy giờ. Nếu dám, ta có đánh được không? Nếu đánh được thì đánh bằng cách nào?

Lúc ấy, bác Lê Đức Anh đã vận dụng sáng tạo và có hiệu quả phương châm “bám thắt lưng địch mà đánh” do đại tướng Nguyễn Chí Thanh đề ra.

Bác được giao trực tiếp thực hiện tổ chức lại chiến trường bằng cách chia nhỏ các địa bàn không có dân để trở thành các tổ chức quân sự theo lãnh thổ.

Bác mạnh dạn chỉ đạo khui các kho vũ khí đang lưu cất dọc biên giới Việt Nam, Tây Ninh ra để trang bị vũ khí mới cho những “nhân viên dân sự”.


Trung tướng Lê Đức Anh - Tư lệnh Quân khu 9, nguyên Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh (đứng ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng với các đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng... dự hội nghị tổng kết Chiến dịch Hồ Chí Minh tại Đà Lạt, Lâm Đồng, cuối năm 1975. Ảnh tư liệu.

Có không ít ý kiến phản đối lúc bấy giờ, nhưng chỉ sau một thời gian, chủ trương trang bị vũ khí cho “nhân viên dân sự”, biến họ thành chiến sĩ đã trở nên hữu dụng và thực tế, họ đã giành được những thắng lợi rất lớn trong chiến dịch phản công mùa khô của Mỹ và chiến dịch chống cuộc hành quân của Mỹ vào Tây Ninh.

Đây là sáng tạo độc đáo và đóng góp lớn của bác Lê Đức Anh trong quãng đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Sau biến cố Mậu Thân, chúng ta giành thắng lợi trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968. Nhưng, đối phương lại phản kích quyết liệt và cách mạng miền Nam tổn thất rất nặng nề, đặc biệt ở chiến trường Quân khu 9.

Bác Lê Đức Anh với tư cách Phó tư lệnh Bộ tư lệnh miền được phân công xuống làm Tư lệnh Quân khu 9 đã cùng Bí thư Khu ủy Võ Văn Kiệt đề ra chủ trương và chỉ huy lực lượng vũ trang toàn địa bàn Tây Nam Bộ dần lấy lại thế và lực của cuộc kháng chiến, phát triển lực lượng vũ trang, phát triển căn cứ địa.

Bác Lê Đức Anh còn có nhiều đóng góp quan trọng trong nhìn nhận, đánh giá bản chất của Pol Pot lúc bấy giờ - khi ta còn lúng túng trong xác định Pol Pot là bạn hay thù.

Quyết sách 'không tưởng'

Trong suốt tiến trình như vậy, tôi luôn thấy bác có một năng lực, tư duy quân sự rất biện chứng, sắc sảo, hệ thống và đặc biệt rất mẫn cảm về chính trị và quân sự.

Dường như bác luôn ở những điểm nóng, cứ mặt trận nào nóng nhất, khó khăn nhất đều có mặt đại tướng Lê Đức Anh.

Kể cả khi bác về Bộ Quốc phòng giữ cương vị Bộ trưởng.

Lúc đó, đất nước gặp khó khăn khi bị rơi vào khủng hoảng kinh tế, xã hội, lạm phát tăng cao. Bác đã đưa ra quyết sách “không tưởng” và tổ chức thực hiện nó một cách tài tình.

Đó là quyết định giảm đến 60% số quân thường trực trong quân đội, và bố trí lại kế phòng thủ chiến lược quốc gia, tạo điều kiện để nâng cao khả năng phòng thủ đất nước trong xu thế hội nhập và phát triển.


Năm 1995, Chủ tịch nước Lê Đức Anh tới thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Em (xã Thanh Quý, thị xã Hà Tĩnh), là mẹ của 3 liệt sĩ. Ông Lê Đức Anh cũng chính là người đề xuất việc phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. Ảnh: TTXVN.

Bác chủ trương giảm để tập trung tiềm lực phát triển đất nước, bảo đảm tốt hơn đời sống của cán bộ chiến sĩ trong quân đội.

Đặc biệt, bác rất quan tâm đến đời sống của các cán bộ chiến sĩ.

Thấy các chiến sĩ sau quá trình cống hiến, phục vụ đất nước không có nhà cửa, đất đai, cuộc sống rất khó khăn nên bác đã tạo điều kiện cấp đất, cấp nhà cho đội ngũ cán bộ sĩ quan quân đội trải qua các thời kỳ kháng chiến, làm thay đổi to lớn phía hậu phương quân đội, tạo tinh thần yên tâm công tác và sẵn sàng chiến đấu.

Bác cũng quan tâm những gia đình neo đơn, khó khăn sau chiến tranh. Vì thế, bác là Chủ tịch nước đầu tiên ký quyết định phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Trên cương vị Chủ tịch nước, bác cũng chính là “kiến trúc sư” của việc triển khai các biện pháp chiến lược trong lộ trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, bởi bác quan niệm, nếu giữ tình hình căng thẳng, ta không thể yên ổn phát triển kinh tế, xã hội và ổn định chính trị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét