Chọn nhà thầu Trung Quốc, dân chúng còng lưng trả nợ
BTV Tiếng Dân 2-5-2019 - Bà Lan đặt câu hỏi: “Tại sao sau 44 năm ra khỏi chiến tranh, thống nhất đất nước, người Việt Nam vẫn ‘không đủ năng lực tham gia’ làm con đường bộ huyết mạch của nước mình, để nhà nước cứ phải lo mời các nhà đầu tư nước ngoài vào làm? Tại sao khu vực tư nhân trong nước, ‘động lực quan trọng của nền kinh tế’ như các nghị quyết của Đảng và nhà nước thường gọi, lại bị đánh giá thấp đến mức ‘không đủ năng lực tham gia theo quy định’, dù chỉ là tham gia 8 dự án làm đường bộ cao tốc…” Mặc dù đã có nhiều người lên tiếng phản đối nhà thầu Trung Quốc tham gia, nhưng liệu Việt Nam có thoát khỏi tay Trung Quốc trong dự án “Cao tốc Bắc – Nam” không? Câu hỏi này chỉ có các lãnh đạo Việt Nam mới có câu trả lời.
VTC có clip: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lỡ hẹn lần thứ 10.
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: “Con mà nhà họ Hứa”!
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,1 km, với tổng số vốn đầu tư gần 900 triệu Mỹ kim, mục tiêu dự kiến hoàn thành toàn bộ công trình vào tháng 6.2014 và đưa vào sử dụng tháng 6/2015. Nhưng đến nay đã trải qua 10 lần lỡ hẹn, vẫn không ai biết khi nào tuyến đường này được đưa vào vận hành. Báo Người Việt có bài: Đường sắt Cát Linh-Hà Đông ‘tương lai mờ mịt’, dân Hà Nội ngao ngán. Trước đó, Thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải Nguyễn Ngọc Đông hứa hẹn, tuyến đường sắt này sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 30/4/2019, kết quả cũng giống như mấy lần lãnh đạo ngành giao thông hứa trước đó.
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,1 km, với tổng số vốn đầu tư gần 900 triệu Mỹ kim, mục tiêu dự kiến hoàn thành toàn bộ công trình vào tháng 6.2014 và đưa vào sử dụng tháng 6/2015. Nhưng đến nay đã trải qua 10 lần lỡ hẹn, vẫn không ai biết khi nào tuyến đường này được đưa vào vận hành. Báo Người Việt có bài: Đường sắt Cát Linh-Hà Đông ‘tương lai mờ mịt’, dân Hà Nội ngao ngán. Trước đó, Thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải Nguyễn Ngọc Đông hứa hẹn, tuyến đường sắt này sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 30/4/2019, kết quả cũng giống như mấy lần lãnh đạo ngành giao thông hứa trước đó.
Bài viết lưu ý: Vào tháng 5/2017, “theo tính toán của đơn vị quản lý dự án, giả sử với mức lãi suất vay thấp nhất (3% mỗi năm) thì mỗi ngày dự án này phải ‘è cổ’ trả lãi ít nhất 1.2 tỉ đồng ($51,602). Những thiệt hại nhìn thấy cả về tiền bạc lẫn ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội là không thể phủ nhận”. Hiện đã 2 năm sau thời điểm tính toán này, gánh nặng kinh tế của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông càng tăng chứ không giảm.
Cao tốc Bắc – Nam: Chỉ Trung Quốc muốn tham gia?!
Không riêng dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, mà hầu hết các dự án lớn ở Việt Nam có người Trung Quốc tham gia làm chủ đầu tư, đều bị đội vốn, chậm tiến độ, có công nghệ lạc hậu… dẫn đến chi phí đầu tư rất lớn. Hậu quả là chính phủ mang nợ nần, người dân phải è cổ ra trả.
Mặc dù cái cục nợ “đường sắt Cát Linh – Hà Đông” chưa biết bao giờ giải quyết xong, nhưng dường như các lãnh đạo VN vẫn mê các nhà thầu Trung Quốc. Về dự án đường cao tốc Bắc-Nam, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật nói rằng: “Các nhà đầu tư lớn họ không vào, đặc biệt các nước phát triển, duy nhất chỉ có Trung Quốc vào nhiều nhất“.
Lý do là vì, đường sắt cao tốc Bắc – Nam là một phần trong chiến lược “Vành đai – Con đường” của Trung Quốc, đó là cái bẫy nợ mà nước này tạo ra để đưa các nước khác vào tròng, cho nên các nhà đầu tư khác như Nhật, Mỹ không mặn mà gì. Nếu chính phủ VN để cho Trung Quốc tham gia vào dự án này, chẳng khác nào tự đưa cổ vào thòng lọng, sập bẫy nợ nần của bọn Tàu.
Trang Tin Tức VN có bài: Thế giới nghĩ gì về Vành đai và Con đường – cách Trung Quốc vươn khắp toàn cầu? Một số nước nghi ngờ Trung Quốc dùng “Vành đai và Con đường” để tạo ra các bẫy nợ và cuối cùng là thu tóm tài nguyên, khoáng sản, chủ quyền đất đai, như đã từng xảy ra với Sri Lanka, khi Trung Quốc lấy một cảng quan trọng của nước này, do Sri Lanka không thể trả các khoản nợ Bắc Kinh cho vay để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Năm ngoái, ông Ray Washburne, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Công ty Đầu tư Tư nhân Nước ngoài (OPIC) của Mỹ cho rằng, Trung Quốc không định giúp đỡ các nước khác mà chỉ muốn nắm giữ tài sản của họ. Ông Washburne cảnh báo, Trung Quốc muốn biến các nước tham gia thành con nợ, rồi bắt các nước này thế chấp các mỏ khoáng sản quý, tài nguyên hiếm và những vật thế chấp này sau đó rơi vào tay Trung Quốc.
Bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đăng trên báo Người Đô Thị: Tư nhân Việt làm đường cao tốc Bắc – Nam: Tại sao không? Bà Lan bị sốc khi nghe ông thứ trưởng Nguyễn Nhật than khó, với lý do các nhà đầu tư tư nhân trong nước không đủ khả năng tham gia dự án này, trong khi ở nước ngoài chỉ có các nhà đầu tư TQ quan tâm.
Bà Lan đặt câu hỏi: “Tại sao sau 44 năm ra khỏi chiến tranh, thống nhất đất nước, người Việt Nam vẫn ‘không đủ năng lực tham gia’ làm con đường bộ huyết mạch của nước mình, để nhà nước cứ phải lo mời các nhà đầu tư nước ngoài vào làm? Tại sao khu vực tư nhân trong nước, ‘động lực quan trọng của nền kinh tế’ như các nghị quyết của Đảng và nhà nước thường gọi, lại bị đánh giá thấp đến mức ‘không đủ năng lực tham gia theo quy định’, dù chỉ là tham gia 8 dự án làm đường bộ cao tốc…”
Mặc dù đã có nhiều người lên tiếng phản đối nhà thầu Trung Quốc tham gia, nhưng liệu Việt Nam có thoát khỏi tay Trung Quốc trong dự án “Cao tốc Bắc – Nam” không? Câu hỏi này chỉ có các lãnh đạo Việt Nam mới có câu trả lời.
_____
Mời đọc thêm: Tuyến đường sắt vay vốn Trung Quốc lại lỗi hẹn khai trương (VOA). – Đường sắt Cát Linh-Hà Đông tiếp tục “thất hứa” người dân Thủ đô? (Kênh 14). – Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông lùi tiến độ khai thác, khó hoàn thành trước 30/6/2019 (ĐT). – 11 năm và hàng loạt lần lỡ hẹn của đường sắt Cát Linh – Hà Đông (LĐ).
– Vì sao chưa thể đưa tàu Cát Linh – Hà Đông vào khai thác? (PLTP). – Tàu Cát Linh – Hà Đông được kiểm định chất lượng như thế nào? (VNE). – 11 năm và hàng loạt lần lỡ hẹn của đường sắt Cát Linh – Hà Đông (TP). – Tiếp tục lỗi hẹn, đường sắt Cát Linh – Hà Đông vướng gì? (Người Đô Thị).
– Cao tốc Bắc – Nam với “một đai một đường” (RFA). – Tưởng năng Tiến – Một Vành Đai / Một Con Đường & Hai Con Tim Bộ Lạc (Blog RFA). – Doanh nghiệp nào trúng thầu cao tốc Bắc – Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây? (GT). – Đã chọn xong tư vấn thiết kế cao tốc Bắc – Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây (Bnews). – Dự án giao thông quốc gia “nở rộ” (ĐN).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét