Phản đối BOT phi pháp Bắc Thăng Long Nội Bài
Trạm BOT BTL-NB đặt sai vị trí, vi phạm pháp luật
Lại Trần Mai - Quyết định cho phép thu phí tại BOT BTL-NB để hoàn vốn cho dự án đường tránh tp Vĩnh Yên không chỉ trái với lòng dân mà còn vi phạm pháp luật. Đến nay văn bản pháp luật cao nhất để điều chỉnh các dự án BOT là Nghị định. Điều 2, khoản 1 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao quy định “Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là Hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà Đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, Nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam”.
Hà Văn Nam, tiên phong phản đối BOT,
và những người bạn của anh, 2/2019
Tương tự, Điều 3, khoản 3 Nghị định số: 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư quy định rõ "Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Như vậy, pháp luật quy định nhà đầu tư xây dựng công trình giao thông nào thì chỉ có quyền kinh doanh tại chính công trình đó. Vậy mà ngày 8/10/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn quyết định cho phép Viettracimex 8 tiếp tục thu phí tại BOT BTL-NB để hoàn vốn cho dự án đường tránh tp Vĩnh Yên, bất chấp việc các phương tiện thông tin đại chúng, dư luận nhân dân và chính các cơ quan nhà nước như Bộ GTVT và UBND tp Hà Nội đều không đồng tình. Rõ ràng căn cứ các Nghị định trên, quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.
Chính Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2250/TTg-KTN ngày 28/12/2012 về “xử lý, sắp xếp lại các trạm thu phí đường bộ khi Quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động” cũng quy định rõ: “Giao Bộ GTVT xóa bỏ, dừng thu từ ngày 1/1/2013 đối với các trạm thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách nhà nước, các trạm thu phí sử dụng đường bộ trả nợ vay”. BOT BTL-NB vừa là đường bộ nộp ngân sách nhà nước vừa đường bộ trả nợ vay (trả nợ Vietracimex 8 bỏ vốn làm đường tránh Vĩnh Yên).
Như vậy, pháp luật quy định nhà đầu tư xây dựng công trình giao thông nào thì chỉ có quyền kinh doanh tại chính công trình đó. Vậy mà ngày 8/10/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn quyết định cho phép Viettracimex 8 tiếp tục thu phí tại BOT BTL-NB để hoàn vốn cho dự án đường tránh tp Vĩnh Yên, bất chấp việc các phương tiện thông tin đại chúng, dư luận nhân dân và chính các cơ quan nhà nước như Bộ GTVT và UBND tp Hà Nội đều không đồng tình. Rõ ràng căn cứ các Nghị định trên, quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.
Chính Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2250/TTg-KTN ngày 28/12/2012 về “xử lý, sắp xếp lại các trạm thu phí đường bộ khi Quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động” cũng quy định rõ: “Giao Bộ GTVT xóa bỏ, dừng thu từ ngày 1/1/2013 đối với các trạm thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách nhà nước, các trạm thu phí sử dụng đường bộ trả nợ vay”. BOT BTL-NB vừa là đường bộ nộp ngân sách nhà nước vừa đường bộ trả nợ vay (trả nợ Vietracimex 8 bỏ vốn làm đường tránh Vĩnh Yên).
Tuy nhiên, Thủ tướng CP lại cho phép chuyển giao BOT BTLNB cho Vietracimex đề "hoàn vốn cho đường tránh". Như vậy vẫn có thể hiểu là Nhà nước thuê (vay tiền) Vietracimex 8 làm đường tránh theo một giá nào đó, giờ nhà nước không có tiền trả (vì không cho Vietracimex 8 thu ở đó, hoặc cho Vietracimex 8 thu ở đó nhưng được ít quá, muôn năm không thể hoàn vốn) nên để trả nợ thì thì Nhà nước cho Vietracimex 8 thu ở đây. Như vậy từ BOT ban đầu đã biến thành thu phí trả nợ vay).
Chúng tôi được biết từ năm 2010 đến nay, TP Hà Nội đã hơn 10 lần đề nghị Bộ GTVT có phương án dỡ bỏ trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài. Trong các năm 2016 -2017, Bộ GTVT đã thống nhất di dời trạm này ra khỏi địa bàn Hà Nội bằng việc chuyển lên tuyến QL2 (Vĩnh Phúc); đặc biệt Bộ GTVT hai lần có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép di chuyển trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài nhưng đều không được đồng ý.
Gần đây nhất, tháng 6/2018, UBND tp Hà Nội đã có công văn gửi Bộ GTVT đề nghị Bộ này tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét giải tỏa trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài. Theo lý giải của UBND tp Hà Nội, trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài không phải là trạm thu phí dịch vụ hoàn vốn của đường Võ Văn Kiệt, mà là hoàn vốn cho dự án BOT đường tránh TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Người dân không sử dụng tuyến đường tránh, đặc biệt là khách du lịch đi sân bay Nội Bài và nhân dân huyện Sóc Sơn, vẫn phải nộp tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là điều hoàn toàn vô lý.
Nhưng tại sao nhà nước quản lý hệ thống ngân hàng sao ko làm trực tiếp mà phải thông qua doanh nghiệp? Vì Vietracimex 8 là doanh nghiệp sân sau của các quan. Dự án đường tránh Vĩnh Yên thực tế được vẽ ra để chén. Có ai đi qua đâu. Mật độ giao thông quá thưa để phải làm đường... Nếu cần thiết phải làm đường thì làm và thu ngay tại đó đến mức đủ để hoàn vốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét