Vị ngọt cuối của Anh hùng Ba Sương
“Nịnh đời dễ, chửi đời cũng dễ
Chỉ dựng xây đời là khó khăn thôi”
(Lưu Quang Vũ – Nói với mình và các bạn – 1970)
Trường Minh 9/11/2018 - VietTimes – Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Trần Ngọc Sương (Ba Sương) đã không xuất hiện trên truyền thông suốt 6 năm qua, kể từ 2012 khi vụ án Nông trường Sông Hậu được đình chỉ, VKSND Cần Thơ miễn truy tố đối với bà. Một gia đình hiếm hoi ở Việt Nam, cả cha và con đều là Anh hùng lao động. Biến cố kinh hoàng xảy đến 10 năm trước: bà Ba Sương bị tuyên án phúc thẩm tới 8 năm tù giam. Hiện bà sinh sống ra sao?Chỉ dựng xây đời là khó khăn thôi”
(Lưu Quang Vũ – Nói với mình và các bạn – 1970)
Mười năm, 8 lần chuyển nhà
Đã 6 năm kể từ năm 2012, khi Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) ra kháng nghị, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) TP.Cần Thơ quyết định “đình chỉ mọi hoạt động tố tụng đối với bà Trần Ngọc Sương”, nữ Anh hùng lao động, “Người phụ nữ ấn tượng châu Á-Thái Bình Dương năm 2002” gần như biến mất khỏi giới truyền thông. Những độc giả từng gửi thư cho một tòa báo để xin trả lại “10kg gạo x 15.000đ = 150.000đ, 1 lít nước mắm 20.000đ, bữa cơm trưa 50.000đ, tổng cộng 220.000đ” nhằm góp phần khắc phục hậu quả vụ án nếu bà bị tuyên án chắc cũng luôn thắc mắc bây giờ chị Ba Sương sống ra sao?
Chúng tôi nhận được một địa chỉ ngắn gọn từ bà Ba Sương sau nhiều lần đề nghị: Xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Đó là một nhà máy gọn nhẹ nằm lọt thỏm giữa xã Gia Kiệm, từ quốc lộ 20 đi vào chỉ chừng 3km. Bà Ba Sương đón chúng tôi vẫn với nụ cười gần gũi quen thuộc. Nhưng bà đã gầy đi rất nhiều, mái tóc điểm sợi bạc và tấm lưng đã còng lại.
Chỉ có một điều, sự dứt khoát và mạnh mẽ trong từng quyết định vẫn như xưa, khi cuộc trò chuyện thường xuyên bị ngắt quãng bằng những cuộc điện thoại điều hành của bà.
Ngỡ ngàng, tấm di ảnh của ông Năm Hoằng (Anh hùng lao động Trần Ngọc Hoằng, người khai phá Nông trường Sông Hậu (NTSH), cha bà Trần Ngọc Sương) được đặt trên một tủ thờ nhỏ, trong một gian phòng chật chội, cũng là nơi bà nghỉ ngơi mỗi ngày.
Tấm di ảnh này, năm 2009, nằm trên bàn thờ ông Năm Hoằng tại một căn nhà ngay dưới chân cầu Điện Biên Phủ (Q. Bình Thạnh, TP.HCM), cũng vốn là hậu trạm của NTSH tại thành phố lớn nhất cả nước này.
Khi chúng tôi hỏi về chi tiết này, bà Ba Sương lặng lẽ bỏ ra ngoài.
… Khi vụ án NTSH xảy ra, ban lãnh đạo mới của NTSH đã gần như quên mất công sức những người đi trước. Bà Ba Sương đã lặng lẽ ôm di ảnh của cha mình, suốt 10 năm, 8 lần bà phải chuyển nhà đi thuê nơi thờ cha. Bà cứ lặng lẽ ôm di ảnh cha mình đi như vậy, từ Sài Gòn về tới Hậu Giang, và nay bà về Gia Kiệm.
Mỗi năm nhà máy đang sản xuất, chế biến 2 loại nông sản và chôm chôm đóng hộp.
Chỉ ra một hốc tủ điện, nơi còn ghi rõ dấu vết của NTSH, bà kể rằng cả một đời, bà cũng chưa từng nghĩ mình tới lúc phải ôm di ảnh cha đi như thế. Mảnh đất rộng 4.500m2, nay nơi đang đặt cơ sở sản xuất chế biến nông sản của Công ty TNHH Ba Sương – Thống Nhất ở Đồng Nai này vốn là của một cơ sở chế biến nông sản cũ.
Ngày ông Năm Hoằng còn sống, NTSH đang phát triển thì một lần bà cùng ông Năm Hoằng lên thăm. Đứng trước nguy cơ cơ sở này bị phá sản, thấy thương quá, ông Năm ra tiền mua lại, nhưng tiền phần lớn là bà Ba Sương dốc túi cá nhân, tính để làm cơ sở chế biến cho NTSH sau này. Nên ngay trên cái tủ điện, còn ghi rõ chữ NTSH như đó là tài sản của nông trường.
“Cha con tôi chưa một ngày nghĩ giữ cái gì cho riêng mình. Tất cả mọi tài sản tích lũy, hay mua đất đai, nhà cửa, đều nghĩ là dành cho nông trường, thời điểm đó”, bà Ba Sương kể.
Năm 1979, ông Năm Hoằng dẫn 16 người vào khai phá vùng đất lung bào để rồi sau này hình thành nên NTSH, thì năm 1981, bà Ba Sương bắt đầu vào làm việc ở đây. Sau khi khi được cử đi làm nghiên cứu sinh về quản lý kinh tế trên đại học từ Liên Xô về, bà Ba Sương cũng bước chân trở lại mảnh đất này.
Khi vụ án NTSH xảy ra, toàn bộ tài sản là gần 7.000 ha đất đã được quy hoạch hoàn thiện để sản xuất nguyên liệu cho thương hiệu Sohafarm.
Một cán bộ của Bộ NN&PTNT từng viết những dòng đầy khắc khoải khi vụ án NTSH xảy ra:
“Hậu Giang gió nổi bời bời
Người ta một nắng, chị thời… Ba Sương
Theo cha đi mở nông trường
Sáu mươi tóc vẫn còn vương mùi phèn
Giữa bùn lòng mở cánh sen
Thương bao phận khó mà quên phận mình..."
Các công nhân đang miệt mài lựa chọn, phân loại chôm chôm vừa thu mua về.
Khởi nghiệp tuổi 70
Con ong miệt mài hút nhụy làm mật ngọt cho đời. Con kiến nhẫn nại góp gom từng mẩu vật gánh trên lưng về xây tổ ấm. Nay bà Ba Sương cũng vậy, đang mải miết trên những chuyến xe đò từ Hậu Giang lên tới Đồng Nai để dùng những kiến thức suốt 30 năm làm nông nghiệp mong giúp những người nông dân có thể tạo giá trị thặng dư trên chính sản phẩm của họ.
Để những người nông dân ấy có thể “ly nông bất ly hương”.
Bà Ba Sương dẫn chúng tôi vào thăm cơ sở chế biến sản phẩm chôm chôm vào mùa. Những bàn tay thoăn thoắt cắt vỏ, chuyển qua công đoạn lọc hạt lấy thịt, rồi tới việc tiệt trùng, ngâm nước đường nấu kỹ rồi đem đóng hộp.
Bà kể rằng khi bà về Gia Kiệm, việc đầu tiên của bà là đề nghị chính quyền địa phương giúp đỡ bà để bà có thể giúp những người dân nơi đây. Chỉ sau vài năm, nhà máy đã hình thành, đưa vào sản xuất trên hoang phế cũ, tạo công ăn việc làm cho 300 người lao động vào mùa xoài cao điểm, hay ít nhất là 100 người vào mùa chôm chôm ngắn hạn.
Bà Ba Sương nói rằng bà tuyển và tạo việc làm cho các công nhân bị các khu công nghiệp cho nghỉ, trên độ tuổi 30 tới 60.
“Vùng đất quanh đây rất nhiều khu công nghiệp. Ngoài 30 tuổi, rất nhiều công nhân bị buộc phải nghỉ việc vì không còn làm việc được với cường độ công nghiệp. Tôi tuyển dụng họ, những công nhân mất việc từ U30 tới U60, mỗi tháng cũng trả được cho họ gần 10 triệu tiền công khi việc nhiều”.
Khi tham gia một hội nghị doanh nghiệp gần đây, bà Ba Sương được mời đăng đàn. Bà khẳng định là với chôm chôm trên địa bàn, bà mua đồng giá, không phân biệt loại 1, loại 2 hay loại 3 như thương lái. “Chôm chôm hoa hậu hay á hậu, tôi cũng mua để ủng hộ bà con”, bà cười tươi kể lại.
Nhà máy hiện nay ở Gia Kiệm của bà Trần Ngọc Sương đang tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm công nhân địa phương.
Mỗi trái chôm chôm đối với bà, luôn là công sức của người nông dân, bà tiết kiệm để họ không phải đổ bỏ khi bị thương lái từ chối.
Những nụ cười hân hoan, rổn ràng tiếng cười khi chúng tôi có mặt. Nhà máy chế biến nông sản sạch được cô Ba Sương đặt rất gần nhà họ. Sáng, họ tới làm việc. Trưa, về nhà ăn cơm. Chiều tới làm và tối thì về nhà ngủ.
Ngày hè, những đứa trẻ chạy sang nô đùa, giúp quét tước sân vườn, trồng và tưới hoa giúp cho nhà máy khi bố mẹ đang làm việc. Bà kín đáo dặn nhân viên “tính công cho mấy sắp nhỏ”. Đến ngày tựu trường, bố mẹ mấy đứa nhỏ ngạc nhiên khi thấy được tính thêm vài triệu đồng “để về mua sắm, nạp học cho mấy sắp nhỏ sắp vào năm học mới”.
Bà Ba Sương đang đón một xe hàng chôm chôm vừa thu mua xong được chở tới nhà máy.
Qua tuổi 70, bà vẫn miệt mài đi về giữa Hậu Giang với Đồng Nai như vậy, trên các chuyến xe đò hằng đêm. Hỏi về chuyện làm ăn, bà kể rằng hàng sản xuất không kịp bán. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô thì bà đang cố gắng, bởi khi đi vay vốn ngân hàng, “họ từ chối khéo tôi với lý do năm nay tôi đã 70 tuổi rồi”.
- Ngày 9 tháng 9 năm 2008, bà Trần Ngọc Sương bị khởi tố về hành vi lập quỹ đen trái phép nhiều tỷ đồng
- Ngày 11 tháng 8 năm 2009, bà Ba Sương bị đưa ra xét xử tại tòa sơ thẩm, TAND huyện Cờ Đỏ đã xử phạt bà Sương 8 năm tù tội "lập quỹ trái phép", buộc bồi thường thiệt hại cho nông trường hơn 4,3 tỷ đồng.
- Ngày 19 tháng 11 năm 2009, phiên phúc thẩm diễn ra giữ nguyên bản án từ phiên sơ thẩm.
- Dưới áp lực mạnh mẽ của dư luận, ngày 19 tháng 1 năm 2012, Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Cần Thơ đã ra quyết định đình chỉ vụ án Nông trường Sông Hậu và đình chỉ mọi hoạt động tố tụng đối với từng bị can.
- Ngày 09/02/2012 bà Sương đã được khôi phục sinh hoạt Đảng./.
https://viettimes.vn/vi-ngot-cuoi-cua-anh-hung-ba-suong-307871.html
Ba BA SUONG qua vidai-----ma tai sao Can tho.cac co quan phap luat o day lai quan lieu va tieu cuc ,man ro--khi xua vu an BA SUONG ,nay 100 usd ,roi danh dao dien VIET DANG...
Trả lờiXóa