Pháp quyền, pháp trị, pháp gì?
Bản “Yêu sách của nhân dân Annam”, do Nguyễn Ai Quốc ký thay mặt dân thuộc địa, bản chính được viết bằng tiếng Pháp, xuất hiện khoảng giữa năm 1919. Bản tiếng Việt cũng của Nguyễn Ái Quốc, diễn nôm thành văn lục-bát. Trong đó, yêu sách thứ bảy được viết: “Bảy xin hiến pháp ban hành / Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Có người diễn giải chữ “thần linh” là “Bác” muốn nói “pháp quyền” là luật tự nhiên, của tạo hóa, là quyền con người, đứng cao hơn tất thảy. Thực ra “thần linh” chỉ là cách chuyển ngữ của Nguyễn Ái Quốc từ chữ “spirit” mà thôi. Nếu sinh ở thời này, hẳn Nguyễn Ái Quốc sẽ dịch là “tinh thần pháp quyền”.Trên trang Luật Khoa tạp chí có một bài dài tìm hiểu về cách dịch khái niệm rule of law và rule by law sang tiếng Việt như thế nào mới là đúng. Tên bài là “Rule of Law, không phải ‘pháp quyền’ cũng chả phải ‘pháp trị’.” Hóa ra vấn đề dịch thuật ngữ này rất lằng nhằng, nhiều học giả cãi nhau như mổ bò, và ngại nhất là các lý luận của họ đôi chỗ rối như canh hẹ. Chưa hết, bài viết này cho ta biết hóa ra bên Tàu họ cũng gặp các vấn đề tương tự. Mọi người có thể đọc bài ấy ở đây.
*
Càng ngày tôi càng tin rằng tính cách dân tộc quyết định rất nhiều đến sự phát triển của một quốc gia dân tộc (nation). Tính cách ấy thể hiện trong từng cá nhân (như nghệ sĩ, nhà khoa học, hay lãnh đạo thì) bằng hình thức “cá tính”.
Với những người lãnh đạo, cái quan trọng không phải là trình độ học vấn (bởi nếu không có, lãnh đạo có thể dùng quân sư), không phải là đạo đức (bởi giới hạn của đạo đức rất mập mờ, lãnh đạo đừng quá vô đạo là được), mà là cá tính. Cá tính không vay mượn hay thuê mướn được. Cứng cỏi, dám đối đầu khó khăn, dám quyết, dám làm, dám cải cách chống lại cả một đám đông u tối và bảo thủ, dám nhìn xa, dám làm cái lớn, dám dẫn dắt xã hội, quốc gia đến những bến đỗ mới: đó là cá tính, và phải có cá tính mới làm được.
Với xã hội, cái quan trọng nhất là kỷ cương. Một cá nhân cần có tự do để phát triển tối đa bản thân. Nhưng không phải là thứ tự do của thú hoang, của chim trời cá bể. Mà là một thứ tự do mà trong đó có không gian để các cá nhân thực hành tự do: tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do học thuật. Một tập thể, gồm nhiều cá nhân đơn lẻ muốn, cứng cỏi và mạnh mẽ, cần phải có kỷ luật. Giống như một đội bóng mạnh không phải vì các cá nhân tự do thể hiện tài năng riêng mình, mà là do một tập thể cầu thủ tài năng và tuân thủ chặt chẽ kỷ luật chiến thuật. Và quan trọng hơn, đó là họ đá với nhiều đội bóng khác, trong một giải đấu, mà tất cả cùng phải tuân thủ luật chơi chung.
Một xã hội muốn yên ổn, hài hòa, có hiệu suất sử dụng nguồn lực cao, ai cũng có vị trí của riêng mình và mọi người tôn trọng lẫn nhau, xã hội ấy cần kỷ cương. Kỷ cương triệt tiêu tính cách xấu của dân tộc, điều chính tính cách xấu của cá nhân, hạn chế phung phí nguồn lực xã hội vào các chuyện vụn vặt vô nghĩa (từ kẹt xe ngoài đường, ăn cắp giờ công sở đến cãi nhau liên tu bất tận trên facebook).
Một quốc gia phát triển không nhất thiết phải có một dân tộc ai cũng thông minh và giàu tri thức. Cái mà quốc gia ấy cần là một xã hội có kỷ cương. Kỷ cương ấy để bảo vệ các nguồn lực xã hội vốn rất giới hạn, để bảo vệ đa dạng sinh học, cạnh tranh lành mạnh, để bảo vệ tự do cá nhân và nuôi dưỡng tính cách tốt của cả dân tộc.
*
Hồi bé tôi có đọc một cuốn sách về các nhà sáng chế. Sách kể chuyện về các nhân vật lừng danh kiểu như Thomas Edison. Những sách kiểu này ngày xưa chủ yếu là dịch hoặc phóng tác từ các sách khoa học phổ thông, sách danh nhân của Pháp, rồi sau này là sách Nga.
Trong sách có nói đến ông Benjamin Franklin. Ông này nghiên cứu hiện tượng sét đánh bằng cách thả các con diều lên trời. Nhờ đó ông ấy sáng chế ra cái cột thu lôi. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ sách nói rằng cái sáng chế ấy thành công đến mức trở thành thời thượng, các quý ông đỏm dáng ở Paris tay cầm ô, đầu đội mũ chóp, đều gắn một cái que kim loại giống như cột thu lôi. Sách cũng nói ông Franklin còn làm đại sứ Mỹ ở Paris.
*
Trong Tuyên ngôn độc lập 1945, người sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có trích dẫn một câu từ Tuyên ngôn độc lập của Mỹ. Tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ này do Thomas Jefferson viết. (Có thể đọc bài về việc ấy ở đây).
Một nhóm nhỏ vài người Mỹ lãnh đạo cuộc đấu tranh đưa nước Mỹ từ thuộc địa của Anh trở thành quốc gia độc lập, họ cùng nhau ký vào Tuyên ngôn độc lập, cùng nhau ký vào Hiến pháp Mỹ. Họ được dân Mỹ gọi là những người lập quốc (founder), rồi sau này nâng lên là các cha già lập quốc (founding fathers). Trong số đó có Thomas Jefferson, người thành tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ. Ông Benjamin Franklin, người nghĩ ra cột thu lôi, là cũng là nhân vật số hai sau Washington trong cuộc cách mạng Mỹ, và được bầu làm tổng thống thứ sáu của Pennsylvania (chức danh tổng thống/president này sau đổi thành thống đốc/governor, là người đứng đầu nhánh hành pháp kiêm tổng tư lệnh quân đội tiểu bang). Chân dung ông Franklin ở Việt Nam ta ai cũng biết, bởi được in trên tờ 100 dollar.
*
Tôi có xem giáo sư Leonard Susskind giảng về thuyết tương đối hẹp và thuyết trường cổ điển. Phần thuyết trường điện từ Maxwell kết hợp với thuyết tương đối hẹp, ắt hẳn phải giảng về định lý Gauss (phương trình liên tục). Phương trình ngắn gọn này bao gồm hai đại lượng là mật độ điện tích và mật độ dòng điện. Ký hiệu là ρ (đọc là rho) và j. Susskind nói hai ký hiệu toán học này là do Benjamin Franklin đặt ra.
Quả thật, Benjamin Franklin là người đề xuất ý tưởng về định luật bảo toàn điện tích từ rất sớm (quãng năm 1747) và phải gần 100 năm sau nhà vật lý thuộc loại vĩ đại nhất lịch sử loài người là Michael Fraday mới chứng minh bằng toán học thành công (năm 1843).
Franklin cũng là người đặt ra khái niệm điện tích âm và điện tích dương, ứng với cách viết có dấu ‘-’ và dấu ‘+’ để thể hiện các điện tích này. Cách viết này đến ngày nay vẫn được sử dụng.
Đến đây cần nhắc lại một chút, Benjamin Franklin là một trong những người lập quốc của Mỹ. Giai đoạn nước Mỹ giành độc lập và Hiến pháp Mỹ ra đời, tương đương với giai đoạn Chúa Tây Sơn bắt đầu manh nha hình thành và khuếch trương lực lượng. Năm Mỹ độc lập là năm Tây Sơn bắt đầu đánh Gia Định (1776). Cùng quãng năm Hiến Pháp Mỹ thông qua (1787) thì Tây Sơn đánh trận Rạch Gầm Xoài Mút (1785) và đại phá quân Thanh (1789).
*
Sau ngày 2-9-1945, nước Việt Nam mới ra đời. Tên là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Dân Chủ và Cộng Hòa cũng là hai trụ cột chính trong tư tưởng của Thomas Jefferson, người viết Tuyên ngôn độc lập và tham gia vào soạn Hiến pháp Mỹ.
Dân chủ, một khái niệm có từ khoảng 600 năm trước công nguyên (cách ngày nay 2700 năm), hình thành ở Hy Lạp. Ở đó mọi người dân (đúng hơn: mọi đàn ông có của cải) có quyền cùng nhau tham gia thảo luận và bỏ phiếu thông qua các quyết định lớn của thành bang (thị quốc) nơi mình đang sinh sống. Dân chủ Hy Lạp thậm chí còn được luật hóa. Năm 594 trước công nguyên, Solon đã viết luật (sau mang tên ông), tuyên bố rằng mọi người dân phải tự quyết định các vấn đề của thành bang.
Cộng hòa, một thể chế xuất hiện ở Rome (Lã Mã) muộn hơn thời điểm Dân chủ xuất hiện ở Hy Lạp một chút. Sau khi ông vua thứ 7 của La Mã là Tarquin Kiêu Ngạo bị ám sát (năm 495 trước công nguyên), dân thành Rome phát chán mấy ông vua. Họ bầu ra các viên quan chấp chính, có nhiệm kỳ một năm, giống như bầu CEO ngày nay, để cai quản thành phố. Lúc đầu chỉ có một ông quan, thường có xuất thân nhà giàu, hoặc quý tộc giàu có. Nhưng dân Rome không hài lòng với một ông tổng quản nhà giàu, họ đấu tranh, mất cả thế kỷ, để hệ thống này bầu lên hai ông quan cùng điều hành đất nước, một ông từ giới thượng lưu, một ông từ giới bình dân. Hai ông quan do dân bầu lên, một ông đại diện cho dân có của cải, một ông đại diện cho dân nghèo, thay mặt nhân dân vận hành đất nước. Vậy là chế độ cộng hòa, lưỡng viện, ra đời. Ngày nay xem thủ tướng Anh đến Hạ Viện cãi nhau, chỗ cãi nhau của Hạ Viện, là đại diện của giới bình dân, vẫn giữ nếp nghèo túng: rất chật chội và nội thất khiêm tốn (tuy vẫn rất đẹp so với tiêu chuẩn học làm sang Việt Nam).
Như vậy dân chủ và cộng hòa có lịch sử là khá lâu đời. Giai đoạn hình thành Dân chủ ở Hy Lạp, và Cộng Hòa ở La Mã, thì ở nước ta đang là thời vua Hùng.
Khoảng 200 năm sau khi Hy Lạp và La Mã có thể chế dân chủ và cộng hòa, thì ở miền bắc Việt Nam bây giờ mới hình thành nhà nước Âu Lạc (quãng năm 258 trước công nguyên)
Người châu Âu và Mỹ có hàng ngàn năm để làm quen, tiếp thu, vận hành và phát triển các thể chế dân chủ, cộng hòa. Còn ở ta thì mới có vỏn vẹn chưa được một thế kỷ. Đã thế còn chưa được thực hành cho ra đầu ra đũa. Câu nói “đời còn dài” hóa ra không phải là câu nói đùa cho có. Vì thế, không phải vô cớ mà dân ta tuy miệng thì đề cao các thể chế nặng về lý tính như cộng hòa, dân chủ, nhưng thâm tâm thích thú đến mê muội các thứ cảm tính như nhân trị, đức trị, kỳ vọng mong mỏi một đấng minh quân, một lãnh đạo nhân từ, một quan chức liêm khiết.
Ngay cả những người lý trí hơn, cũng chỉ dừng ở mức “pháp trị”, kiểu “quân pháp bất vị thân”. Nhưng cái pháp trị ấy vẫn chỉ là cái vỏ, vì trong cái ruột người ta vẫn phải dựa vào “nhân trị”, tức là cái ông quan ngồi vận dụng luật để phán xử ấy, phải là một ông quan “thiết diện vô tư” kiểu Bao Công. Cái con người (nhân) cai trị đất nước ấy sử dụng “luật” như một công cụ cai trị con người.
Vậy nên “Nhân trị” (tức “đức trị“) hay “pháp trị“, xét cho cùng, chỉ là hai mặt của một thể chế phi cộng hòa, phi dân chủ, và không có quyền con người. (Vai trò của Quyền con người sẽ được đề cập ở phần dưới đây). Và đã nói đến “quyền“, thì hẳn cách dịch “pháp quyền” là lựa chọn dễ chịu hơn.
Với thể chế pháp quyền, quyền lực nhà nước bị hạn chế và kiểm soát bởi hiến pháp; đồng thời hiến pháp cũng bảo vệ quyền con người. Trong khi đó “pháp trị” không phải là thể chế, mà nó chỉ có ý nghĩa “pháp luật” như một công cụ để nhà nước (ở đây chính là nhà cầm quyền) cai trị người dân.
Riêng ở ta, cái “bất vị thân” trong công cụ cai trị đã đi vào sâu trong tâm khảm nhân dân. Lý do nước ta có hàng ngàn năm chịu chi phối của pháp luật của Trung Hoa. Sau khi thoát khỏi Bắc thuộc, đến thời Lý (Lý Thái Tông, 1042) ta mới có luật riêng của mình. Nhưng có lẽ bộ luật đầu tiên này, cũng như các bộ luật cuối cùng (Gia Long, 1815) cũng đều là bắt chước bên Trung Hoa.
Luật của Tàu vào nước ta, có lẽ từ thời Mã Viện (năm 43). Cùng với luật cứng, là luật mềm ngụy trang dưới vỏ Khổng Lão (đạo của hiền nhân quân tử, một kiểu triết học chi phối hành vi cá nhân, kiểm soát xã hội, thay vì chỉ dùng luật cứng, trong đó dân phải thần phục vua, con nghe lời cha, vợ nép dưới bụng chồng, người nay thì phải nghe lời người xưa, nói chung là triệt tiêu phản biện và tiến hóa). Hai cái yếu tố này chi phối xã hội nước ta hàng ngàn năm, có lẽ cho đến tận ngày nay.
*
Trên đây là vài nét về các rào cản lớn nhất cho việc nhập khẩu “rule of law” vào đất nước này, mà ngay cả việc dịch thuật ngữ này cũng đã rất phức tạp. Thế còn việc tuân thủ pháp luật thì sao.
Ở nước ta, vì luật pháp được thực thi nghiêm ngặt ở chủ yếu dưới thời Bắc Thuộc và Pháp thuộc, cho nên trong tâm thức người dân thì việc bất chấp luật pháp có cái gì đó mang tính phản kháng, chống ngoại xâm, chống ngoại bang, chống đè nén áp bức, chống cường quyền, bất công.
Cũng như với các khái niệm dân chủ, cộng hòa, người dân phương tây cũng có cả ngàn năm quen sống tuân thủ pháp luật. Bộ luật thành văn đầu tiên được biết đến là Luật Hammurabi. Hammurabi là ông vua Babylon, sống cách nay độ 3700 năm. Để tiện so sánh, lúc đó chúng ta còn chưa đến thời vua Hùng, có lẽ còn đang là các bộ lạc.
Dưới thời dân chủ của Hy Lạp, dân phương tây cũng có những bộ luật rất khắc nghiệt như luật Draco, ai đọc Harry Potter sẽ nhận ra tên nhân vật này. Thời cộng hòa của La Mã họ khắc luôn bộ luật lên các tấm bia đồng dựng ở những nơi công cộng. Đế chế La Mã rộng lớn được cai trị hoàn hảo bằng luật, trong đó có các sắc thuế. Công dân La Mã tuân thủ luật cực kỳ nghiêm túc.
Ngày nay, khi bạn nghe tổng thống Trump nói “Law and Order”, đó chính là tinh thần của đế chế La Mã.
Khi đế chế La Mã sụp đổ vì quá rộng lớn, vị vua cuối cùng là hoàng đế Đông La Mã, tên là Justinian, đã cố gắng sưu tầm luật La Mã cổ và tập hợp thành Bộ luật Justinian. Đó là quãng năm 527 sau công nguyên. Luật Justinian là tiền thân của các bộ luật hiện đại sau này.
Vào quãng thời gian của vua Justinian ở ta có cuộc khởi nghĩa của Lý Bí (Lý Bôn) chống lại triều đình phương bắc.
*
Đến đây cần phải quay lại với Franklin một lần nữa. Nhà lập quốc của nước Mỹ này là người có tư tưởng ủng hộ quyền tự do ngôn luận. Đây là một quyền mà nước Mỹ xếp vào quyền con người (ngôn luận, báo chí, hội họp, tín ngưỡng, tài sản…) mà James Madison, một nhà lập quốc khác của Mỹ, soạn ra thành luật tên là Tuyên ngôn nhân quyền.
Cùng với Dân chủ, Cộng hòa, thì Quyền con người (nhân quyền và xã hội dân sự) là trụ cột thứ ba của nước Mỹ.
Khác với Dân chủ và Cộng hòa, là những thể chế có từ tám đời (hay còn gọi là từ cái thời cổ hy la), Quyền con người ra đời khá muộn. Nó bắt đầu manh nha xuất hiện cùng với sự hình thành đô thị hiện đại, cụ thể là ở Florence.
Vào quãng năm 1400 thì thành phố này trở nên giàu có, người dân thành phố có tài sản riêng, có sự tự do nhất định mà không còn phải quy phục vào đám vua chúa, quý tộc này nọ. Họ tự do được chọn học cái mình thích, nghiên cứu cái mình quan tâm, và làm nghề mình phù hợp. Khoa học nghệ thuật phát triển. Họ mở màn cho cái mà sau này gọi là thời kỳ Phục Hưng. Ở đó xuất một nhà khoa học và sáng chế lớn là Leonardo Da Vinci, rồi xuất hiện Nicolaus Copernicus và Galilei Galileo. Ở đó cũng xuất hiện một đại gia giàu đến mức khuynh đảo chính trị là gia đình Medici. Rồi nhờ gia đình này mà xuất hiện một nhân vật nữa, ông này tên là Machiavelli, ông viết hai tác phẩm lớn là The Prince và The Discourses. Hai tác phẩm này sẽ quay lại ở gần cuối bài.
Cùng giai đoạn này, nước ta cực kỳ giàu có phát triển. Đó là thời kỳ nhà Lê, sau chiến tranh chống giặc Minh (năm 1428). Nhà Lê phát triển mạnh về quân sự, kinh tế (sản xuất) và ngoại thương (buôn bán sôi nổi với Châu Âu). Nhưng cũng như thời kỷ đổi mới gần đây, giai đoạn cường thịnh của nhà Lê chủ yếu là kiếm chác làm giàu, khi làm giàu rồi thì bỏ tiền ra mua các giá trị trọc phú thay vì giải phóng con người; thay vì tìm mô hình trị quốc mới thì họ lại quay sang sao chép từ kẻ thù của mình là Trung Hoa. Nên thời kỳ vàng son của nhà Lê không kéo dài được lâu, nó chấm dứt khi nhà Mạc nổi lên tiếm ngôi (năm 1527). Từ đây nảy nòi ra hai ông họ Trịnh và Nguyễn, rồi năm 1558 nhà Nguyễn vào Nam. Xem thêm ở đây.
Tinh thần tự do cá nhân của cư dân thành phố Florence thế kỷ 15 không chỉ thúc đẩy khoa học tự nhiên, khám phá thế giới thiên nhiên, phát triển công nghệ, sáng tạo nghệ thuật, mà nó còn tạo ra một giai cấp mới, những người sống bằng nghề nghiệp, sức lao động của mình, tích lũy tài sản cá nhân cho riêng mình, có lương tâm riêng, tri kiến riêng, tự mình suy xét vấn đề và hành động dựa trên các suy xét cá nhân ấy.
Tinh thần này lan dần vào các phong trào tôn giáo và xã hội sau này. Trong đó có Kháng cách, một nhánh mới của Kito giáo, cổ súy mỗi cá nhân đi theo tiếng gọi lương tâm cá nhân của mình, không phải tuân phục các thể chế tập quyền, tự mình phải bươn chải và chăm chỉ lao động để kiếm sống.
Tinh thần tự do nơi đô thị hiện đại và triết lý mới mẻ của Kháng Cách bắt rễ và sinh sôi nảy nở ở Châu Âu một cách không dễ dàng và không rẻ. Những thay đổi lớn lao này trong nhận thức cá nhân đã dẫn đến các xung đột quyền lợi, chính trị và tôn giáo. Tiếp đó là các cuộc chiến đẫm máu kéo dài hàng chục năm trên khắp Châu Âu. Lòng người toàn là hận thù, cuộc sống thì khổ đau. Từ đó mới nảy ra phong trào Khai Minh (Khai Sáng).
Những nhà tư tưởng của Khai Minh rất dũng cảm, mọi phát biểu của họ đều biến họ trở thành lề trái và ngay lập tức có thể bị an ninh tư tưởng tóm cổ. Nhưng họ không hề sợ. Trong những năm 1700, những nhà tư tưởng của phong trào Khai Minh cho rằng theo con người cần sống có lý có lẽ cá nhân, những lý lẽ thông thường trong xã hội mà số đông có thể cùng chấp nhận; trong xã hội đó mỗi cá nhân đều được đối xử bình đẳng, các khác biệt về tôn giáo, quan điểm cá nhân cần được khoan dung, con người cần có nhân phẩm, và nhân phẩm của ai cũng cần phải được tôn trọng và được bảo vệ.
Khoan dung và tôn trọng người khác, tự nhận thức được ai cũng bình đẳng như ai, không phải là chuyện dễ dàng. Cùng giai đoạn Khai Minh ở Châu Âu, ở nước ta là thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, các cuộc khởi nghĩa nông dân ở miền bắc, và cuối cùng là khởi nghĩa Tây Sơn ở miền trung. Còn hôm nay là ngày 30-4, đến hôm nay nhiều người nhận ra rằng hòa giải bằng mồm rất dễ, còn khoan dung thực sự, từ tất cả các phía, và tôn trọng nhân phẩm của nhau, nhất là tôn trọng bên thất trận, ở nước ta là một việc khó đến mức gần như hoang đường.
Kháng cách và Khai minh dẫn đến một phong trào xã hội có tên rất hấp dẫn trong tiếng Việt là phong trào Lãng mạn, hình thành sau Cách mạng tư sản Pháp. Lãng mạn không giới hạn trong nghệ thuật mà nó đi vào chính trị và thực hành chính trị ở Paris: Chủ nghĩa lãng mạn đã kết liễu nền quân chủ ở Pháp bằng cuộc cách mạng 1830; cũng là lúc nó đúc kết và cổ súy thành công một trụ cột mới của xã hội (bên cạnh dân chủ và cộng hòa): tự do cá nhân và quyền con người (nhân quyền).
Vào quãng 18xx này nước ta đang ở dưới thời Minh Mạng. Và khoảng 30 năm sau thì Pháp chiếm Nam Kỳ. Thật cũng có lý khi Nguyễn Gia Kiểng có nói một câu đại khái: người Pháp còng tay dân tộc Việt Nam và dẫn vào thế giới văn minh.
Tất nhiên cách làm đó đã thất bại. Lẽ ra người Pháp cần hiểu dân chúng ta vừa lười học vừa lười lao động, thích ăn may, mê đỏ đen, thiếu lý lẽ, thừa cảm tính, ít sáng tạo, nghèo ý tưởng, vậy mà lại thích cãi cọ và hiếu thắng, tính cách thường thì dát chết nhưng động đến quyền lợi cá nhân bé tí thì hung hăng đến kinh người.
Phong trào Lãng mạn Pháp, thông qua còng tay, cuối cùng cũng đến được với các sinh viên thành thị đầu thế kỷ 20. Họ viết văn, làm báo, họ đấu tranh. Nhờ đó chúng ta có nền báo chí tự do cho đến trước 1954 và di sản của nó tồn tại đến 1976. Nhờ đó chúng ta có những câu chuyện thú vị, như nhà thơ lãng mạn Huy Cận đi bắt vua Bảo Đại xuống ngôi. Hay nữ cách mạng lãng mạn Minh Khai thoát ly gia đình đi yêu giai đẹp, toàn anh thuộc loại hải đăng (soái ca) hội kín. Những những cuộc phiêu lưu, cả chính trị và tính ái này đưa nàng ra pháp trường. Và sản phẩm phái sinh từ những mối tình ấy là bậc thang danh vọng của một vị danh tướng.
*
Mới đây Nguyễn Anh Tuấn, viết một bài về Củi và Lửa. Có thể đọc trên Danluan ở link này.
Dân chủ và Cộng hòa không được thực hành liên tục ở Châu Âu, mà bị gián đoạn khá dài. Đến thời kỳ phục hung của thành Florence, các giá trị Hy Lạp và La Mã cổ đại mới được vun trồng trở lại. Để tiến thân, Machiavelli viết một cuốn sách tên là The Prince. Cuốn sách này nói về các kỹ năng và mưu lược để chiếm, giữ và củng cố quyền lực chính trị.
Nhưng như Bertrand Russell nói, The Prince mới chỉ là một phần của học thuyết chính trị của Machiavelli, để hiểu trọn vẹn học thuyết của ông, cần phải đọc nốt cuốn The Discourses.
Trong The Discourses, Machiavelli đã mang trở về phương thức kiểm soát quyền lực kinh điển: nhà nước cộng hòa có ‘check and balance’. Ông cho rằng quyền lực chính danh là quyền lực đoạt được bằng các kỹ năng chính trị, trong một cuộc cạnh tranh công bằng. Các chính phủ được người dân kiểm soát thông qua bầu cử hành pháp và tư pháp sẽ ít độc ác, ít vô đạo đức, ít tiền hậu bất nhất hơn chính phủ độc tài. Ông viết hẳn một chương về các nguyên tắc ‘check and balance’ cần được hiến định: tam quyền phân lập, ba quyền lực kiểm soát nhau sao cho cân bằng. Các viện dẫn minh họa của ông chính là luật Solon (mà ông cho là quá dân chủ, thiếu hiệu quả), chế độ cộng hòa La Mã với các nguyên lão (chính là Senate, thượng nghị sĩ ngày nay) rất tốt, vì các nghị sĩ sẽ luôn mâu thuẫn với nhau, và mô hình tốt nhất là hiến pháp Sparta của Lycurgus. Sparta, ai ở Việt Nam cũng biết, với trận đánh Thermopylae và bộ phim 300.
Quay lại với bài Củi Lửa của Nguyễn Anh Tuấn, có vẻ như ở VN cho đến nay, cái quan trọng và được quan tâm hơn cả là cách giành và vun đắp quyền lực. Còn kiểm tra và và cân bằng quyền lực là cái rất ít được quan tâm, ngay cả từ trong gốc rễ là hiến pháp.
Vậy nên cho đến nay, kể từ ngày Ngô Đình Nhu giới thiệu The Prince (Quân Vương) vào giới tinh anh của Việt Nam (xem link này), cuốn sách này đã có tới 3 hoặc 4 phiên bản, mà gần đây nhất là bản của Nhã Nam và Đông A (bản của Đông A cực đẹp). Còn The Discourses thì tiếc thay, chưa có bản dịch nào, kể cả dịch chơi trên mạng.
*
Ngành vật lý thiên văn có gốc rễ từ thời Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, tức là khoảng hơn 2000 năm trước. Thế nhưng nó mới chỉ có những bước tiến triển đột biến khoảng hơn nửa thế kỷ gần đây, sau khi Einstein giới thiệu thuyết tương đối rộng, sau khi Hubble tìm ra vũ trụ đang giãn nở (khoảng 1930), và khi chụp được ảnh bức xạ viba nền của vũ trụ (1964). Thế nhưng, ngày nay khi ngồi nhìn lại những gì đã trải qua, các nhà khoa học giật mình vì ngay từ thời Newton, với kiến thức và trí óc của Newton, ông ấy thừa sức tìm ra phương trình vũ trụ (phương trình do Friedmann tìm ra năm 1922), trong đó vũ trụ không tĩnh mà giãn nở. Thậm chí Newton có thể tìm ra được một hằng số Hubble ở pha vật chất nắm vai trò chủ đạo không gian (khoảng 168x).
Tôi xem giáo sư Leonard Susskind giảng môn Cosmology, đến phần phương trình Friedmann, ông bảo không biết sao Newton lại không khám phá ra điều này, có lẽ là do ông ấy bỏ quá nhiều thời gian vào việc đầu tư vốn kiếm lời, và nghiên cứu giả kim thuật để làm vàng.
Rất có thể vài trăm năm nữa, có những nhà nghiên cứu nhìn lại Việt Nam ngày nay và hỏi, sao lúc đó Việt Nam không thế này thế kia, để trưởng thành nhanh hơn, tiến bộ nhanh hơn, văn minh hơn. Câu trả lời có lẽ là vì giới tinh anh của Việt nam lúc đó cũng mải kiếm chác, đầu tư có lãi thật nhanh, hay đắm mình vào các thuật giả kim thời internet.
https://5xublog.wordpress.com/2018/04/30/phap-quyen-phap-tri-phap-gi/#more-5217
Khoan dung và tôn trọng người khác, tự nhận thức được ai cũng bình đẳng như ai, không phải là chuyện dễ dàng. Cùng giai đoạn Khai Minh ở Châu Âu, ở nước ta là thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, các cuộc khởi nghĩa nông dân ở miền bắc, và cuối cùng là khởi nghĩa Tây Sơn ở miền trung. Còn hôm nay là ngày 30-4, đến hôm nay nhiều người nhận ra rằng hòa giải bằng mồm rất dễ, còn khoan dung thực sự, từ tất cả các phía, và tôn trọng nhân phẩm của nhau, nhất là tôn trọng bên thất trận, ở nước ta là một việc khó đến mức gần như hoang đường.
Kháng cách và Khai minh dẫn đến một phong trào xã hội có tên rất hấp dẫn trong tiếng Việt là phong trào Lãng mạn, hình thành sau Cách mạng tư sản Pháp. Lãng mạn không giới hạn trong nghệ thuật mà nó đi vào chính trị và thực hành chính trị ở Paris: Chủ nghĩa lãng mạn đã kết liễu nền quân chủ ở Pháp bằng cuộc cách mạng 1830; cũng là lúc nó đúc kết và cổ súy thành công một trụ cột mới của xã hội (bên cạnh dân chủ và cộng hòa): tự do cá nhân và quyền con người (nhân quyền).
Vào quãng 18xx này nước ta đang ở dưới thời Minh Mạng. Và khoảng 30 năm sau thì Pháp chiếm Nam Kỳ. Thật cũng có lý khi Nguyễn Gia Kiểng có nói một câu đại khái: người Pháp còng tay dân tộc Việt Nam và dẫn vào thế giới văn minh.
Tất nhiên cách làm đó đã thất bại. Lẽ ra người Pháp cần hiểu dân chúng ta vừa lười học vừa lười lao động, thích ăn may, mê đỏ đen, thiếu lý lẽ, thừa cảm tính, ít sáng tạo, nghèo ý tưởng, vậy mà lại thích cãi cọ và hiếu thắng, tính cách thường thì dát chết nhưng động đến quyền lợi cá nhân bé tí thì hung hăng đến kinh người.
Phong trào Lãng mạn Pháp, thông qua còng tay, cuối cùng cũng đến được với các sinh viên thành thị đầu thế kỷ 20. Họ viết văn, làm báo, họ đấu tranh. Nhờ đó chúng ta có nền báo chí tự do cho đến trước 1954 và di sản của nó tồn tại đến 1976. Nhờ đó chúng ta có những câu chuyện thú vị, như nhà thơ lãng mạn Huy Cận đi bắt vua Bảo Đại xuống ngôi. Hay nữ cách mạng lãng mạn Minh Khai thoát ly gia đình đi yêu giai đẹp, toàn anh thuộc loại hải đăng (soái ca) hội kín. Những những cuộc phiêu lưu, cả chính trị và tính ái này đưa nàng ra pháp trường. Và sản phẩm phái sinh từ những mối tình ấy là bậc thang danh vọng của một vị danh tướng.
*
Mới đây Nguyễn Anh Tuấn, viết một bài về Củi và Lửa. Có thể đọc trên Danluan ở link này.
Dân chủ và Cộng hòa không được thực hành liên tục ở Châu Âu, mà bị gián đoạn khá dài. Đến thời kỳ phục hung của thành Florence, các giá trị Hy Lạp và La Mã cổ đại mới được vun trồng trở lại. Để tiến thân, Machiavelli viết một cuốn sách tên là The Prince. Cuốn sách này nói về các kỹ năng và mưu lược để chiếm, giữ và củng cố quyền lực chính trị.
Nhưng như Bertrand Russell nói, The Prince mới chỉ là một phần của học thuyết chính trị của Machiavelli, để hiểu trọn vẹn học thuyết của ông, cần phải đọc nốt cuốn The Discourses.
Trong The Discourses, Machiavelli đã mang trở về phương thức kiểm soát quyền lực kinh điển: nhà nước cộng hòa có ‘check and balance’. Ông cho rằng quyền lực chính danh là quyền lực đoạt được bằng các kỹ năng chính trị, trong một cuộc cạnh tranh công bằng. Các chính phủ được người dân kiểm soát thông qua bầu cử hành pháp và tư pháp sẽ ít độc ác, ít vô đạo đức, ít tiền hậu bất nhất hơn chính phủ độc tài. Ông viết hẳn một chương về các nguyên tắc ‘check and balance’ cần được hiến định: tam quyền phân lập, ba quyền lực kiểm soát nhau sao cho cân bằng. Các viện dẫn minh họa của ông chính là luật Solon (mà ông cho là quá dân chủ, thiếu hiệu quả), chế độ cộng hòa La Mã với các nguyên lão (chính là Senate, thượng nghị sĩ ngày nay) rất tốt, vì các nghị sĩ sẽ luôn mâu thuẫn với nhau, và mô hình tốt nhất là hiến pháp Sparta của Lycurgus. Sparta, ai ở Việt Nam cũng biết, với trận đánh Thermopylae và bộ phim 300.
Quay lại với bài Củi Lửa của Nguyễn Anh Tuấn, có vẻ như ở VN cho đến nay, cái quan trọng và được quan tâm hơn cả là cách giành và vun đắp quyền lực. Còn kiểm tra và và cân bằng quyền lực là cái rất ít được quan tâm, ngay cả từ trong gốc rễ là hiến pháp.
Vậy nên cho đến nay, kể từ ngày Ngô Đình Nhu giới thiệu The Prince (Quân Vương) vào giới tinh anh của Việt Nam (xem link này), cuốn sách này đã có tới 3 hoặc 4 phiên bản, mà gần đây nhất là bản của Nhã Nam và Đông A (bản của Đông A cực đẹp). Còn The Discourses thì tiếc thay, chưa có bản dịch nào, kể cả dịch chơi trên mạng.
*
Ngành vật lý thiên văn có gốc rễ từ thời Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, tức là khoảng hơn 2000 năm trước. Thế nhưng nó mới chỉ có những bước tiến triển đột biến khoảng hơn nửa thế kỷ gần đây, sau khi Einstein giới thiệu thuyết tương đối rộng, sau khi Hubble tìm ra vũ trụ đang giãn nở (khoảng 1930), và khi chụp được ảnh bức xạ viba nền của vũ trụ (1964). Thế nhưng, ngày nay khi ngồi nhìn lại những gì đã trải qua, các nhà khoa học giật mình vì ngay từ thời Newton, với kiến thức và trí óc của Newton, ông ấy thừa sức tìm ra phương trình vũ trụ (phương trình do Friedmann tìm ra năm 1922), trong đó vũ trụ không tĩnh mà giãn nở. Thậm chí Newton có thể tìm ra được một hằng số Hubble ở pha vật chất nắm vai trò chủ đạo không gian (khoảng 168x).
Tôi xem giáo sư Leonard Susskind giảng môn Cosmology, đến phần phương trình Friedmann, ông bảo không biết sao Newton lại không khám phá ra điều này, có lẽ là do ông ấy bỏ quá nhiều thời gian vào việc đầu tư vốn kiếm lời, và nghiên cứu giả kim thuật để làm vàng.
Rất có thể vài trăm năm nữa, có những nhà nghiên cứu nhìn lại Việt Nam ngày nay và hỏi, sao lúc đó Việt Nam không thế này thế kia, để trưởng thành nhanh hơn, tiến bộ nhanh hơn, văn minh hơn. Câu trả lời có lẽ là vì giới tinh anh của Việt nam lúc đó cũng mải kiếm chác, đầu tư có lãi thật nhanh, hay đắm mình vào các thuật giả kim thời internet.
https://5xublog.wordpress.com/2018/04/30/phap-quyen-phap-tri-phap-gi/#more-5217
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét