Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Người tự đào mộ cho mình: Phan Văn Vĩnh

Sau khi "Quả báo sớm với cha con Nguyễn Hải Phong", giờ đến lượt Quả báo sớm với Phan Văn Vĩnh. Đoạn này hay: Theo đúng quy trình, tháng 5/2015, tướng Vĩnh về hiu, nhường đường cho đàn em là tướng Trần Văn Vệ (1959). Thế nhưng tướng Vĩnh đã cố tình ở lại, tiếp tục thu hái lộc lá từ đàn em. Một số chuyên gia thạo tin cho hay, để ở lại thêm 2 năm, tướng Vĩnh phải chi ngót triệu USD. Tướng Vĩnh không rời nhiệm sở, khiến tướng Vệ bị kẹt. Năm 2017, tướng Vĩnh nhả ghế, tướng Vệ kế nhiệm ghế ấy thì đã quá tuổi đề bạt nên chỉ là “Quyền” Tổng cục trưởng. Đang thăng tiến, bị đàn anh chặn đầu, tướng Vệ không thù mới là chuyện lạ. Nếu chỉ bảo kê cho đường dây đánh bạc, thu tiền hồ bù đắp cho khoản chi chác thì không có gì đáng nói, nếu như tướng Vĩnh không tạo ra kẻ thù cho chính mình. Đó chính là tử huyệt chôn sống sự nghiệp chính trị của tướng Vĩnh. Ối kẻ vẫn sai lè lè ra đấy vẫn bình chân như vại chỉ vì xung quanh có cả dàn huynh đệ che chắn. Riêng tướng Vĩnh, ông đã gây thù chuốc oán với đàn em, khác nào tự tay đào tử huyệt cho mình. Tháng 4/2018, tướng Vĩnh bị nhập kho với lý do: liên quan tới đường dây đánh bạc trên Internet. Người thực thi nghiệp vụ bắt này chính là đệ của ông.
NGƯỜI TỰ ĐÀO MỘ CHO MÌNH:
Nguyên trung tướng Tổng cục trưởng Phan Văn Vĩnh
FB Phan Trí Đỉnh - Sáng nay, tướng Vĩnh đã ra hầu tòa cùng với 92 môn đệ trong đường dây đánh bạc trực tuyến chục nghìn tỷ tại Phú Thọ. Tướng Vĩnh (Phan Văn), Sinh 19/5/1955, đúng ngày sinh ông Cụ. Nếu ngày tháng năm sinh này là có thật thì số phận tướng Vĩnh đã đi theo một hướng khác.
Image result for "luật nhân quả" không lách được
Dân giang hồ là chỗ anh em, vẫn gọi tướng Vĩnh là “Vĩnh Chột”. Quê Nam Định, vào công an sau mấy chục năm phấn đấu đã đeo tướng 2 sao tưởng như thế cũng là tột đỉnh vinh quang rồi. Chưa hết, Vĩnh Chột còn vào Quốc Hội, lại được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang, oách đến thế là cùng. Nhớ lại cách đây mấy năm, từ tướng một sao tỉnh lẻ, đầu năm 2012, tướng Vĩnh nắm chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, ít lâu sau đó, ông đeo 2 sao.

Theo đúng quy trình, tháng 5/2015, tướng Vĩnh về hiu, nhường đường cho đàn em là tướng Trần Văn Vệ (1959) ngồi vào cái ghế danh giá ấy. Thế nhưng tướng Vĩnh đã không làm thế mà cố tình ở lại, tiếp tục thu hái lộc lá từ đàn em.

Một số chuyên gia thạo tin cho hay, để ở lại thêm 2 năm, tướng Vĩnh phải chi ngót triệu USD. Điều này giải thích vì sao có chuyện tướng Vĩnh bảo kê cho đường dây đánh bạc online hàng chục ngàn tỷ đồng.

Sau khi bị bắt, Nguyễn Văn Dương khai đã đưa cho tướng Phan Văn Vĩnh 27 tỷ đồng, gần 2 triệu USD cùng nhiều hiện vật đắt tiền khác.

Tướng Vĩnh không rời nhiệm sở, khiến tướng Vệ bị kẹt. Năm 2017, tướng Vĩnh nhả ghế, tướng Vệ kế nhiệm ghế ấy thì đã quá tuổi đề bạt nên chỉ là “Quyền” Tổng cục trưởng.

Đang thăng tiến, bị đàn anh chặn đầu, tướng Vệ không thù mới là chuyện lạ. 

Nếu chỉ bảo kê cho đường dây đánh bạc, thu tiền hồ bù đắp cho khoản chi chác thì không có gì đáng nói, nếu như tướng Vĩnh không tạo ra kẻ thù cho chính mình. Đó chính là tử huyệt chôn sống sự nghiệp chính trị của tướng Vĩnh.

Ối kẻ vẫn sai lè lè ra đấy vẫn bình chân như vại chỉ vì xung quanh có cả dàn huynh đệ che chắn. Riêng tướng Vĩnh, ông đã gây thù chuốc oán với đàn em, khác nào tự tay đào tử huyệt cho mình.

Tháng 4/2018, tướng Vĩnh bị nhập kho với lý do: liên quan tới đường dây đánh bạc trên Internet. Người thực thi nghiệp vụ này chính là đệ của ông.

Theo Phan Thế Hải.

Phan Văn Vĩnh (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955) là cựu Trung tướng Công an nhân dân Việt Namchính trị gia và Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Nam Định,[2] Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an (Việt Nam) (Tổng cục II), Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương Việt Nam.
Tháng 4 năm 2018, ông bị bắt tạm giam 4 tháng vì liên quan tới đường dây đánh bạc trên Internet.
Phan Văn Vĩnh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955 tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Ngày 16 tháng 9 năm 1978, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 2000, khi đang là Phó Giám đốc Công an tỉnh Nam Định, ông được Chủ tịch nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.[4]
Có nhiều giai thoại về việc Phan Văn Vĩnh "mưu trí" phá án giai đoạn trước năm 2000, như việc ông cho đốt đống rơm nhà kẻ tình nghi trộm thóc hợp tác xã, lợi dụng chữa cháy để tìm tang vật vụ án; bắt cóc tội phạm trùm bao giải rút lên đầu và đặt anh ta nằm ngang trên đường ray xe lửa để buộc anh ta phải cung khai, hay đưa tiền cho đầu gấu giang hồ để chúng dạt sang vùng khác tạm lánh khỏi tỉnh Nam Định (3 nhà văn Minh Chuyên, Nguyễn Kế Nghiệp, Nguyễn Hồng Lam làm chứng).[5]
Tháng 5 năm 2005, ông là Đại tá Công an nhân dân, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Nam Định.[6]
Ngày 25 tháng 4 năm 2007, Đại tá Phan Văn Vĩnh, Giám đốc Công an tỉnh Nam Định, được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăng quân hàm Thiếu tướng.[7]
Từ năm 2007 đến năm 2011, Phan Văn Vĩnh là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định.[3]
Tháng 1 năm 2012, Phan Văn Vĩnh là Thiếu tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công an (Việt Nam) (Tổng cục VI).[8] Trong thời gian này, ông là Trưởng ban chỉ đạo chuyên án điều tra vụ thảm sát do Lê Văn Luyện gây ra tại Bắc Giang.[3]
Phan Văn Vĩnh cũng là Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ “bầu” Kiên.[9]
Tháng 5 năm 2012, Phan Văn Vĩnh là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an.[10]
Từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 4 năm 2017, ông là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an Việt Nam.[11]
Tháng 4 năm 2017, ông nghỉ hưu.[11]
Ngày 6 tháng 4 năm 2018, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố theo điều 356 Bộ luật hình sự với tội danh "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và bắt tạm giam 4 tháng đối với Phan Văn Vĩnh để điều tra hành vi liên quan đến đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền lên tới hàng ngàn tỉ đồng.[3] Ông Vĩnh đã ký và trình một số văn bản cho Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC do Nguyễn Văn Dương (bị can cầm đầu trong đường dây đánh bạc) là chủ tịch HĐQT được hoạt động dưới danh nghĩa đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an.[12] Cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông.[13]
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: "Điều này vô cùng nguy hiểm, ở chỗ, trước đây chúng ta chỉ hình dung tội phạm nằm ngoài lực lượng, bây giờ tội phạm lại nằm trong lực lượng, nằm ngay trong lực lượng chấp pháp, trong lực lượng phòng chống tội phạm. Nghĩa là nó đã đạt đến mức độ 'mafia' rất cao".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét