Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

PCT Quý có nên đi thăm 7 người sử dụng ma túy?

Ở VN có cái chết là mọi sai lầm, vi phạm đều không phải trả giá nên người ta cứ thoải mái tiếp tục sai lầm, vi phạm. Mấy con nghiện ko những ko phải trả giá mà còn được đến thăm, tặng quà thì thật ko còn gì để nói. Quan điểm của tôi từ xưa rất rõ ràng: Đối với những người cố tình làm sai, như sử dụng ma túy trong trường hợp này, cần có biện pháp xử lý, cô lập, chứ không thể đến thăm, tặng quà... Không thể ban phát thăm và tặng cho những người không xứng đáng. Ngay cả con cái mình, nếu chúng sai lầm thì phải kiên quyết yêu cầu chúng sửa chữa; nếu không, dứt khoát không để lại tài sản cho chúng mà dùng để giúp đỡ những người khó khăn khác. Đừng chạy theo chúng, chiều chuộng chúng để xin được lòng thương của chúng đối với mình, hy vọng chúng thương mình khi mình già. Đa phần trong số đó là không thể sửa chữa, không biết tình thương là gì; do đó chỉ có thể cắt bỏ đi. Sợ rằng các đối tượng nghiện ma túy mà ông Quý đi thăm là các thái tử Đảng của Trung ương và Hà Nội.
PCT Hà Nội Ngô Văn Quý có nên đi thăm nạn nhân vụ lễ hội âm nhạc?
19/09/2018 Hải Phong - Câu hỏi dư luận đặt ra là việc lãnh đạo TP dành thời gian để đi thăm những nạn nhân này có hợp lý hay không khi ngoài kia còn rất nhiều những mảnh đời đáng thương, khốn khổ hơn? “Phó chủ tịch UBND TP lấy tiền ở đâu để tặng quà cho nạn nhân” “Đã là người lãnh đạo thì phải biết điểm nào là điểm quan tâm, cần ưu tiên. Tất cả chúng ta đều có những hoạt động như thế, trong chính sách cũng có khái niệm ưu tiên, ưu đãi…”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý (áo xanh) cùng Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền (áo hồng) thăm nạn nhân tại Bệnh viện Bạch Mai

Dư luận đang phản ứng về việc Phó Chủ tịch phụ trách văn xã UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đã cùng với Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền đã đến Bệnh viện E, Bệnh viện Bạch Mai để thăm những nạn nhân đang điều trị sau vụ việc tại Lễ hội âm nhạc được tổ chức tại Công viên nước Hồ Tây khiến 7 người thiệt mạng (theo tin chính thức từ cơ quan công an, tất cả các nạn nhân đều dương tính với ma túy).

Sự việc là vào chiều 17/9 (thời điểm trước khi xảy ra vụ cháy gần Bệnh viện Nhi Trung ương vào tối cùng ngày), Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã tới thăm các bệnh nhân. Tại thời điểm đó, lãnh đạo Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận 2 bệnh nhân nam, trong đó một bệnh nhân sinh năm 1991 (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và một bệnh nhân sinh năm 1994 (ở phố Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội). Hai bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, suy thận, trụy tim mạch… Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm cho thấy, hai bệnh nhân dương tính với ma túy tổng hợp và ma túy đá.

Tại Bệnh viện E, các bác sĩ cho biết, vào 22 giờ 40 phút ngày 16/9 đã tiếp nhận 8 trường hợp cấp cứu (gồm 3 nữ và 5 nam, độ tuổi từ 18 đến 27) do Trung tâm Cấp cứu 115 và Trung tâm Vận chuyển cấp cứu Bắc Việt chuyển tới, trong đó có 1 trường hợp tử vong trước khi nhập viện. Thực hiện test nhanh với 8 trường hợp này cho thấy kết quả dương tính với ma túy đá, cần sa và thuốc lắc.

Tại các bệnh viện, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đề nghị các cơ sở y tế tập trung cứu chữa cho bệnh nhân. Cơ quan chức năng đang tích cực điều tra làm rõ vụ việc.

Câu hỏi dư luận đặt ra là việc lãnh đạo TP dành thời gian để đi thăm những nạn nhân này có hợp lý hay không khi ngoài kia còn rất nhiều những mảnh đời đáng thương, khốn khổ hơn?

Rất đau xót khi nói về vụ việc khiến nhiều người thiệt mạng, hôn mê trong một sự kiện âm nhạc, Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: "Thực ra câu chuyện các cá nhân chọn “lắc” hay không “lắc” là vấn đề thuộc về quyền con người".

“Nhưng đã là người lãnh đạo thì người ta phải biết điểm nào là điểm quan tâm, cần ưu tiên. Tất cả chúng ta đều có những hoạt động như thế (thăm hỏi, chia sẻ- PV), trong chính sách cũng có khái niệm ưu tiên, ưu đãi… Mình cũng phải có những điểm ưu tiên. Vấn đề là phải hết sức cân nhắc”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho biết.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc dư luận thắc mắc rằng “Phó chủ tịch UBND TP lấy tiền ở đâu để tặng quà cho nạn nhân”, và với tư cách là một ĐBQH ông có ủng hộ cách làm này hay không, ông Nhưỡng cho biết ông không bình luận nhiều về câu chuyện này.

“Bởi vì như tôi đã nói rồi, chuyện này là chuyện con người, đặc biệt những lúc nước sôi lửa bỏng, đặc biệt hơn ở đây các cháu còn trẻ người non dạ, cận kề với cái chết, người ta vẫn nói nghĩa tử là nghĩa tận thì câu chuyện đó là bình thường, không vấn đề gì cả. Nhưng phải có thái độ công - tội rõ ràng.

Tôi cho rằng đây là một trong những sai lầm của quản lý. Còn những cơ quan quản lý mà phủ nhận trách nhiệm tôi cho rằng không đúng, là sai khi nói rằng chết không phải do dẫm đạp mà chết chỉ do sốc thuốc… Anh là người phê duyệt cho một sự kiện có tầm ảnh hưởng văn hóa lớn thì ảnh phải chịu trách nhiệm tất cả những vấn đề liên quan đến nó.

Tự nhiên người ta đến chỗ đó để sử dụng ma túy hay sao? Liệu không có sự kiện âm nhạc thì 7 người đó, và còn nữa... có đến đó sử dụng ma túy không? Liệu âm nhạc, sự kiện âm nhạc có liên quan đến tinh thần, sự hưng phấn, kích động dùng ma túy hay không?”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng đặt vấn đề.

Một lần nữa ông Nhưỡng cho rằng, sự kiện văn hóa là rất cần thiết. Nhưng công tác quản lý là vấn đề cần quan tâm. Không thể vô cảm, vô can được. "Quản lý mà không quản, không giáo dục, không có biện pháp... lại nói là 7 người không chết vì giẫm đạp mà chết vì sốc thuốc nên cơ quan quản lý không có lỗi... thì thật khó coi”.

Trước đó, Lễ hội âm nhạc điện tử “Du hành tới mặt trăng” (Trip To The Moon) được quảng bá là sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ âm nhạc điện tử 2018 - Vietnam Electronic Weekend (VEW) năm thứ 3 liên tiếp.

Sự kiện diễn ra cùng lúc tại 3 sân khấu với hệ thống loa công suất lớn, đèn laser, màn hình tương tác... Số lượng người tham dự mà Công ty TNHH kết nối Á Châu (đơn vị tổ chức) đăng ký vào khoảng 5.000 người.

http://infonet.vn/pct-ha-noi-ngo-van-quy-co-nen-di-tham-nan-nhan-vu-le-hoi-am-nhac-post275007.info

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét