Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Ông Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu TQ vừa qua đời

Ông Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu về TQ vừa qua đời
19 tháng 9 2018 - Trong một bài trên BBC Tiếng Việt hồi năm 2009, ông viết: "Mong rằng một số nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nên nhớ chuyện sau: Nếu không biết lời dặn của Chủ tịch Mao với đoàn cố vấn Trung Quốc khi sang giúp Việt nam thời kỳ chống Pháp: "Tổ tiên chúng ta trước đây đã làm một số việc không phải với nhân dân Việt Nam, các anh sang giúp nước bạn lần này là để trả nợ cho cha ông"; và nếu không thấy trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Thủ tướng Chu đã tới dâng hương tại đền thờ Hai Bà, thì chắc chắn những người Việt Nam thời đó không dễ quên được chuyện cũ để nhanh chóng hòa hiếu với Trung Quốc như sau đó đâu?"
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy qua đời hôm 18/9, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà báo Huy Đức mô tả ông Dương Danh Dy "là một trong những người hiểu Trung Quốc nhất". Một cựu đại sứ nói với BBC rằng tin nhà nghiên cứu Dương Danh Dy qua đời "là tổn thất lớn vì ông ấy có hiểu biết sâu rộng, đánh giá chuẩn xác về quan hệ Việt-Trung".

Tính đến 16:00 hôm 19/9, chưa thấy truyền thông Việt Nam đưa tin về việc ông Dy qua đời, nhưng con trai ông đã xác nhận tin buồn trên trang Facebook cá nhân.

Ông Dương Danh Dy được nhìn nhận "là một trong những người hiểu Trung Quốc nhất" và từng có nhiều bài viết về quan hệ Việt-Trung, Chiến tranh biên giới 1979 và Hội nghị Thành Đô.

Năm 1977, ông được lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cử sang làm bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh, chuyên làm công tác nghiên cứu.

Trong một bài trên BBC Tiếng Việt hồi năm 2009, ông viết: "Mong rằng một số nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nên nhớ chuyện sau: Nếu không biết lời dặn của Chủ tịch Mao với đoàn cố vấn Trung Quốc khi sang giúp Việt nam thời kỳ chống Pháp: "Tổ tiên chúng ta trước đây đã làm một số việc không phải với nhân dân Việt Nam, các anh sang giúp nước bạn lần này là để trả nợ cho cha ông"; và nếu không thấy trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Thủ tướng Chu đã tới dâng hương tại đền thờ Hai Bà, thì chắc chắn những người Việt Nam thời đó không dễ quên được chuyện cũ để nhanh chóng hòa hiếu với Trung Quốc như sau đó đâu?"

"Vết thương chung phải do cả hai bên cùng đồng tâm, thành ý chữa trị thì mới có thể lành hẳn."

"Chúng ta không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng quên."

Trong một bài khác về Hội nghị Thành Đô, ông viết: "Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, ngưòi ta sẽ thấy "ngộ" ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến "kết quả" của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình."
'Hiểu biết sâu rộng'

Hôm 19/9, ông Nguyễn Trung, cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan nói với BBC: "Tôi đang chuẩn bị đi viếng ông Dương Danh Dy, một người bạn lâu năm của tôi. Ông ấy qua đời là tổn thất lớn vì ông ấy có hiểu biết sâu rộng về Trung Quốc, đánh giá chuẩn xác về chính sách của Bắc Kinh đối với Hà Nội, cũng như quan hệ Việt-Trung."

"Theo như tôi hiểu, những gì ông ấy biết thì đều viết ra cả, chứ không giữ lại."

"Đương nhiên trong công tác nghiên cứu thì có những gai góc nhưng ông ấy không tránh né vấn đề."

"Có thể nói những ý kiến của ông Dương Danh Dy cũng như của ông Nguyễn Trọng Vĩnh đều rất xác đáng."

DƯƠNG DANH DY - MỘT TRONG NHỮNG NGƯỜI HIỂU TRUNG QUỐC NHẤT - ĐÃ RA ĐI Nhà ngoại giao Dương Danh Dy vừa mất hôm qua....Posted by Truong Huy San on Tuesday, 18 September 2018

Cuối Facebook tin bởi Huy San

"Tất nhiên là ông Dương Danh Dy cũng như những người làm ngoại giao, nghiên cứu khác ở Việt Nam đều có mong muốn quan hệ Việt-Trung được tiến triển, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau."

"Nhưng đó chỉ là mong muốn, còn muốn trở thành sự thật thì cần có một quá trình rất dài," ông Nguyễn Trung nói với BBC.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó tổng thư ký Asean và là cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia, viết trên trang cá nhân: "Ông Dy là một trong những cây đa, cây đề những nhà nghiên cứu gạo cội về chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Trung Quốc đương đại còn sót lại."

"Khi làm việc, ông luôn tìm cách tạo sự khác biệt trong cách nhìn nhận, đánh giá, cách viết và cách trình bày những suy nghĩ của mình và đây là cách mà những người làm việc cùng có thể học được ở chú rất nhiều. Còn một điểm khác rất ít thấy ở người lớn tuổi và nhất là người nghiên cứu Trung Quốc là ông rất tôn trọng các ý kiến xác đáng, dựa trên cơ sở nghiên cứu của các cán bộ trẻ, có năng lực, mặc dù đó là ý kiến hay quan điểm khác biệt."

------------

Nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy qua đời

19/09/2018 
Xác nhận với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, một đại sứ ngoại giao cho biết nhà nghiên cứu Dương Danh Dy vừa qua đời. Theo đó, lễ viếng được tổ chức vào hồi 15 giờ chiều nay 19.9. 2018 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 354, Phố Đội Nhân, Ba Đình, Hà Nội.

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy qua đời - Ảnh: Tuổi trẻ

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nguyên là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc. Ông được biết đến là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam về Trung Quốc.

Ông Hoàng Anh Tuấn nguyên Đại sứ Việt Nam tại Indonesia, hiện là Phó tổng Thư ký ASEAN bày tỏ: “Chú Dy là một trong những cây đa, cây đề những nhà nghiên cứu gạo cội về chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Trung Quốc đương đại còn sót lại. Khi làm việc, Chú luôn tìm cách tạo sự khác biệt trong cách nhìn nhận, đánh giá, cách viết và cách trình bày những suy nghĩ của mình và đây là cách mà những người làm việc cùng có thể học được ở chú rất nhiều”.

Theo ông Tuấn, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cũng rất tôn trọng các ý kiến xác đáng, dựa trên cơ sở nghiên cứu của các cán bộ trẻ, có năng lực, mặc dù đó là ý kiến hay quan điểm khác biệt.

Đại sứ này chia sẻ: “Khi bước chân vào Bộ Ngoại giao cách đây gần 30 năm, cũng là lúc mình về Học viện Ngoại giao, và nhờ đó có điều kiện làm việc với những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ vàng của Bộ Ngoại giao lúc đó như Phan Doãn Nam, Dương Danh Dy, Lưu Đoàn Huynh... Cũng nhờ vậy mà có điều kiện "đi tắt đón đầu", trưởng thành nhanh và vững bước khi ra "đấu trường" khu vực và quốc tế”.

“Sau này khi các chú không còn điều kiện nghiên cứu thường xuyên như trước, nhưng bất cứ khi nào có việc cần mình và nhiều người nhờ giúp đỡ, chủ yếu là hỗ trợ cho các bạn trẻ ở Học viện Ngoại giao, các cụ đều sốt sắng đáp ứng ngay, không khác những gì mà người cha lo cho con”, ông Tuấn viết.

Trên trang facebook cá nhân, nhiều đại sứ ngoại giao cũng bày tỏ sự tiếc thương với nhà nghiên cứu Dương Danh Dy.

Lam Thanh
https://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/chinh-tri-c-93/nha-ngoai-giao-nha-nghien-cuu-duong-danh-dy-qua-doi-97005.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét