Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Lợi dụng đoàn xúc tiến thương mại, trốn sang Đức?

Có không việc lợi dụng đoàn xúc tiến thương mại, trốn sang Đức?
Dân trí - Vừa qua, sau khi bị kiểm tra, phát hiện có những dấu hiệu vi phạm pháp luật, Trịnh Xuân Thanh đã bị đình chỉ các chức vụ: Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng... Trong khi chờ xem xét, xử lý, ông này cũng đã bỏ trốn ra sang châu Âu và Bộ Công an đã phát lệnh truy nã quốc tếTheo nguồn tin riêng của Dân trí, Bộ Công Thương hiện đang phải tập hợp tư liệu, báo cáo cho cơ quan chức năng về việc một số cá nhân lợi dụng chuyến đi của một đoàn "xúc tiến thương mại" của Bộ này ra nước ngoài để trốn sang Đức. Tướng Phan Văn Vĩnh: Truy bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh / Biệt thự tuyệt đẹp trên đỉnh Tam Đảo và bóng dáng Trịnh Xuân Thanh / Trịnh Xuân Thanh đã bay sang châu Âu
Đã có một số cá nhân được cho là đã lợi dụng việc đi xúc tiến thương mại và đã trốn ở lại Cộng hoà liên bang Đức. (Ảnh: minh hoạ)

Cụ thể, cuối năm 2015, một đoàn công tác đi xúc tiến thương mại tại Ba Lan và Cộng hoà liên bang Đức (từ 17/11-23/11/2015) của Bộ Công Thương đã được tổ chức. Tuy nhiên, đã có một số cá nhân được cho là đã lợi dụng việc này, trốn ở lại Cộng hoà liên bang Đức.

Vụ việc liên quan đến 3 cá nhân tên là P.Đ.V, N.T.Y.G và L.T.T, hiện nay, theo ông Trần Ngọc Quân, Vụ phó Vụ Châu Âu, Bộ Công Thương, là doanh nghiệp bên ngoài Bộ.

Điều đáng chú ý là trước đó, Bộ Công Thương đã có công văn số 567/2015/KV2, ban hành ngày 16/11/2015 gửi Đại sứ quán Cộng hoà liên bang Đức nói về việc 3 người trên sẽ "tự chịu trách nhiệm về chuyến công tác của mình (nếu có)".

Trao đổi với Dân trí, ông Trần Ngọc Quân cho biết, trước đây, Bộ có thông báo việc tổ chức đoàn đi. Nhưng 3 người trên không nằm trong danh sách, quyết định của đoàn này.

Cùng ngày, Bộ Công Thương cũng gửi Dân trí văn bản Quyết định 12466/QĐ-BCT về tổ chức đoàn giao thương, xúc tiến thương mại tại Ba Lan và Đức thời gian trên. Trong danh sách đoàn đi kèm theo quyết định này không có 3 cá nhân trên.

Như vậy, có nhiều khả năng, những người trên đã lợi dụng việc thông báo tổ chức đoàn đi xúc tiến thương mại của Bộ này để đi sang Đức và ở lại.

Năm 2014, Dân trí cũng đã đưa tin, Sở Ngoại vụ thành phố Cần Thơ đã cho biết, ông Trần Ngọc Phi Long, Phó trưởng Phòng Hợp tác quốc tế của Sở này, khi được cử đi công tác tại Mỹ đã trốn ở lại quốc gia này. Sau đó, ông Long viết đơn xin nghỉ việc, gửi qua đường bưu điện về Sở Ngoại vụ nêu lý do: “Vì gia đình và sức khỏe".

Vụ việc "lùm xùm" tương tự gần nhất liên quan đến một cựu cán bộ của Bộ Công Thương chính là Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chánh văn phòng phụ trách, sau đó được bổ nhiệm làm Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng, Bộ Công Thương. Năm 2015, ông này sau đó được luân chuyển làm Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.

Vừa qua, sau khi bị kiểm tra, phát hiện có những dấu hiệu vi phạm pháp luật, Trịnh Xuân Thanh đã bị đình chỉ các chức vụ: Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng... Trong khi chờ xem xét, xử lý, ông này cũng đã bỏ trốn ra sang châu Âu và Bộ Công an đã phát lệnh truy nã quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa phát hiện được tung tích của Trịnh Xuân Thanh.

Riêng về vụ việc các cá nhân lợi dụng Đoàn xúc tiến thương mại đi Ba Lan, Đức mới nhất, Bộ Công Thương sẽ phải báo cáo cho cơ quan chức năng đầy đủ về quá trình tổ chức đoàn đi, danh sách đoàn, vì sao ban hành công văn số 567/2015/KV2, người ký...Bởi việc lợi dụng đoàn đi công tác, trốn ở lại nước ngoài như trên là có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Hà Anh
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/co-khong-viec-loi-dung-doan-xuc-tien-thuong-mai-tron-sang-duc-20161103010601477.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét