Việt Nam ký vay Trung Quốc thêm 250 triệu USD làm đường sắt đô thị
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Trung Quốc - Lý Khắc Cường vừa ký hiệp định khung về khoản vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Các dự án ODA đường sắt vẫn dẫn đầu về chậm tiến độ / Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông thi công chậm chạpTrên thực tế, khoản vay nêu trên đã được lãnh đạo Chính phủ Việt Nam có văn bản đồng ý từ tháng 7/2015. Trước đó, dự án được khởi công xây dựng bằng nguồn vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký năm 2008 giữa Chính phủ 2 nước.
Với chiều dài tuyến đi trên cao hơn 13km, dự án ban đầu có tổng vốn gần 553 triệu USD. Đến đầu năm 2014, công trình được đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 868 triệu USD do khâu khảo sát, thiết kế nhiều hạng mục chưa chính xác.
Sau lễ ký vay thêm vốn ngày 12/9, sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có cuộc trao đổi với ông Mã Giang Kiểm - Tổng giám đốc Công ty Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (đơn vị làm tổng thầu EPC cho dự án nêu trên), trong đó đề cập việc thi công chậm tiến độ. “Việc này có nhiều nguyên nhân nhưng dù gì thì với vai trò tổng thầu mà gây chậm trễ thì cần nhìn nhận trách nhiệm, nhất là trong khi nhiều doanh nghiệp tư nhân họ làm rất thành công. Công trường vắng vẻ, tổ chức thi công như thế thì gay go lắm”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam theo đó yêu cầu Công ty Cục 6 phải khắc phục ngay bất cập, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án trên cơ sở đảm bảo chất lượng công trình, an toàn khi thi công. Ông Mã Giang Kiểm sau đó cam kết sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dự án.
Trao đổi trước đó với lãnh đạo Trung Quốc về hợp tác đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong chiến lược phát triển bền vững đang triển khai, Việt Nam coi trọng các yêu cầu về công nghệ cao, hiệu quả, thân thiện với môi trường.
Thủ tướng đề nghị Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, chế tạo máy, công nghiệp phụ trợ, năng lượng tái tạo...
Anh Minh
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/viet-nam-ky-vay-trung-quoc-them-250-trieu-usd-lam-duong-sat-do-thi-3467556.html
Vậy là đội vốn lên 50% so với dư toán ban đầu. Tưởng chọn được nhà thầu giá rẻ, cuối cùng không rẻ chút nào
thật không thể tin nổi 13km đường sắt có giá trên trời như vậy
đường sắt có những đường cong thật là mềm mại
Vâng, thưa các bác, như vậy là hơn 66 triệu usd/km đường sắt trên cao, quá cao so với mức trung bình (45 triệu) trên thế giới. thế gọi là đắt hay rẻ ? Chưa kể đến lãi vay của dự án ah.
Còn chưa xây xong đã thấy hàng loạt các "đường cong" không mềm mại ở các cột trụ. Lồi lồi lõm lõm, mai mốt đi chắc cảm giác như roller coaster. Dựng được một nửa thì thiếu vốn, tăng gấp rưỡi chi phí so với đánh giá ban đầu, mãi mãi chậm tiến độ vì lý do thiếu tiền. Chán.
Nhìn con đường uốn lượn hay nhỉ, khỏi phải chơi trò cảm giác mạnh
868 triệu USD cho 13km, kinh khủng thiệt, số tiền này có nên bỏ ra làm đoạn đường uốn cong này không ?
Nghe mà buồn gần 1 tỷ đô có nhiều cách làm tốt hơn đường sắt trên cao nhiều. Chắc lượng khách bằng 20 cái xe buýt thôi.năm 2016 hoàn thành giờ lại 2018 còn đội vốn lên có mấy trăm triệu đô nữa ko?
Không biết tuyến đường sắt này sẽ được lợi gì, nhưng số tiền đầu tư này qua lớn để làm chừng đó km đường sắt???
Đọc mà thấy buồn, buồn không biết nói thế nào nữa
đó giờ là như vậy rồi. giá lúc đấu thầu thì rẻ hơn rất nhiều, nhưng lúc thi công thì vốn bổ sung gấp thêm vài lần. tính ra thì còn đắt hơn của các nhà thầu khác nhiều
Tổng chi phí quá đắt, tôi sang Bangkok nhìn đường sắt đô thị của họ mà nhìn lại mình thấy quá buồn
Gần 68 triệu usd 1km tưởng rẻ hóa ra không rẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét