Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Hội nhập AEC 2016: Vận hội lớn không thể bỏ lỡ

Bài viết mầu hồng của tôi cho báo Tết:
Hội nhập AEC 2016: Vận hội lớn không thể bỏ lỡ
Để đáp ứng nhu cầu phát triển và liên kết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thành một khối thống nhất, ngày 31 tháng 12 năm 2015, lãnh đạo 10 nước ASEAN đã ký tuyên bố chung chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN, trong đó Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là một trong ba trụ cột. AEC là một khối thống nhất về sản xuất, thương mại và đầu tư, trong đó hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có tay nghề được lưu chuyển hoàn toàn tự do. AEC đồng thời cũng là một thị trường chung rất lớn có quy mô dân số (626 triệu người) đứng thứ 4, có GDP (2.700 tỷ USD theo tỷ giá thị trường hay 7.000 tỷ USD theo tỷ giá PPP) đứng thứ 7 trên thế giới và trong suốt 4 thập kỷ qua liên tục là một trong số rất ít khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục và nhanh nhất thế giới. 
Việt Nam: Gầy yếu, đội nón lá nom như con cò
Cái cò lặn lội bờ ao, bán giọt máu đào nuôi dưỡng đàn con 
Thương em lội suối trèo non vùng kinh tế mới nuôi con thay chồng
Đặc biệt AEC có lực lượng lao động đứng thứ 3 trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ) đồng thời lực lượng lao động này tương đối trẻ nên năng lực hoạt động khá cao. Do đó, hội nhập AEC chắc chắn là cơ hội rất lớn giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình phát triển, sớm bắt kịp các nước có trình độ phát triển cao hơn trong AEC. Tuy nhiên, để tận dụng được vận hội quý giá này, Việt Nam cần khẳng định quyết tâm không bỏ lỡ thời cơ đồng thời cần khẳng định quyết tâm sẽ đổi mới mạnh mẽ phương thức hành động. 

AEC – khu vực tăng trưởng năng động hàng đầu thế giới

Chúng ta đều biết các trung tâm phát triển kinh tế thế giới đang chuyển dần sang châu Á, trong khi ở châu lục này, AEC vẫn được đánh giá là khu vực tăng trưởng năng động nhất. Năm 2015, mặc dù tăng trưởng kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng của nhiều đối tác kinh tế lớn (Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản) chậm lại, nhưng nhiều nước AEC vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Khối 4 nước có trình độ phát triển thấp nhất trong AEC gồm Campuchia , Myanmar, Lào và Việt Nam (CMLV) đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7% trở lên. Hai nền kinh tế lớn nhất khối này là Indonesia và Thái lan bước đầu đã vượt qua những bất ổn trong nước để nâng cao tốc độ tăng trưởng. Tình hình cũng tương tự đối với Philippinnes. Singapore, Malaisia và Bruney cũng đã bước đầu ổn định được kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện nâng cao tốc độ tăng trưởng trong những năm tới đây. Trong thành tích chung này của khu vực, nhiều nhà lãnh đạo và chuyên gia kinh tế nước ngoài đã đánh giá rất cao vai trò của Việt Nam vì nền kinh tế nước này đã có bước chuyển biến rất ngoạn mục trong năm qua: Không những duy trì vững chắc ổn định kinh tế vĩ mô, mà còn nâng được tốc độ tăng trưởng kinh tế lên mức cao nhất trong 8 năm gần đây.

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước AEC (%)
1990
1995
2000
2005
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Brunei
1,1
4,5
2,8
0,4
0,2
-1,9
-1,8
2,6
3,7
0,9
-2,1
-2,3
-1,5
Cambodia
1,2
6,5
8,4
13,3
10,2
6,7
0,1
6,0
7,1
7,3
7,4
7,1
7,3
Indonesia
9,0
8,2
4,9
5,7
6,3
6,0
4,6
6,2
6,2
6,0
5,6
5,0
5,5
Lao PDR
6,7
7,1
6,3
6,8
7,8
7,8
7,5
8,1
8,0
7,9
8,0
7,6
7,7
Malaysia
9,0
9,8
8,9
5,3
6,3
4,8
-1,5
7,4
5,3
5,5
4,7
6,0
4,6
Myanmar
2,8
6,9
13,7
13,6
12,0
10,3
10,6
9,6
5,6
7,3
8,4
8,7
8,5
Philippines
3,0
4,7
4,4
4,8
6,6
4,2
1,1
7,6
3,7
6,7
7,1
6,1
6,4
Singapore
10,0
7,0
8,9
7,5
9,1
1,8
-0,6
15,2
6,2
3,4
4,4
2,9
2,8
Thailand
11,2
8,1
4,5
4,2
5,4
1,7
-0,7
7,5
0,8
7,3
2,8
0,9
2,5
Viet Nam
5,1
9,5
6,8
7,5
7,1
5,7
5,4
6,4
6,2
5,2
5,4
6,0
6,7
Nguồn : Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)

Xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng sâu hơn tại các nước AEC đã có vai trò đáng kể đối với những thành tích tăng trưởng kể trên. Thực tế, AEC là một trong những khu vực kinh tế mở nhất thế giới với tổng kim ngạch ngoại thương xấp xỉ 100% GDP và chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Hội nhập không chỉ làm tăng tính năng động mà còn góp phần khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế trong khu vực sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài suốt 6 năm 2008-2013. Cơ cấu các nền kinh tế AEC đang từng bước chuyển đổi theo hướng đa dạng hóa và hướng vào các hoạt động có giá trị gia tăng cao. Việc giảm hàng rào thuế quan và bước đầu khuyến khích tự do lưu thông hàng hóa, lao động đã tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới, xuyên các quốc gia AEC, cho các doanh nghiệp trong khu vực. Đặc biệt, nhờ hội nhập, nhiều doanh nghiệp AEC đã tham gia được vào các chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Thương mại nội khối AEC chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch ngoại thương của khu vực nhưng nếu so với trao đổi thương mại nội khối của khu vực EU là 70% thì mức độ hội nhập và liên kết nội khối AEC vẫn rất thấp; điều này cho thấy tiềm năng liên kết cùng phát triển của các nước AEC còn rất lớn.

Bảng 2: Độ mở cửa của các nước AEC (tổng xuất nhập khẩu trên GDP, %)



Xu hướng hội nhập về đầu tư cũng phát huy tác dụng tích cực đối với tăng trưởng của các nước AEC. Tổng vốn FDI thu hút vào khu vực AEC đã phục hồi mạnh mẽ ngay từ năm 2010 và đạt khoảng 155 tỷ USD năm 2015; tính chung tăng trưởng khoảng 15%/năm trong 4 năm gần đây (2012-2015). AEC đã lại trở thành điểm đến ưa thích, đáng tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài nhờ môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, cam kết hội nhập vững chắc và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Điểm sáng hiện này là tỷ trọng đầu tư FDI giữa các nước trong nội bộ AEC trong tổng lượng vốn FDI vào khu vực này đã tăng lên khá nhanh, từ 11,3% năm 2007 (trước khủng hoảng) lên khoảng 18,7% năm 2015. Tuy nhiên, cũng tương tự như đối với thương mại, giao dịch đầu tư FDI trong nội khối AEC đã diễn ra chủ yếu tại 6 nước có trình độ phát triển nhất: 6 nước này cung khoảng 97% và tiếp nhận khoảng 85% số vốn FDI, trong khi 4 nước CLMV chỉ cung được 3% và tiếp nhận được khoảng 15% số vốn FDI.

Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước AEC không ngừng phát triển


Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và AEC đã tăng lên đáng kể. Năm 2015, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường AEC ước đạt 18,3 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi nhập khẩu từ các nước AEC ước đạt 23,8 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nước ta qua thị trường này gạo, cao su, cà phê, dầu thô, sắt thép, máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại các loại và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, xăng dầu các loại. AEC đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau Mỹ và EU, tương lai sẽ là thị trường quan trọng nhất do tính năng động và vị trí chiến lược của AEC đối với nước ta. Singapore là đối tác thương mại lớn nhất trong số các đối tác của Việt Nam tại AEC, tiếp theo là Thái Lan, Malaisia và Indonesia.

Nét nổi bật trong những năm gần đây là vị thế của Việt Nam trong AEC đang không ngừng tăng lên, tăng cả về tỷ trọng GDP, tỷ trọng thương mại lẫn tỷ trọng đầu tư. Về thương mại, nếu như năm 2010, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước AEC chỉ chiếm 5,2% tổng kim ngạch trao đổi trong nội bộ khối, thì năm 2015 đã tăng lên khoảng 7%; và nếu như năm 2010, Việt Nam chỉ chiếm 8,7% tổng kim ngạch thương mại của AEC với các nước ngoài khối thì năm 2015 đã tăng lên khoảng 14,3%. Về vốn FDI, nếu như trong giai đoạn 2001-2007, đầu tư của Việt Nam sang các nước AEC chỉ chiếm 0,6% tổng trao đổi FDI trong nội bộ khối, thì giai đoạn 2008- 2015 đã tăng lên khoảng 1,8%, tức là gấp 3 lần; đồng thời nếu như trong giai đoạn 2001-2007, Việt Nam tiếp nhận 5,3% tổng FDI đầu tư trong nội bộ khối AEC, thì giai đoạn 2008- 2015 đã tăng lên tới 10,6%, tức là gấp 2 lần. Như vậy, hiện nay AEC đang là đối tác quan trọng thứ hai (chỉ đứng sau Trung Quốc) về thương mại và đầu tư của Việt Nam, nhất là cung cấp nguồn hàng hoá làm đầu vào cho các doanh nghiệp Việt Nam.

AEC đã chính thức hình thành, vận hội quý giá không thể để bỏ lỡ

Trong khoảng 2 thập kỷ gần đây, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư, đã nâng cấp quan hệ với nhiều nước thành đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện…, nhưng khi thực hiện không phải hợp tác nào cũng thành công như mong đợi. Đặc biệt sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006, Việt Nam đã không tận dụng được cơ hội rất tốt này để phát triển, ngược lại đã để nền kinh tế nhiều năm rơi vào khủng hoảng khá trầm trọng. So với gia nhập WTO, gia nhập AEC có lợi hơn rất nhiều nên sẽ là một vận hội rất quý mà Việt Nam không thể bỏ lỡ.

Theo cam kết thành lập, AEC sẽ đồng thời là thị trường duy nhất và khu vực sản xuất thống nhất, trong đó hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có tay nghề được lưu thông hoàn toàn tự do trong toàn khối. Chắc chắn thuận lợi này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp khu vực AEC nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Các doanh nghiệp AEC sẽ bình đẳng như nhau, có cơ hội mở rộng trao đổi thương mại ở một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng. Các rào cản thuế quan, phi thuế quan được tháo gỡ. Ngoài ra, các doanh nghiệp AEC còn có cơ hội tiếp cận thị trường Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand thông qua các hiệp định thương mại tự do riêng giữa ASEAN với các đối tác này cũng như thông qua Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đặc biệt, ngay khi thành lập, hầu hết các mặt hàng trao đổi trong nội khối AEC và với các đối tác kể trên đã được hưởng ưu đãi thuế quan 0% thông qua các FTA+1 giữa ASEAN với từng đối tác. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực. Môi trường đầu tư thuận lợi của AEC sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu và hạ giá thành sản phẩm để nhanh chóng phát triển.

Tuy nhiên cần phải nhận thức rất rõ rằng bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ, trước hết là sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu và từ đầu tư của các nước AEC. Chúng ta chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô hoặc sản phẩm gia công có giá trị gia tăng thấp; do đó năng lực cạnh tranh yếu kém. Mặt khác, hàng rào thuế quan được cắt giảm nhưng những rào cản kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại của các nước AEC sẽ được tăng cường, trong đó đáng lo ngại nhất là quy tắc xuất xứ. Quy tắc xuất xứ yêu cầu ít nhất 40% giá trị sản phẩm làm ra phải có xuất xứ từ khu vực AEC thì khi xuất khẩu mới được hưởng thuế suất 0%. Nếu không khẩn trương điều chỉnh, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó đáp ứng được những quy định xuất xứ này vì hiện nay chỉ khoảng 20% hàng hóa Việt Nam đáp ứng quy tắc xuất xứ trong khi ở các nước AEC có trình độ phát triển cao hơn, họ đã đạt trên 90%.

Những việc cần làm ngay trong năm 2016

Để biến AEC thực sự trở thành vận hội phát triển, điều quan trọng trước tiên là Nhà nước phải đứng ra làm đầu tầu, vừa tạo môi trường pháp lý, vừa cung cấp thông tin và định hướng cho các doanh nghiệp. Một mặt, các Bộ, ngành, địa phương cần phổ biến rộng rãi thông tin về AEC, giới thiệu đặc điểm các thị trường AEC, những ưu đãi và thuận lợi mà doanh nghiệp VN sẽ được hưởng cũng như những khó khăn có thể gặp phải nhằm giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển sản phẩm tại các nước AEC. Mặt khác, đi đôi với việc tiếp tục ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, Nhà nước cần khẩn trương sửa đổi các quy định pháp luật nhằm tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng và phù hợp với các quy định của AEC; cần điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng loại sản phẩm, ngành hàng, dịch vụ, doanh nghiệp… để xây dựng kế hoạch và biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh khi tham gia các thị trường AEC. Bên cạnh đó, cần xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong nước nhằm giữ vững thị trường nội địa cho hàng hoá sản xuất trong nước.

Đối với khu vực doanh nghiệp, cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu để nâng cao nhận thức về hội nhập AEC; nghiên cứu cơ sở pháp lí và cơ chế giải quyết tranh chấp, thực thi nhằm đảm bảo hợp đồng kinh doanh và bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng uy tín, thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp; đặc biệt cần nâng cao chất lượng và đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm đồng thời chú trọng xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng với chi phí thấp, kịp thời, tin cậy. Cần lưu ý động lực thành lập AEC không phải để gia tăng sự cạnh tranh giữa các nước thành viên, mà nhằm gia tăng sự hiểu biết giữa các doanh nghiệp trong khối để từ đó tăng cường liên kết, hỗ trợ và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế của nhau để cùng nhau phát triển. Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động phối hợp với các doanh nghiệp AEC để nhau cùng phát triển các chuỗi giá trị sản xuất thông qua lợi thế của một khu vực kinh tế thống nhất và đoàn kết…

Cái Cò
Tác giả: Nguyệt Ánh

Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Thương em dạ sắt lòng son, một thân đơn chiếc nuôi con thăm chồng
Bàn tay ai tốt vàng ròng, bàn tay em nứt máu hồng tuôn rơi
Nhìn nhau muốn nói vạn lời, mà tim se thắt rối bời tâm can

Cái còn ngày nay không còn gánh gạo
Gạo đã thành một quá khứ xa xôi
Cái còn ngày nay xuống biển tìm mồi
Ngô sắn khoai sùng ăn cầm chừng nước mắt tuôn rơi

Cái cò lặn lội bờ ao, bán giọt máu đào nuôi dưỡng đàn con
Thương em lội suối trèo non vùng kinh tế mới nuôi con thay chồng
Triền dâu đã hóa ruộng đồng, nhà tan nước mất vợ chồng chia ly
Chồng đi cải tạo không về, vợ đi tay cuốc tay cày đất hoang

Cái cò ngày nay mơ tìm chén gạo
Giọt máu đào dành để bán nuôi con
Cái cò ngày nay gối mỏi chân mòn
Vai gánh vai gồng đi thăm chồng cách núi ngăn non

... ... ...

Cái cò lặn lội bờ đê, đói khổ trăm bề nước mắt đầy vơi
Thương em tuổi mới đôi mươi, vì cơn uất biến hoa trôi hương tàn
Chiều trên quốc lộ kinh hoàng, chồng em tuẫn tiết máu tràn như sông
Chồng em chiến sĩ anh hùng, vì dân chiến đấu thác cùng muôn dân

Cái cò ngày nay đã thành góa phụ
Tay dắt mẹ chồng tay dắt đàn con
Muốn về làng quê, quê cũ không còn
Giặt bắt lên rừng đi vào vùng chướng khí Lam Sơn

Cái cò lặn lội bờ mương, vét cống đào đường cái rét lạnh căm
Chồng em giặc bắt biệt tăm, tù Nam tù Bắc biết thăm nơi nào
Một đêm gió lộng mưa gào, được tin anh đã đi vào thiên thu
Chồng em chết giữa ngục thù, khổ sai đói rét cộng thù giết anh

Cái cò một thân lên vùng đất lạ
Đến trại tù tóc quấn vành tang
Đếm từng mồ hoang máu lệ hai hàng
Đau xót cho chồng không mộ phần không khói không nhang ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét