Bộ Công an chỉ có 5 người công tác trong ngành Công an, nhưng nếu nhìn lực lượng công an (gốc là công an) đang làm việc trong các ngành khác và ở địa phương (như 3 bí thư trung ương Đảng hay tướng Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Hà Nội) thì số lượng chắc cao hơn Bộ Quốc phòng. Sao Bộ Quốc phòng không biết cài cắm người sang làm việc trong các ngành khác và địa phương nhỉ. Tướng mạnh sẽ đông binh; binh hùng tướng càng mạnh. Bác Trần Đại Quang không trở thành Vương mới là lạ.
Với 20 người được bầu, Bộ Quốc phòng là khối có nhiều ủy viên nhất trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Bộ Y tế không có đại diện nào. Danh sách 200 ủy viên Trung ương khoá XII đã được Đại hội bỏ phiếu bầu chiều 26/1. Theo đó, cơ cấu ủy viên có nhiều điểm đáng chú ý.
Bộ Quốc phòng có nhiều ủy viên Trung ương nhất
19 người dưới 45 tuổi
Số lượng người trẻ trong Ban Chấp hành Trung ương chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trong đó, hai ủy viên chính thức trẻ tuổi nhất là ông Nguyễn Thanh Nghị (Bí thư Kiên Giang) và ông Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Đà Nẵng) đều có học vị tiến sĩ, tu nghiệp nước ngoài. Các ông cũng là Bí thư tỉnh ủy trẻ nhất hiện nay.
Ủy viên dự khuyết có 4 người từ 40 tuổi trở xuống, trong đó trẻ nhất là Bí thư Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong (38 tuổi). Ba người cùng 40 tuổi là Nguyễn Văn Hiếu (Bí thư quận 2, TP HCM), Đặng Quốc Khánh (Phó chủ tịch Hà Tĩnh) và Nguyễn Hải Ninh (Phó chủ tịch Đắk Lắk).
Thông tin chi tiết 200 ủy viên Trung ương khóa XII
16 ủy viên chính thức khoá XI được giới thiệu nhưng không tái đắc cử
Trong đó, mặc dù là một trong 4 trường hợp quá tuổi theo quy định nhưng được Ban Chấp hành cũ đề cử vào danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh (sinh năm 1955) không nhận được đủ phiếu bầu.
7 ủy viên Bộ Chính trị tái cử
Số người tái đắc cử là 100 trong đó có 7 ủy viên Bộ Chính trị gồm: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
Hà Tĩnh có số lượng ủy viên nhiều nhất với 16 người
Đó là các ông: Nguyễn Thanh Bình (Phó trưởng Ban tổ chức Trung ương), Nguyễn Chí Dũng (Thứ trưởng Kế hoạch Đầu tư), Phan Xuân Dũng (Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường), Trần Hồng Hà (Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường), Nguyễn Mạnh Hùng (Bí thư Bình Thuận), Lê Minh Hưng (Phó chánh Văn phòng Trung ương), Thuận Hữu (Tổng biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam), Uông Chu Lưu (Phó chủ tịch Quốc hội), Lê Thị Nga (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp), Lê Đình Sơn (Bí thư Hà Tĩnh), Nguyễn Đức Thanh (Bí thư Ninh Thuận), Trần Cẩm Tú (Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương), Võ Trọng Việt (Thứ trưởng Quốc phòng).
Các ủy viên dự khuyết cũng là người Hà Tĩnh gồm: Đoàn Minh Huấn (Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I), Đặng Quốc Khánh (Phó chủ tịch Hà Tĩnh), Lê Quang Tùng (Phó chủ tịch Quảng Ninh).
Bộ Quốc phòng có 20 ủy viên
Đây là Bộ có nhiều người vào Ban Chấp hành khóa mới nhất. Đó là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Ngô Xuân Lịch, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Lương Cường, Nguyễn Trọng Nghĩa, Tổng tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ, các Thứ trưởng Lê Chiêm, Trần Đơn, Bế Xuân Trường, Vũ Trọng Việt, Nguyễn Chí Vịnh, cùng nhiều tư lệnh, phó tư lệnh, chính ủy, phó chính ủy quân khu. Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cũng nằm trong danh sách ủy viên chính thức.
Bộ Công an có 5 ủy viên
Các ủy viên công tác trong ngành Công an gồm có: Bộ trưởng Trần Đại Quang và 4 thứ trưởng Bùi Văn Nam, Tô Lâm, Nguyễn Văn Thành, Lê Quý Vương.
Bộ Y tế không có đại diện
Hai đại diện của ngành Y tế trong danh sách đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XII là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long. Tuy nhiên, cả hai vị này đều không trúng cử. Đây là ngành duy nhất không có đại diện trong Ban Chấp hành khóa mới.
16 thành viên Chính phủ không có trong danh sách Ban Chấp hành mới
Ngoài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin rút khỏi danh sách đề cử, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và 14 bộ trưởng không phải là ủy viên Trung ương.
Đó là: Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh; Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh; Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền; Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình; Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận; Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh; Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son; Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường; Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử; Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang và Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Những thành viên Chính phủ này đã đến tuổi nghỉ hưu.
Điều này đồng nghĩa với việc 14 bộ trên sẽ có bộ trưởng mới vào kỳ họp giữa năm 2016 sau khi Thủ tướng trình nội các mới.
Hoàng Thùy
Ủy viên dự khuyết có 4 người từ 40 tuổi trở xuống, trong đó trẻ nhất là Bí thư Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong (38 tuổi). Ba người cùng 40 tuổi là Nguyễn Văn Hiếu (Bí thư quận 2, TP HCM), Đặng Quốc Khánh (Phó chủ tịch Hà Tĩnh) và Nguyễn Hải Ninh (Phó chủ tịch Đắk Lắk).
Thông tin chi tiết 200 ủy viên Trung ương khóa XII
16 ủy viên chính thức khoá XI được giới thiệu nhưng không tái đắc cử
Trong đó, mặc dù là một trong 4 trường hợp quá tuổi theo quy định nhưng được Ban Chấp hành cũ đề cử vào danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh (sinh năm 1955) không nhận được đủ phiếu bầu.
7 ủy viên Bộ Chính trị tái cử
Số người tái đắc cử là 100 trong đó có 7 ủy viên Bộ Chính trị gồm: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
Hà Tĩnh có số lượng ủy viên nhiều nhất với 16 người
Đó là các ông: Nguyễn Thanh Bình (Phó trưởng Ban tổ chức Trung ương), Nguyễn Chí Dũng (Thứ trưởng Kế hoạch Đầu tư), Phan Xuân Dũng (Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường), Trần Hồng Hà (Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường), Nguyễn Mạnh Hùng (Bí thư Bình Thuận), Lê Minh Hưng (Phó chánh Văn phòng Trung ương), Thuận Hữu (Tổng biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam), Uông Chu Lưu (Phó chủ tịch Quốc hội), Lê Thị Nga (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp), Lê Đình Sơn (Bí thư Hà Tĩnh), Nguyễn Đức Thanh (Bí thư Ninh Thuận), Trần Cẩm Tú (Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương), Võ Trọng Việt (Thứ trưởng Quốc phòng).
Các ủy viên dự khuyết cũng là người Hà Tĩnh gồm: Đoàn Minh Huấn (Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I), Đặng Quốc Khánh (Phó chủ tịch Hà Tĩnh), Lê Quang Tùng (Phó chủ tịch Quảng Ninh).
Bộ Quốc phòng có 20 ủy viên
Đây là Bộ có nhiều người vào Ban Chấp hành khóa mới nhất. Đó là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Ngô Xuân Lịch, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Lương Cường, Nguyễn Trọng Nghĩa, Tổng tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ, các Thứ trưởng Lê Chiêm, Trần Đơn, Bế Xuân Trường, Vũ Trọng Việt, Nguyễn Chí Vịnh, cùng nhiều tư lệnh, phó tư lệnh, chính ủy, phó chính ủy quân khu. Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cũng nằm trong danh sách ủy viên chính thức.
Bộ Công an có 5 ủy viên
Các ủy viên công tác trong ngành Công an gồm có: Bộ trưởng Trần Đại Quang và 4 thứ trưởng Bùi Văn Nam, Tô Lâm, Nguyễn Văn Thành, Lê Quý Vương.
Bộ Y tế không có đại diện
Hai đại diện của ngành Y tế trong danh sách đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XII là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long. Tuy nhiên, cả hai vị này đều không trúng cử. Đây là ngành duy nhất không có đại diện trong Ban Chấp hành khóa mới.
16 thành viên Chính phủ không có trong danh sách Ban Chấp hành mới
Ngoài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin rút khỏi danh sách đề cử, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và 14 bộ trưởng không phải là ủy viên Trung ương.
Đó là: Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh; Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh; Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền; Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình; Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận; Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh; Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son; Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường; Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử; Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang và Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Những thành viên Chính phủ này đã đến tuổi nghỉ hưu.
Điều này đồng nghĩa với việc 14 bộ trên sẽ có bộ trưởng mới vào kỳ họp giữa năm 2016 sau khi Thủ tướng trình nội các mới.
Hoàng Thùy
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-quoc-phong-co-nhieu-uy-vien-trung-uong-nhat-3349239.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét