Tại sao Trung Quốc phá giá tiền lúc này?
"Thật là chuyện không nên xảy ra ở một nước Trung Quốc mới," một bản tin gửi vào hộp thư của tôi sáng nay viết thế. Tôi đã đọc được nhiều nhận xét tương tự kể từ khi Trung Quốc phá giá đồng nội tệ vào hôm qua, và rồi lại phá giá tiếp vào hôm nay thứ Tư.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nói họ muốn tỷ giá
hối đoái được điều tiết bởi thị trường nhiều hơn
Phân tích gia chuyên về tiền tệ Philippe Gelis nói với tôi: "Việc Trung Quốc nhanh chóng quay ngoắt trở lại trong chính sách tiền tệ cho thấy tình hình kinh tế của nước này đang tới điểm cấp bách. Trung Quốc đã lựa chọn một cuộc chiến tiền tệ rõ ràng." Hãy nhìn vào những con số: Trung Quốc ngày hôm qua phá giá 1,9% và sang hôm nay lại thêm 1,6% nữa.Trung Quốc đặt tỷ giá riêng cho tiền tệ của mình, nhưng nay lại nói rằng cơ chế mới mà Bắc Kinh áp dụng sẽ hướng tới việc để thị trường điều chỉnh nhiều hơn.
Thế nhưng đó là những lần phá giá nhỏ trong một chương trình lớn.
Các lần phá giá vừa rồi cũng dường như không có ảnh hưởng ngay lập tức tới việc xuất khẩu.
Ngân hàng DBS Bank trong bản tin buổi sáng hàng ngày viết: "Việc phá giá thích hợp là 10-30%, và phải duy trì trong một năm thì xuât khẩu mới bắt đầu cho thấy có sự thay đổi."
Tại sao lại là lúc này?
Nhưng câu hỏi không phải là vì sao Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, mà là vì sao phá giá vào lúc này?
Trung Quốc đã bị áp lực quốc tế đòi phải để đồng nội tệ của mình được điều tiết theo thị trường, thay vì do chính phủ kiểm soát trong nhiều năm.
Hoa Kỳ là nước chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ nhất. Washington nói Bắc Kinh giữ đồng nhân dân tệ ở mức thấp giả tạo nhằm thúc đẩy xuất khẩu.
Như vậy, về mặt lý thuyết thì Trung Quốc nói họ đang làm những gì Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế muốn. Theo ngôn từ của ngân hàng trung ương Trung Quốc thì nước này hiện cho phép đồng nhân dân tệ được định giá linh hoạt hơn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói cơ chế mới của Trung Quốc trong việc định giá tham khảo hàng ngày cho đồng nhân dân tệ là một "bước đi đáng hoan nghênh".
Chúng ta nên nhớ rằng Trung Quốc muốn được góp mặt trong câu lạc bộ tiền tệ toàn cầu của IMF, điều mà họ không thể đạt được nếu không để tỷ giá hối đoái cho thị trường điều tiết nhiều hơn.
Cho nên, về mặt lý thuyết thì Hoa Kỳ hẳn cũng phải hoan nghênh bước đi này.
Thế mà Bộ Ngân khố Hoa Kỳ nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi xem những thay đổi này được thực hiện ra sao, và sẽ tiếp tục thúc đẩy Trung Quốc đi tiếp tiến trình cải tổ... Bất kỳ bước thoái lui nào khỏi việc cải tổ sẽ đều là một diễn biến gây lo lắng."
Cần thời gian để tái cân đối
Một số kinh tế gia nói rằng việc chọn thời điểm để phá giá đồng tiền có vẻ như quá bất ngờ, một phản ứng tự động, không suy tính trước các kết quả yếu kém hơn dự đoán trong lĩnh vực xuất khẩu.
Số liệu công bố hồi cuối tuần rồi cho thấy xuất khẩu giảm hơn 8% so với năm ngoái. Giới phân tích nói các quan chức Trung Quốc rõ ràng là lo lắng về việc phải làm thế nào để tái cân đối nền kinh tế, và việc dịch chuyển từ xuất khẩu sang tiêu thụ là quá trình tốn nhiều thời gian hơn họ dự kiến.
Nhưng các nhà máy Trung Quốc thì thuê hàng triệu nhân công, và bất kỳ cú giảm mạnh nào cũng đều có thể ảnh hưởng tới đời sống của người lao động, dẫn tới tình trạng mất việc hàng loạt, mà điều đó sẽ khiến chính phủ mất lòng dân, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng bạo loạn xã hội.
Thực tế là việc tái cân đối thì cần phải có thời gian để diễn ra, nhưng có vẻ như thời gian để nền kinh tế tự làm mới mình, theo cách nhìn của các quan chức Trung Quốc, là quá dài.
Bước đi của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng tới cả khu vực.
Các đồng tiền tệ ở Á châu đều xuống giá so với trước. Do vậy bước đi này có thể coi như một cuộc đua xuống đáy - một cuộc đua mà không ai giành được phần thắng, như nhận định trong một bản tin của DBS:
"Vậy là Trung Quốc trở lại việc lo sản xuất hàng hóa, vốn đem lại lợi nhuận ở mức thấp hơn - những thứ hàng đang ngày càng trở nên dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ của thế giới... Điều đó khó lòng kéo dài được."
Nhưng Trung Quốc nói họ không tìm cách quản lý các thị trường tiền tệ - trong tuyên bố của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có ghi "Nhìn vào tình hình kinh tế quốc tế và trong nước, hiện không có cơ sở để thấy đồng nhân dân tệ sẽ mất giá lâu dài."
Việc thị trường có tin như thế không sẽ phụ thuộc vào bước đi tiếp theo của Trung Quốc.
Karishma Vaswani
Phóng viên kinh doanh chuyên về Á châu
(BBC)
Tại sao Trung Quốc phá giá tiền lúc này?
Đăng bởi Ha Tran on Thứ Tư, ngày 12 tháng 8 năm 2015 | 12.8.15
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nói họ muốn tỷ giá hối đoái được điều tiết bởi thị trường nhiều hơn
"Thật là chuyện không nên xảy ra ở một nước Trung Quốc mới," một bản tin gửi vào hộp thư của tôi sáng nay viết thế.
Tôi đã đọc được nhiều nhận xét tương tự kể từ khi Trung Quốc phá giá đồng nội tệ vào hôm qua, và rồi lại phá giá tiếp vào hôm nay thứ Tư.
Phân tích gia chuyên về tiền tệ Philippe Gelis nói với tôi: "Việc Trung Quốc nhanh chóng quay ngoắt trở lại trong chính sách tiền tệ cho thấy tình hình kinh tế của nước này đang tới điểm cấp bách. Trung Quốc đã lựa chọn một cuộc chiến tiền tệ rõ ràng."
Hãy nhìn vào những con số: Trung Quốc ngày hôm qua phá giá 1,9% và sang hôm nay lại thêm 1,6% nữa.
Trung Quốc đặt tỷ giá riêng cho tiền tệ của mình, nhưng nay lại nói rằng cơ chế mới mà Bắc Kinh áp dụng sẽ hướng tới việc để thị trường điều chỉnh nhiều hơn.
Thế nhưng đó là những lần phá giá nhỏ trong một chương trình lớn.
Các lần phá giá vừa rồi cũng dường như không có ảnh hưởng ngay lập tức tới việc xuất khẩu.
Ngân hàng DBS Bank trong bản tin buổi sáng hàng ngày viết: "Việc phá giá thích hợp là 10-30%, và phải duy trì trong một năm thì xuât khẩu mới bắt đầu cho thấy có sự thay đổi."
Tại sao lại là lúc này?
Nhưng câu hỏi không phải là vì sao Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, mà là vì sao phá giá vào lúc này?
Trung Quốc đã bị áp lực quốc tế đòi phải để đồng nội tệ của mình được điều tiết theo thị trường, thay vì do chính phủ kiểm soát trong nhiều năm.
Hoa Kỳ là nước chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ nhất. Washington nói Bắc Kinh giữ đồng nhân dân tệ ở mức thấp giả tạo nhằm thúc đẩy xuất khẩu.
Như vậy, về mặt lý thuyết thì Trung Quốc nói họ đang làm những gì Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế muốn. Theo ngôn từ của ngân hàng trung ương Trung Quốc thì nước này hiện cho phép đồng nhân dân tệ được định giá linh hoạt hơn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói cơ chế mới của Trung Quốc trong việc định giá tham khảo hàng ngày cho đồng nhân dân tệ là một "bước đi đáng hoan nghênh".
Chúng ta nên nhớ rằng Trung Quốc muốn được góp mặt trong câu lạc bộ tiền tệ toàn cầu của IMF, điều mà họ không thể đạt được nếu không để tỷ giá hối đoái cho thị trường điều tiết nhiều hơn.
Cho nên, về mặt lý thuyết thì Hoa Kỳ hẳn cũng phải hoan nghênh bước đi này.
Thế mà Bộ Ngân khố Hoa Kỳ nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi xem những thay đổi này được thực hiện ra sao, và sẽ tiếp tục thúc đẩy Trung Quốc đi tiếp tiến trình cải tổ... Bất kỳ bước thoái lui nào khỏi việc cải tổ sẽ đều là một diễn biến gây lo lắng."
Cần thời gian để tái cân đối
Một số kinh tế gia nói rằng việc chọn thời điểm để phá giá đồng tiền có vẻ như quá bất ngờ, một phản ứng tự động, không suy tính trước các kết quả yếu kém hơn dự đoán trong lĩnh vực xuất khẩu.
Số liệu công bố hồi cuối tuần rồi cho thấy xuất khẩu giảm hơn 8% so với năm ngoái. Giới phân tích nói các quan chức Trung Quốc rõ ràng là lo lắng về việc phải làm thế nào để tái cân đối nền kinh tế, và việc dịch chuyển từ xuất khẩu sang tiêu thụ là quá trình tốn nhiều thời gian hơn họ dự kiến.
Nhưng các nhà máy Trung Quốc thì thuê hàng triệu nhân công, và bất kỳ cú giảm mạnh nào cũng đều có thể ảnh hưởng tới đời sống của người lao động, dẫn tới tình trạng mất việc hàng loạt, mà điều đó sẽ khiến chính phủ mất lòng dân, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng bạo loạn xã hội.
Thực tế là việc tái cân đối thì cần phải có thời gian để diễn ra, nhưng có vẻ như thời gian để nền kinh tế tự làm mới mình, theo cách nhìn của các quan chức Trung Quốc, là quá dài.
Bước đi của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng tới cả khu vực.
Các đồng tiền tệ ở Á châu đều xuống giá so với trước. Do vậy bước đi này có thể coi như một cuộc đua xuống đáy - một cuộc đua mà không ai giành được phần thắng, như nhận định trong một bản tin của DBS:
"Vậy là Trung Quốc trở lại việc lo sản xuất hàng hóa, vốn đem lại lợi nhuận ở mức thấp hơn - những thứ hàng đang ngày càng trở nên dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ của thế giới... Điều đó khó lòng kéo dài được."
Nhưng Trung Quốc nói họ không tìm cách quản lý các thị trường tiền tệ - trong tuyên bố của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có ghi "Nhìn vào tình hình kinh tế quốc tế và trong nước, hiện không có cơ sở để thấy đồng nhân dân tệ sẽ mất giá lâu dài."
Việc thị trường có tin như thế không sẽ phụ thuộc vào bước đi tiếp theo của Trung Quốc.
Karishma Vaswani
Phóng viên kinh doanh chuyên về Á châu
(BBC)
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/08/150811_china_devaluation_why_now
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét