BIÊN GIỚI VIỆT – MIÊN ĐANG NÓNG & NGUY CƠ TỪ CHUỔI VĨNH TÂN NHIỆT ĐIỆN
Ông Hunsen đang chịu sức ép rất lớn từ không chỉ đảng đối lập đã bị Trung Quốc lợi dụng mà chính trong Đảng Nhân dân của ông cũng đã về với Tàu. Đứng đầu là Ngoại trưởng Hồ Nam Hồng, một người Hoa. Người Khmer gốc Việt cũng đang chịu sức ép và đe dọa từ người Khmer cực đoan thân Tàu theo tư tưởng Polpot. Nguy cơ nạn kiều thập niên 1970s đang treo lơ lững trên đầu người Việt ở K.Hôm nay hàng trăm xe chở người Khmer đổ về cửa khẩu Đức Cơ (Gia Lai) – Oyadav (Rattanakiri) để biểu tình chống Việt Nam. (cửa khẩu này được mang tên mới Lệ Thanh đã được đầu tư nhiều dự án. Nhưng sau đó tiến độ cũng rất chậm và báo chí cũng có nói đến…). Sự kiện này là nằm trong chuổi kế hoạch của Trung Quốc mua chuộc Campuchea để dễ bề bao vây và khống chế Việt Nam.
Sự việc nóng lên từ 1 bài báo trên trang tiếng Anh của Tân Hoa xã, ngày 12/6/2015 (http://news.xinhuanet.com/english/2015-06/12/c_134321796.htm). Nhiều báo tiếng Việt và tiếng Khmer đăng lại sau đó.
Hai tỉnh Mundunliri & Rattanakiri giáp với Đăk Lak, Đắc Nông, Lâm Đồng và Gia Lai của Việt Nam. Nơi đây vốn được coi là “căn cứ cách mạng” của Căm & Việt trong cuộc chiến Đông Dương lần 2 (1955-1975). Cũng là nơi ra đời của Mặt trận Khmer chống Polpot những năm 1975-1978.
Ông Hunsen đang chịu sức ép rất lớn từ không chỉ đảng đối lập đã bị Trung Quốc lợi dụng mà chính trong Đảng Nhân dân của ông cũng đã về với Tàu. Đứng đầu là Ngoại trưởng Hồ Nam Hồng, một người Hoa.
Người Khmer gốc Việt cũng đang chịu sức ép và đe dọa từ người Khmer cực đoan thân Tàu theo tư tưởng Polpot. Nguy cơ nạn kiều thập niên 1970s đang treo lơ lững trên đầu người Việt ở K.
Năm 2013, truyền thông rộ lên vụ “đánh phá” Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức về đất đai thuê trồng cao su ở K. Đằng sau “truyền thông quốc tế” là Trung Quốc.
Bây giờ Trung Quốc đã thuê hàng vạn ha đất rừng ở 2 tỉnh này giáp với Việt Nam, thời gian thuê lên tới 99 năm.
Hôm qua, tại Ninh Thuận nhà máy BOT Nhiệt Điện Vĩnh Tân 1 do Trung Quốc đầu tư xây dựng đã động thổ. Chuổi Vĩnh Tân có 4 Nhà máy án ngữ bờ biển 2 tỉnh Nam Trung Bộ rất gần với Trường Sa Việt Nam.
Cùng với khai thác Bỗ-xit ở Tân Rai và Nhân Cơ, những Dự án do toàn quyền Trung Quốc ở biên giới Việt Miên và Bờ biển Việt Nam mà hàng vạn công nhân Tàu thường trú thì nguy cơ “Nóc nhà Đông Dương” bị Trung Quốc khống chế rất rõ ràng…
Nếu phe phái thân tàu nắm chính quyền ở K, thì hậu quả là 1 biên giới bất ổn; người Việt bị đối xử và…. bao nhiêu máu xương người Việt đổ xuống trong hơn 10 năm (để lật đổ bè lũ diệt chủng do Trung Quốc hỗ trợ và dựng nên ở K) trở nên vô ích !
THEO FB HAO SONG TRAN
https://www.ttxva.net/bien-gioi-viet-mien-dang-nong-nguy-co-tu-chuoi-vinh-tan-nhiet-dien/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét