Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

NỢ CÔNG VIỆT NAM : TRÁI BOM NỔ CHẬM

NỢ CÔNG VIỆT NAM : TRÁI BOM NỔ CHẬM
VN hiện nay thật sự khó lòng đạt con số tăng trưởng 5.8 phần trăm nếu như vấn đề nợ xấu cứ mãi dai dẳng làm trì trệ nền kinh tế nước này. Ngân hàng trung ương thực sự đã cố gắng kéo tỷ lệ nợ xấu xuống, nhưng nhu cầu cấu trúc cũng là vấn đề thực sự đáng cần cho sức khỏe của môt nền kinh tế theo huớng lâu dài .
Kinh tế gia có uy tín hiện nay ,VŨ đình Ánh, cho tôi biết rằng, " vấn đề nợ xấu không thể giải quyết nếu không có chinh sách công khai và minh bạch hóa để ngăn chận tham nhũng và tư bản kiểu bè phái"

Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng VN đang đạt con số 4.84% vào cuối tháng 6, con số tăng đều đặn kể từ đầu năm 2014, theo con số công bố chính thức . Nhưng theo Cơ Quan Thăm Dò Đầu tư Moody's Investors Service ước lượng con số nợ không thực hiện được khả năng lên tới 1--15 phần trăm , cao hơn nhiều con số của ngân hàng trung ương chính thức cho biết .

Khác với con số từ ngân hàng trung ương cho ra, Cơ quan Moody lấy chứng cứ từ con số nợ mà tài sản thế chấp không ra gì , có nghĩa rất yếu và từ đó để dễ nhận biết là không có khả năng thực hiện nghĩa vụ chi trả . Năm ngoái suốt thời gian các ngân hàng được cho biết là số nợ này đang ở lằn mức tiêu chuẩn , thật ra họ đã triễn hạn tới 3 lần vì ngân hàng quá lo ngại con số tổng nợ cao hơn có thể gây hại cho kinh doanh đình đốn; và hiện tại lại tiếp tục thực hiện cho quý đầu 2015

"Thiếu dữ kiện là một vấn đề hệ trọng, không biết được tỷ lệ thật sự con nợ đáo hạn không có khả năng thực hiện chi trả cùng cấu trúc vay trả, chúng tôi không thể hiểu hết vấn đề"ông Anh nói .

Hệ lụy nợ công VN đang dồn ép nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng VN bị bắt buộc cất lại vốn tư bản hơn là cho vay nợ . Mặc dầu ngân hàng cắt giảm lãi suất cho vay vào một số trường hợp , vấn đề cho vay ở VN chỉ gia tăng với con số ít ỏi 3.5 phần trăm trong nửa đầu của năm 2014 .

Đinh tuấn Minh, một phân tích gia kinh tế tại ngân hàng Quân Đội cho rằng " nợ xấu tại VN hiện tại chưa đủ lớn để tạo nên khủng hoảng kinh tế cho Việt Nam . Nhưng nó ngăn chận sức vươn dậy nhanh chóng của kinh tế "

NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐỀ

Ngay cả tại Mỹ cũng như Trung Hoa, vấn đề nợ công tại VN nó phát xuất từ bong bóng địa ốc là căn cơ chính yếu , cái bong bóng địa ốc nó bùng nổ từ những năm 2000 . Các ngân hàng nhà nước đã cho các nhà đầu tư cùng các chuyên gia phát triển các khoản vay với mong muốn tăng nhanh nền kinh tế . Khi nền kinh tế khựng lại vào năm 2010 giá nhà sụt giảm, có nhiều con nợ thật sự không có khả năng chi trả các khoản vay này .

Tiếp đến là vấn đề có nhiều nhà phát triển từng liên kết với các cơ sở quốc doanh , họ có quá ít kinh nghiệm trong lãnh vực địa ốc . Từ ngày VN có độc lập , chính phủ nước này xem các cơ sở quốc doanh là trụ cột cho nền kinh tế quốc gia , đây thực ra là quan niệm của hiến pháp và ngay cả các văn kiện quan yếu của chính phủ họ . Vào đầu những năm 2000, chính phủ nước này đã khuyến khích hầu hết các cơ sở quốc doanh mở mang rộng ra với thế giới bên ngoài , thời mở cửa đi sâu vào lãnh vực thuơng mãi để cạnh tranh với các đối thủ kinh tế nước ngoài .

"Đảng và Nhà nước đã tạo quá nhiều điều kiện ưu tiên cho các cơ sở quốc doanh, thí dụ Sông Đà , khắc phục các khó khăn để phát triển thêm hiệu năng " , chủ tịch Nguyễn minh Triết đã nói thế trong một chuyến thăm công ty này vào năm 2009 .

Một kế hoạch nền tảng nhất là công ty Vinashin . Do nhu cầu về hàng hải toàn cầu tăng vọt, chính phủ VN đã cho phép mở rộng công ty này , bằng cách thuyết phục các ngân hàng nhà nước và địa phương cấp cho Vinashin rất nhiều khoản vay cùng tài nguyên khác to lớn.


"Chiến lược nhà nước là xây dựng công ty này nhanh chóng trở thành một siêu cường về tàu thủy bằng cách bơm nhiều tiền cho nó . Vài năm đầu sách lược này coi bộ thành công, " Ông Lê duy Bình , Giám Đốc Quản lý cùng tư vấn Economia Vietnam cho biết thế " Chúng tôi nhận được nhiều đơn đặt hàng của nước ngoài . Đối với chính phủ, thành công bước đầu đã tỏ dấu hiệu họ đi đúng huớng ,"ông Bình tiếp .

Nhưng sau một thời gian nhận được nhiều nguồn tài chánh từ Nhà Nuóc, Vinahin dần hồi lộ rõ sự thiếu kinh nghiệm của bộ giàn lãnh đạo đã quá thiếu khả năng xử dụng nguồn tài chánh khổng lồ trên . Các quyết định thiếu kinh nghiệm từ phía hành pháp về các quyết định đầu tư đã châm ngòi cho các khoản lỗ lả khổng lồ ; Nội năm 2010, Vinasin sụp đổ với khoản nợ lên tới 4 tỷ đô la; hai năm sau, ban lãnh đạo công ty bị vào tụ do phạm tội trong sự định đoạt kinh tế . Năm sau, 2013, cả hai chủ tịch và tổng giám đốc của Vinalines cả hai đều nhận án tử hình do tội cố ý biển thủ công quỹ 474 ,000 đô la mỗi người , và dàn cảnh trả tiền trội cho bến tàu hư nát để bỏ túi riêng cả triệu tiền hồi của .

"Tham nhũng dự phần trong vấn đề trên, nhưng khả năng quản lý là nguyên cớ to lớn hơn thế nữa , " Ông Bình nói. "Anh không thể quản lý một công ty đồ sộ thế kia dưới một kiến thức quản lý cũ rích . Thật sự họ không biết cách sử dụng nguồn tài nguyên trong tay họ, rồi dùng các nguồn vốn đó đầu tư lung tung vào các lãnh vực ngân hàng, tài sản, khách sạn và ngay cả dịch vụ xe tắc xi nữa ."

Trong năm 2012, chính phủ VN đã công bố chính thức rằng các cơ sở quốc doanh đã " tiêu phí sai đường ' tới 1.5 tỷ đô la . Cơ sở độc quyền dầu khí PetroVietnam không thôi cũng làm lỗ tới 8.5 triệu đô la . Tương tự , về phía Sông Đà Group đã "dùng sai ' tới 500 triệu đô la biển thủ cùng liên kết đầu tư sai lệch với 85 đối tác , đa số lỗ lã do các dự án xi măng và sắt thép, thủy điện và các loại hình xây dựng cơ sở hạ tầng khác .

"một nguyên nhân to lớn nhất cho sự suy yếu kinh tế VN có liên quan đến hệ thống chính trị " kinh tế gia Anh nói " Giống Trung Hoa , VN thiếu thị trường phái sinh đã phát triển tương tự ở Mỹ và các nước khác . Kết quả là, sự phát triển kinh tế lệ thuộc vào tín dụng ở ngân hàng thứ hai là các lãnh vực mà nhà nước làm chủ, đó là nguyên cớ đưa đến sự mất mát khổng lồ . Sự thông đồng giữa các lãnh vực nhà nước làm chủ cũng là những lý do to lớn cho số nợ xấu hiện nay "

Xí nghiệp do nhà nước làm chủ chiếm phần lớn các con nợ hiện nay trong hệ thống ngân hàng VN , chiếm tỷ lệ phần trăm rất lớn trong số nợ không có khả năng thanh toán . Do đó, cải tổ vấn đề Xí Nghiệp Quốc Doanh là đòi hỏi to lớn nhất để giải quyết vấn nạn nợ nần .

"Dữ liệu về con số xí nghiệp quốc doanh có kết quả hoạt động yếu kém hoạt động lỗ lả lan rộng làm mất dần niềm tin cho nền kinh tế . Các ngân hàng VN không thể nào cho vay sinh ra lợi nhuận với những khoản vay đầy uy tín nếu không cải tổ cái hệ thống xí nghiệp quốc doanh kia " Gene Fang, phó chủ tịch của công ty Moody vừa là nhà phân tích gia lão thành tuyên bố như vậy .

CÁCH GIẢI QUYẾT?

Vào năm 2013, VN dự tính giải quyết vấn nạn kinh tế này bằng cách cho ra mắt CÔng Ty Quản Lý Tài Sản Việt Nam (VAMC). Dưới hình thức này, ngân hàng có thể dùng các khoản nợ không có khả năng chi trả thế cho VAMC để đổi các trái phiếu đặc biệt dùng nó để vay lại từ ngân hàng trung ương . Khoảng đầu tháng 7, VAMC đã mua lại 2.4 tỷ tài sản từ các khoản nợ không có khả năng chi trả NPLs.[non performing loans]

Tuy vậy, đây không phải là giải pháp hoàn hão:trong quá trình các khoản nợ mới rời các giấy tờ từ ngân hàng, công ty quản lý tài sản lại phát sinh ra một cách để giải quyết vấn đề. Chưa gì ,là những kế hoạch bán các khoản nợ cho các nhà đầu tư bên ngoài rồi , đã có bước phát sinh nhỏ xảy ra tại bề trước rồi .

"Con số nợ không có khả năng thi hành đều giống y hai năm trước, thái độ đối phó của nhà nước và các nhà băng chính phủ cũng chả có gì thay đổi" Ông Minh nói thế , " họ nghĩ rằng khi nền kinh tế phục hồi, những con nợ kiểu NPLs sẽ biến mất . Chính phủ sẽ không còn muốn chi thêm tiền . VN đơn giản là không còn đủ nguồn tài nguyên nữa "

Có thêm một phương pháp giải quyết nữa là bán những khoản nợ không còn khả năng cho nhà đầu tư nước ngoài . Ông Nguyễn quốc Hùng chánh văn phòng của hội Đồng VAMC nói với tờ Banking Times rằng công ty đã có lợi tức từ vài tổ chức và tư nhân nước ngoài . Song le, đa số nợ đều có thế chấp là bất động sản mà luật VN thì cấm người nước ngoài sở hữu đất đai .

Thêm vào đó các Công ty Quản lý Tài Sản VAMC lại mua các khoản nợ của nhà băng tới 8--90 phần trăm giá trị thực của nó , vượt xa ý định của các nhà đầu tư .

" Họ (đầu tư ngoại quốc) thực sự chỉ muốn mua các giá trị theo thị trường cở 20--30- phần trăm thôi . VAMC đã đánh giá quá mức quy định với thực tế giá trị tài sản " Andy Ho, trưởng phòng đầu tư của VinaCapital cho biết vậy . " VAMC chỉ có khả năng trở thành một công cụ cứu vớt vấn đề nợ xấu khi họ biết cách bán các món nợ đó và chấp nhận cái giá thị trường cho ra mà thôi "

Trong thời gian chờ đợi sự thay đổi về cách thức mua qua bán lại nợ này, thì chính phủ VN lại lưỡng lự hành động . Nguyễn đức Kiên Trưởng Ban Kinh Tế Quốc Hội tuyên bố " Ngay lúc này, mọi người đều e ngại nhận phần trách nhiệm trong vấn đề tạo nợ nần cho quốc gia, do đó không ai dám đưa ra quyết định bán nợ công với giá rất thấp cả "

Thái độ lừng khừng trên của thành phần cầm quyền không phải là nguyên nhân cho sự thất thoát . Nhưng đây là biểu hiện của vấn đề MẤT KIỂM SOÁT .

"Chính phủ nhận thấy rằng các công ty nước ngoài thuờng có đủ nguồn tài nguyên để mua lại các khoản nợ xấu . Nhưng có một số người trong chính phủ lại không muốn " Ông Minh cho biết thế " Họ sợ rằng khi bán cho nước ngoài rồi thì phần lớn nền kinh tế này lại dưới quyền kiểm soát của ngoại quốc "

Điều này sẽ đe dọa lợi ích quốc gia . Sự thay đổi về luật lệ sở hữu tài sản cùng nghĩa cho phép các nhà đầu tư tư nhân huởng được quyền hạn ngang hàng với nhà nước --điều này chưa bao giờ được phép nghĩ tới .

" Chúng ta không thể hi vọng nhà nước sẽ thay đổi luật đất đai . Ngay cả công dân VN cũng không được phép sở hữu đất đai .Tất cả đất đai đều sở hữu nhà nước " Ông Bình nói .

THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN?

Bước đầu tốt nhất là phải giải quyết nợ xấu . Trong đó có vấn đề là làm sao phải biết cải tổ hình thức công ty quốc doanh (State Own Enterprises SOE) . Luật lệ hiện hành đang coi các công ty quốc doanh cùng chịu chi phối bởi các nguyên tắc kinh tế thị trường và ngăn cản các công ty quốc doanh liều lĩnh đầu tư vào các lãnh vực rủi ro . Tuy thế, chính phủ cần phổ biến các vấn nạn nổi trội của các hình thức CÔng Ty Quốc Doanh và các khu vực Ngân hàng bằng cách gia tăng sự minh bạch cùng nới lõng sự hạn chế quyền hạn của các nhà đầu tư nước ngoài .

Năm nay, (2014) chính phủ có phần tăng tốc cải tổ hình thức Quốc Doanh cùng tư hữu hóa . Các Quốc Doanh ngoài ngân hàng cần thoái vốn từ các lãnh vực rủi ro như bảo hiểm , an sinh và địa ốc trước 2015 ; Gần 1/5 mục tiêu này coi bộ đang đạt được cuối năm 2013, theo báo cáo của World Bank .

Chính phủ lại ra chỉ ra dự án cho ra thêm hơn 400 Sàn Chứng Khoán của nhà Nước kinh doanh (Initial Public Offerings)trước năm 2015, dẫu rằng sự thành công không gì làm chắc chắn . Ngay năm nay, trong vòng đầu niêm yết do nhà nước đa số đều nằm trong các khu vực không có lợi tức như tài sản và các công trình công cộng - chỉ được bán được 1 /3 số cổ phần niêm yết . Về mặt khác, các nhà đầu tư lại tranh dành cổ phiếu có lời do nhà nước kinh doanh như Vietna Airlines và telecom giant MobiFone mới vừa niêm năm này (2014).

Tuy nhiên, vấn đề minh bạch bao giờ cũng là chìa khóa cho công cuộc cải tổ mà thôi . Hoạt động trong một môi trường thiếu sự quan sát từ bên ngoài, ban quan trị Quốc Doanh thuờng có các quyết định gây nên các số nợ KHỔNG LỒ . Một ban kiểm toán nhà nước vừa rồi đã tiết lộ "sự lạm dụng trắng trợn các quy định " bởi các QUỐC DOANH trong năm 2012 . Trong lúc các quy định đòi hỏi các quốc doanh công bố các kết cuộc tài chánh lên mạng điện toán hàng năm, thì các công bố này lại thiếu cả hai thứ : cho phép tiếp cận và thông tin hữu ích .

THIẾU MINH BẠCH là vấn nạn quan yếu nhất trong khu vực ngân hàng , một nơi mà quyền hạn đan chéo nhau của các ngân hàng cho vay với những rũi ro to lớn . Sự bắt giữ gần đây cả bộ ba cựu viên chức Vietnam Ngân hàng

gian lận tới 311 triệu đô la trong việc xây dựng theo một kiểm toán nhà nước cho biết là một ví dụ cho nhiều nguồn cho vay đến " hoạt động mập mờ " là sự kiện cuối trong một loạt sì căng đan từ các ngân hàng lớn tại VN hiện nay . Đó là hậu quả của quyền sở hữu chéo nhau : Có tới 35 ngân hàng thuơng mãi tư nhân tại Vn , nhưng theo ông Bình ước lượng có tới 1/3 ngân hàng này hoạt động ngoài sự cho phép luật lệ chính phủ . Các nhà kinh tế khác thì so sánh sự hoạt động ngân hàng này tại VN hiện nay rối "như tô mỳ "(spaghetti Bowl).

Kiến tạo một hệ thống luật lệ mới để nới lỏng quyền tự do tư hữu cho nước ngoài có thể giải quyết vấn nạn kinh tế VN cả hai lãnh vực . Sự phát triển sớm khi biết nâng cao quyền sở hữu vốn tư bản cho người nước ngoài trong lãnh vực ngân hàng , đúng ra còn nhiều hơn thế nữa nhất là vấn đề giải quyết nợ xấu . Trong khi nhà nước VN cứ phập phồng lo sợ sự mất quyền kiểm soát nếu như cho các ngoại quốc đầu tư vào các lãnh vực kinh tế trọng điểm , hệ lụy của nền kinh tế nếu không theo đường huớng cải tổ nói trên càng lúc càng tệ hại hơn thêm . Ông Hồ làm việc cho VINACAPITAl chỉ rỏ rằng sau thời gian khủng hoảng tài chánh Á Châu 1997-1998, các nhà đầu tư ngoại quốc , chính họ đã đóng vai trò "quá ư cần thiết ' trong việc giải quyết các Con nợ Không còn khả năng NPLs mà các quốc gia này đã vướng phải .

Đối với VN, vấn đề nợ nần đang trở thành một bài học hết sức quan trọng mà quốc gia này phải biết cách giới hạn tầm ảnh huởng của nó vào lĩnh vực kinh doanh , đặc biệt là các quyết định cho vay của các tổ chức tín dụng .

" Nếu có ai làm việc tại một nhà băng khi nhìn vào chứng từ của Vinashin và đánh giá nó thuần theo tôn chí của thương mãi thì họ không bao giờ cho Vinashin vay cả " Ông Bình nói. " Nhưng nhà băng đã không cần tính toán. Họ đã nhắm mắt làm theo lệnh chính phủ quyết định cho Vinashin một siêu quyền lực trong kỹ nghệ đóng tàu . Khi Vinashin sụp đổ, các nhà băng sụp theo trong vòng một đêm "

Elisabeth Rosen phóng viên thuờng trú tại Hà Nội
Dịch thuật Đinh hoa Lư 11/2/2015
theo :
/http://thediplomat.com/2014/08/vietnams-ticking-debt-bomb/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét