Cẩn trọng khi dùng tiếng Việt để “đặt tên” cho các danh từ Trung Quốc!
(GDVN) - Đây là lúc người Việt Nam chúng ta cần phải có lòng tự tôn dân tộc trong cách nói, cách viết theo chuẩn mực quốc tế để vạch mặt chỉ tên trước công luận quốc tế
Tiếng Việt với các danh từ nước ngoài!
Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu tượng hình, tượng thanh, giàu cung bậc tình cảm. Đã từ lâu tên Nước, tên Thủ đô, thành phố, tỉnh lỵ, tên các địa danh núi, sông, biển, đảo cho đến tên người của Trung Quốc hiện đang được phiên âm theo một quy tắc riêng, một cách mỹ miều ưu ái đặc biệt làm cho người nước ngoài ngộ nhận, gây bất lợi cho phía Việt Nam trong quan hệ quốc tế và đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền .
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 華/中华; phiên âm là Zhonghua. Tiếng Anh gọi là China, tiếng Nga gọi là Kytai, tiếng Nhật gọi là Chuka, tiếng Triều Tiên gọi là Junghwa, Chunghwa , tiếng Indonesia gọi là Tionghua, còn Việt Nam gọi là “Trung Quốc” .Thực tế với tên gọi “Trung Quốc” đã không phân biệt được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với chính thể tại Đài Loan là Trung Hoa Dân Quốc. Thủ đô là Beijing mà chúng ta lại cứ quen gọi là “Bắc Kinh”, thành phố như Shanghai thì gọi là “Thượng Hải”… tỉnh Guangxi thì gọi là “Quảng Tây”… rồi “Quảng Đông”… cứ như một tỉnh ở xứ “Quảng” miền Trung của Việt Nam ta vậy!
Bản đồ cổ Châu Âu thể hiện chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam! |
Đảo Hainan gọi là “Hải Nam”, đảo Taiwan gọi là “Đài Loan”, đảo Jinmenn gọi là “Kim Môn”, đảo Mazu Liedao gọi là “Mã Tổ”. Sông Chang Jiang gọi là “Trường Giang” trùng với tên của một con sông ở Quảng Nam. Nếu họ trâng tráo bịa đặt thì họ nói sông đó là của họ thì sao!?
Với các gọi như thế, “người ta” trịch thượng cho mình là “kẻ cả” để coi thường rằng “Thấy người sang bắt quàng làm họ” thì làm sao!? Điều đáng nói là trong tranh chấp chủ quyền biên giới, biển đảo, họ đã lợi dụng cách gọi “Hữu nghị” một số địa danh thuộc chủ quyền của Việt Nam để vơ vào làm của mình hoặc đánh lừa công luận quốc tế.
(GDVN) - Sinh tồn của quốc gia này là biển, trước đây đã thế, bây giờ và hàng nghìn năm sau cũng vậy. Nếu Việt Nam nhân nhượng, Trung Quốc không chỉ chiếm Hoàng Sa...
Về khảo cổ học Việt Nam, không có ràng buộc họ hàng với nước láng giềng vì nước ta lưng tựa vào Trường Sơn, nằm ven biển Đông với các lưu vực sông Hồng, Sông Mã, Sông Lam, Sông Gianh… Đều được đánh dấu có nền văn minh lúa nước của người Việt cổ - là một trong những chiếc nôi của loài người cách đây hàng ngàn năm.
Về nhân chủng học, người Việt Nam không có huyết thống hay sắc tộc với những nước láng giềng. Từ thể hình, gương mặt, mi mắt, giọng nói đều khác biệt…
Người Việt cổ có tiếng nói và chữ viết riêng biệt song đã mất đi ký tự, nên trong thời kì ngàn năm Bắc thuộc đã phải dùng ký tự Hán để phiên âm qua chữ Nôm cho tiếng Việt. Qua thời kỳ Pháp - đã có chữ Quốc ngữ với các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, các chữ cái như ô, ơ, ê...
Tiếng Việt là thứ tiếng lâu đời của người Việt cổ tồn tại cho đế ngày nay khác với tiếng Hán hoàn toàn. Tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ thuần Việt của “Nam Quốc Sơn Hà” từ thời Vua Hùng dựng nước, Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, tuyên ngôn của Lý Thường Kiệt, Đại cáo bình Ngô, Hịch tướng sỹ, Tuyên ngôn Độc lập 1945 và nay đã trở thành ngôn ngữ chính thống của Việt Nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Tiếng Việt vinh dự có tên trong danh mục dịch thuật trực tuyến translate.google của 80 nước, bình đẳng với tiếng UK, France, USA, Rossiya, Germania, Italia…
Phát âm tên, họ người Trung Quốc khác với ta, song khi phiên âm thì chúng ta lại gắn họ tên chữ lót giống như người Việt chúng ta để dễ đọc, để nhớ nhớ… Công bằng mà nói các nước có ký tự tượng hình giống Trung Quốc như Taiwan ( ta gọi là Đài Loan ) , Japan (Nhật Bản), Korea (Triều Tiên)… nhưng khi phiên âm ra tiếng Việt lại khác nhau hoàn toàn. Ví dụ, về tên người Hàn Quốc thì Lee Young Ae, Kim Soo Hyun, Đài Loan thì Song Hye Kyo, Nhật thì Keiko Matsuzaka… Tên thủ đô các nước đó là Tokyo… mà đâu có dấu.
Danh từ của các nước ASEAN và các nước Laos, Cambodia cũng được ta theo tập quán quốc tế như Kuala Lumpur, Singapore, Pnompenh, Vientiane… họ tên người cũng khác hẳn.
Danh từ trong truyền thông nên theo thông lệ quốc tế!
Đã qua rồi thời kỳ chữ Quốc ngữ nước ta phải mượn Hán - Nôm để phiên âm qua tiếng Việt. Riêng về tên người và tên địa danh của ta là thuần Việt. Tên - Họ của 64 dân tộc ở Việt Nam được bảo tồn lưu giữ, các địa danh trong nước đều được viết bằng tiếng Việt với những cái tên rất đẹp.
Quần đảo thiêng liêng thuộc máu thịt Tổ quốc mang tên rất đẹp Hoàng Sa có tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng với vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Quần đảo Hoàng Sa được chia làm hai nhóm đảo là nhóm đảo An Vĩnh và nhóm đảo Lưỡi Liềm. Có tài liệu chia quần đảo làm ba phần, trong đó ngoài hai nhóm trên thì còn có một nhóm nữa gọi là nhóm Linh Côn và các địa danh thuần Việt như bãi đá Bắc, bãi Ốc Tai Voi, đảo Tri Tôn, bãi Gò Nổi… mà không trộn lẫn được với Trung Quốc trong các tài liệu lịch sử của họ.
Trong cuốn sách De la Cochinchine, Tableau (Taberd) viết: "Beaucoup plus loin de la côte, en face de Hué, est l’archipel des Paracels ou de Kat-vang, rempli d’écueils. Enfin, les redoutables bancs de Macclesfield se trouvent à l’est des Paracels". (Xa hơn kể từ phía bờ biển, ở phía trước của Huế là Paracels hoặc Kat-vang, đầy đá ngầm. Cuối cùng, bãi ngầm Macclesfield đáng sợ nằm ở phía đông của Paracels).
Trên tất cả các bản đồ cổ do các nhước châu Âu xuất bản đề có chữ la-tinh “Bai kat vang”. Đó chính là Bãi cát vàng – tên của quần đảo Hàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Phiên âm đó đúng nghĩa, đúng tên gọi của chúng ta. Vì vậy, sử dụng tiếng Việt chuẩn xác trong quan hệ quốc tế cũng là điều rất quan trọng trong đấu tranh bằng biện pháp hòa bình và đấu tranh pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt là biển đảo Tổ quốc.
(GDVN) - Tính cách AQ cộng với máu cướp biển khiến lãnh đạo và truyền thông TQ cứ nói bừa, thiên hạ bịt tai hay xỉ mũi cũng mặc kệ miễn là dân Trung Quốc tin là được.
Vì vậy, không nên tuỳ tiện dùng tiếng Việt có dấu khi phiên âm các địa danh, tên người của nước ngoài. Dù bất cứ nước nào có thể gây bất lợi cho chúng ta trong đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền. Vì vậy, trong các văn bản quốc tế về ngoại giao, thương mại, kinh tế, an ninh – quốc phòng hay trong cách thể hiện trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng như Vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, báo chí, ấn phẩm đều nên có sự thống nhất cách thể hiện danh dự quốc thể. Không để ai lợi dụng tình “hữu nghị” trong để lợi dụng hoặc đánh lừa dư luận quốc tế.
Sự kiện giàn khoan “Haiyang Shiyou 981” mà truyền thông nước ta gọi là “Hải Dương 981” viết tắt là HD 981, còn theo tiếng Anh là CNOOC 981. Như vậy, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cùng việc công bố đường lưỡi bò 9 đoạn đang phơi bày toàn bộ dã tâm bành trướng, hung hăng, tàn ác bất chấp đạo lý dưới những chiêu bài “hòa bình hữu nghị”, đặc biệt là “16 chữ vàng” và quan hệ “bốn tốt” của Trung Quốc.
Đây cũng là lúc người Việt Nam chúng ta cần phải có lòng tự tôn dân tộc trong cách nói, cách viết, dùng đúng tên theo chuẩn mực quốc tế để vạch mặt chỉ tên trước công luận quốc tế đồng thời cảnh giác với những âm mưu lợi dụng ngôn từ hòng xâm phạm chủ quyền của ta. Đó là cách để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cũng là bảo vệ nền văn hóa Việt Nam!
Tiếng Việt mang giá trị văn hóa phi vật thể vô giá. Đây cũng là trách nhiệm làm trong sáng tiếng Việt và bảo vệ vốn ngôn ngữ độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ với giá trị cao quý của chúng ta!
TS TRẦN ĐÌNH BÁ – HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VIỆT NAM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét