TQ đưa thêm ba giàn khoan ra Biển Đông
Bắc Kinh đưa thêm ba giàn khoan vào Biển Đông, trong lúc Hà Nội giải tán biểu tình phản đối Trung Quốc. Hãng thông tấn Reuters ngày 20/6 dẫn tọa độ được đăng tải trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết các giàn khoan Nam Hải số 2 và Nam Hải số 5 sẽ được triển khai ở vùng biển giữa miền nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát. Giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc. Trước đó, cơ quan này cũng đã thông báo về việc di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 đến gần bờ biển Việt Nam hơn.
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, được báo trong nước dẫn lời nói hôm 19/6 rằng tọa độ mới của Nam Hải số 9 "nằm sâu trong thềm lục địa Trung Quốc".
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) từng thông báo đang có 4 dự án sắp đưa vào sử dụng ở phía đông và tây Biển Đông vào sau giữa năm 2014, theo Reuters.
Hiện vẫn chưa rõ các giàn khoan này có phải là những dự án nói trên hay không.
Động thái mới nhất của Bắc Kinh diễn ra trong lúc đàm phán giữa đại diện hai nước về căng thẳng xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 không có tiến triển đáng kể.
Reuters dẫn lời ông Zhuang Goutu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, nói trên Hoàn cầu Thời báo rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào Biển Đông là “bước đi chiến lược”.
Ông cũng cho rằng "việc gia tăng số lượng giàn khoan chắc chắn sẽ gây chấn động đối với Việt Nam và Philippines”.
Đàm phán về căng thẳng xung quanh giàn khoan
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, được báo trong nước dẫn lời nói hôm 19/6 rằng tọa độ mới của Nam Hải số 9 "nằm sâu trong thềm lục địa Trung Quốc".
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) từng thông báo đang có 4 dự án sắp đưa vào sử dụng ở phía đông và tây Biển Đông vào sau giữa năm 2014, theo Reuters.
Hiện vẫn chưa rõ các giàn khoan này có phải là những dự án nói trên hay không.
Động thái mới nhất của Bắc Kinh diễn ra trong lúc đàm phán giữa đại diện hai nước về căng thẳng xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 không có tiến triển đáng kể.
Reuters dẫn lời ông Zhuang Goutu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, nói trên Hoàn cầu Thời báo rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào Biển Đông là “bước đi chiến lược”.
Ông cũng cho rằng "việc gia tăng số lượng giàn khoan chắc chắn sẽ gây chấn động đối với Việt Nam và Philippines”.
Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc chiều tối ngày 19/6 đã bị giải tán nhanh chóng
'Giải tán nhanh chóng'
Trong một diễn biến khác, một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội hôm 19/6 đã nhanh chóng bị giải tán.
Một nhà hoạt động trong nước nói với BBC nhiều người tham gia biểu tình đã bị lực lượng an ninh mặc thường phục bắt giữ.
BBC đã liên lạc với công an phường Lý Thái Tổ, Hà Nội, và được cho biết tất cả những người này đã được trả tự do trong ngày 19/6.
Trả lời BBC ngày 20/6, blogger Lê Thiện Nhân cho biết chiều 19/6, hơn 20 người đã tụ tập trước tượng đài Lý Thái Tổ, hô lớn khẩu hiệu chống Trung Quốc.
"Chi tiết về cuộc biểu tình đã được thông báo trước đó trên Facebook của Câu lạc bộ No-U Hà Nội," ông nói.
"Chỉ 5 phút sau đó, công an xông vào cướp băng rôn và bắt giữ tổng cộng chín người".
"Blogger Anh Chí trong nhóm chúng tôi hô lên 'công an đánh người' thì bị kẹp cổ và bịt miệng lôi đi'.
"Họ tách chúng tôi ra thành các nhóm nhỏ và đẩy lên xe đưa về các đồn công an phường Tràng Tiền và phường Lý Thái Tổ."
"Khi vào đến đồn họ chia từng người ra mỗi phòng và cho nhân viên ra làm việc. Họ nói chúng tôi vi phạm tội gây rối trật tự công cộng, phải bị phạt hành chính."
"Tôi từ chối toàn bộ nội dung họ đưa ra, yêu cầu họ lập biên bản ghi đúng là họ giật băng rôn, bắt tôi về đồn khi tôi đang biểu tình chống Trung Quốc xâm lược."
Ông Nhân cho biết những người bị bắt giữ đã trở về nhà trong tối 19/6.
'Đứa con hoang đàng'
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu lên cao kể từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền hồi đầu tháng Năm.
Trong khi đó, cuộc đàm phán gần đây giữa đại diện hai nước không mang lại tiến triển đáng kể.
Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Hà Nội hôm 18/6 đã kêu gọi Việt Nam "ngưng quấy nhiễu" hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Trung Quốc và nói hai bên cần "tránh quốc tế hóa" và "không làm phức tạp thêm vấn đề hàng hải hiện nay", theo Tân Hoa Xã.
Truyền thông Việt Nam cho biết Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nói với ông Dương rằng Bắc Kinh đã "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền" của Việt Nam khi đưa giàn khoan vào vùng biển như hiện nay, đồng thời "yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam".
Ngày 19/6, Bấmphiên bản tiếng Trung Quốc của Hoàn cầu Thời báo đăng tải một bài xã luận trong đó gọi chuyến thăm của ông Dương là cơ hội để Việt Nam "kiềm chế bản thân trước khi quá muộn".
Bài viết này cũng cho rằng bằng thông qua việc đối thoại với Việt Nam, Trung Quốc đang "thúc giục đứa con hoang đàng hãy trở về nhà".
Bài viết có ý nói ông Dương Khiết Trì sang Hà Nội không phải là đối thoại thực sự mà đơn giản chỉ là huấn thị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét