Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

(2) Bố mẹ có nên đánh con cái

Bố mẹ có nên đánh con cái
Dạy con là việc luôn khiến các ông bố bà mẹ phải đau đầu. Khi chăm con không tránh khỏi những lúc phải cáu giận. Vậy có nên đánh con để con tiến bộ hay không, hay phải dạy con theo cách khác.
Các tác giả phát hiện, phần lớn ý kiến của chuyên gia y tế bị bỏ qua, bởi các bậc cha mẹ có quyền quyết định nên dạy con cái của họ như thế nào.
Theo nhà nghiên cứu GS Joan Durant, rất nhiều bằng chứng chứng minh trẻ thường xuyên bị đánh đòn sẽ bị tổn thương tâm lý lâu dài. Nhóm của GS Durant đã kết hợp với BV Nhi đồng Ontario (Ottawa, Canada) để nghiên cứu và nhận thấy rằng sự trừng phạt về thể chất làm cho trẻ em dễ gây hấn, chống đối hơn và có thể gây ra suy giảm nhận thức đồng thời gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, đòn roi có thể làm giảm chất xám của não bộ trẻ ở nhiều lĩnh vực liên quan đến trí thông minh.
Đánh con không chỉ biến đứa trẻ thành những thành phần thích gây hấn sau này mà trẻ còn khó khăn trong phát triển các vấn đề tâm lý. Trẻ dễ bị trầm cảm và lạm dụng các chất kích thích.
Trong khi đó, cho đến nay, chưa có nghiên cứu cho thấy bất kỳ kết quả tích cực lâu dài nào từ sự trừng phạt thể chất. Đánh đòn con trẻ hiện không còn là biện pháp dạy con phổ biến như 20 năm trước đây, do ở nhiều nước, nhiều bậc cha mẹ thường xuyên đánh con đã bị hạn chế quyền nuôi dạy chúng.
Một số bố mẹ cho rằng nếu ngon ngọt với con, nó sẽ không hiểu và chỉ có khi nào bị đánh, con mới biết là đã mắc lỗi và sau đó sẽ không tái phạm nữa. Tuy nhiên, một số bố mẹ khác lại thấy rằng đánh con chỉ được lúc đó thôi, sau đó “chứng nào vẫn tật ấy”. Vậy thì có nên đánh con không? Việc đánh con sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ như thế nào?
Trước hết ta phải hiểu, bố mẹ thường thường bố mẹ hay đánh con khi nào?
1. Khi con mắc lỗi nào đấy mà lỗi này đã lặp đi lặp lại, bố mẹ đã nhắc nhở nhiều lần.
2. Khi con mắc một lỗi nhỏ nào đó (chưa đến mức phải đánh nhưng do bố mẹ nóng tính, không kiềm chế được).
3. Khi bố mẹ tức giận vì một lý do nào đấy (cơ quan, quan hệ vợ chồng, bố mẹ chồng – nàng dâu) và con có mắc một lỗi không đáng kể nào đó.
Ở trường hợp thứ nhất, một số bố mẹ cho rằng chỉ có sau khi bị đánh, đứa trẻ mới biết sợ, mới thay đổi theo ý của bố mẹ, tuy nhiên nhiều bố mẹ cũng nói rằng chỉ được một thời gian thôi, sau đó vẫn vậy, vẫn “chứng nào tật ấy”.
Ở hai trường hợp sau, đứa trẻ hoặc trở nên sợ hãi bố mẹ, hoặc trở nên lỳ lợm vì biết khi đó là bị đánh và việc bị đánh trở nên bình thường. Ở đây ta đang nói đến trường hợp bị “chai đòn”.
Trong cả ba trường hợp trên, đặc biệt là trường hợp thứ ba, khi con mắc một lỗi không đáng kể nào đó mà bố mẹ đánh vì đang bị ức chế bởi những việc khác (như ông ta nói “giận cá chém thớt}, thường bố mẹ rất hay ân hận xuất phát từ mặc cảm tội lỗi.
Các nghiên cứu cho thấy, việc bố mẹ đánh con, dù chỉ là đánh nhẹ cũng gây ra khoảng cách bố mẹ – con cái. Thứ nữa, trẻ sẽ học theo bố mẹ mà ứng xử như vậy ngoài đời, với con vật nuôi, với bạn bè… Điều thứ ba người ta nhận thấy, việc đánh trẻ thường chỉ làm cho trẻ sợ, ức chế mà không học được để lớn lên, trưởng thành. Bị đánh, trẻ cảm thấy bị tổn thương và do đó, không thể học được để trở nên tự lập. Đặc biệt những trẻ bị đánh “oan”, sẽ không đi đến chỗ phân biệt được đâu là việc tốt, việc xấu, việc nên làm và việc không nên làm.
Khi trẻ còn bé, trẻ hay vấp phải những sai lầm, vì đó là do sự phát triển của lứa tuổi, chỉ cần nhắc nhở một vài lần, có thể trẻ không làm theo ngay, nhưng trẻ sẽ “nhập tâm” dần dẫn để rồi sau này sẽ biết đúng sai, phải trái.
Lớn lên chút nữa, khi biết sĩ diện với những người xung quanh (thường là sau 6 tuổi), việc đánh trẻ sẽ chạm lòng tự trọng của trẻ, trẻ sẽ tự đánh giá thấp bản thân, dễ trở nên tự ti và như thế, đánh trẻ sẽ tạo nên hố ngăn cách giữa bố mẹ – con cái.
Từ tuổi dậy thì (trên 10 tuổi) trở đi đến 17 tuổi, với trẻ việc bị đánh (cho dù trẻ bị lỗi gì) không những không hề có tác dụng giáo dục mà trẻ coi là bị xúc phạm không dễ quên và không dễ tha thứ.
Như vậy, ở bất cứ lứa tuổi nào, đánh trẻ gây ức chế, xúc phạm trẻ, rất có hại cho sự trưởng thành của bản thân trẻ và của mối quan hệ bố mẹ – con cái.
Kết luận cuối cùng là không bao giờ nên đánh con!
Giục con uống sữa mãi không nghe, bố Mon điên quá, bạt tai cho con 2 cái: “Có uống nhanh không thì bảo. Không uống thì thôi, không phải uống nữa”.
Hơi tí là bị bố đánh
Sáng dậy đã muộn, bé Mon còn loanh quanh chưa chịu uống sữa ăn bánh để đi học. Bố cứ phải giục suốt: “ Mon ơi, uống sữa nhanh để bố đưa con đi học nào”. Giục mấy lần, Mon vẫn mải xem quảng cáo trên tivi.
Mẹ Mon còn bảo: “Dạo này hư thế không biết. Ngày xưa cứ đưa cốc sữa là uống răm rắp…”. Thế là bố Mon điên quá, bạt tai cho con 2 cái: “Có uống nhanh không thì bảo. Không uống thì thôi, không phải uống nữa”.
“Mon, con xuống ngay. Sao bàn làm việc của mẹ mà con cứ trèo lên thế hả? Nói không nghe là bố lại đánh đòn cho đấy”. Mon nghe thấy thế, sợ quá, vội trèo ngay xuống.
Lần trước bố bảo không được ném đồ chơi, thế mà Mon lại dỗi, ném ngay về phía bố. Cứ nói đến 3 câu mà không nghe, là bố đánh luôn. Bố đánh đít hay bạt tai đều đau cả. Cứ mỗi lần bố ở nhà, con im thin thít, sợ bố nóng tính, hơi một tí là đánh.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các con có thể làm trái ý bố mẹ để thu thút sự chú ý của bố mẹ vì bé cảm thấy thiếu sự quan tâm.
Bố mẹ hãy tự hỏi xem đã chơi với con được bao nhiêu phút trong một ngày? Hay mới chỉ quan tâm đến những việc cho con ăn uống, vệ sinh, mua đồ chơi… và để mặc con chơi quanh quẩn để bố mẹ làm việc khác. Nếu không điều chỉnh ngay, lúc nào bố mẹ cũng quát mắng, thậm chí đánh con, rất có thể trẻ con sẽ thu mình lại với bố mẹ, chui vào vỏ ốc của riêng mình… 
 
Bố mẹ có thể dùng nhiều hình phạt khác thay cho đánh con
Cho dù thế nào, bố mẹ cũng không nên đánh con
Nguy cơ lớn nhất sẽ làm tổn thương về thể chất của con. Khi quá mạnh tay, bạn có thể gây ra những chấn thương nặng như gãy xương, bầm tím và tổn hại về thần kinh.
Trừng phạt về thể chất sẽ tạo khoảng cách về sự tin tưởng của con cái và cha mẹ.
Đánh con thường xuyên sẽ làm cho mọi việc tệ hơn và không cải thiện được hành xử của con. Nó có thể dẫn tới các hành động như lừa dối, ăn cáp, bắt nạt hoặc hành hung anh chị em, bạn bè và trẻ không thể nhận biết được mình đã làm sai điều gì.
Khi bị đánh, trẻ sẽ hiểu rằng bạn ủng hộ bạo lực và trẻ được phép đánh những người nhỏ bé, yếu ớt hơn mình.
Nỗi sợ hãi không có tác dụng dạy trẻ cư xử đúng đắn mà sẽ khiến trẻ chỉ vân lời khi người đánh trẻ ở gần bên.
Những ký ức giận và đau đớn trong tuổi thơ sẽ ám ảnh đến tận khi trẻ trưởng thành.
Khi đánh trẻ, cha mẹ sẽ mất đi cơ hội giúp trẻ sửa chữa hành động sai trái và học được cách cư xử tốt hơn.
Thông thường, cha mẹ hay đánh trẻ vì những hành vi có liên quan đến các nhu cầu thiết yếu như ăn, ngủ, khám phá những điều xung quanh và như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ.
Đánh trẻ chỉ có tác dụng chấm dứt hành động sai trái của trẻ ngay lúc đó. Nhưng cách giải quyết khác như trò chuyện, giảng giải cho trẻ hiểu… sẽ có kết quả tốt hơn và sẽ tránh được vấn đề liên quan đến bạo lực.
Trẻ sẽ học tốt nhất qua việc thảo luận và quan sát người lớn cẩn thận, có trách nhiệm và kỷ luật.
Bố mẹ đánh con nhiều sẽ khiến con dạn đòn và lần sau đòn roi với con sẽ không có tác dụng nữa. Áp dụng việc đánh đòn có vẻ hữu hiệu đối với những đứa con cứng đầu, dễ bị kích động, quậy phá quá mức…
Bố mẹ chỉ nên đánh con bằng tay (khi con bạn còn nhỏ), hoặc dùng roi (khi con bạn đã lớn) nhưng chỉ đánh vào mông và đánh ít. Đừng quất túi bụi, dễ gây ra hậu quả đáng tiếc. Và phải ghi nhớ rằng luôn luôn đi kèm việc đánh đòn với việc phân tích lỗi lầm, đưa ra lời dạy bảo cương quyết và hậu quả.
 
Đánh con có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng. Khi bạn có ý định đánh con, bạn là kẻ ngược đãi con cái. Tôi không có ý nói việc trừng phạt con cái như thế là hành hạ con. Hoàn toàn không. Nhưng tôi muốn nói là bạn sẽ không hành hạ con cái nếu bạn không cho phép mình có ý nghĩ là phải đánh con…..
 
1. Đánh con là sai. Đấy là lý do chí lý nhất. Nhưng nếu bạn chưa tin, mời bạn đọc tiếp lý do 2 và 3.
 
2. Đánh con có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng. Khi bạn có ý định đánh con, bạn là kẻ ngược đãi con cái. Tôi không có ý nói việc trừng phạt con cái như thế là hành hạ con. Hoàn toàn không. Nhưng tôi muốn nói là bạn sẽ không hành hạ con cái nếu bạn không cho phép mình có ý nghĩ là phải đánh con. Có thể chỉ một lần mất bình tĩnh mà bạn đã đánh đập con để vô tình gây ra sự tổn hại suốt đời. Giả sử vào một buổi chiều hè oi ả, sau một ngày làm việc gặp những chuyện không đâu ở cơ quan; bạn về nhà và thấy mình gặp toàn chuyện khó chịu với đứa con năm tuổi, nhất là lúc ăn cơm tối, nó làm vỡ cái đĩa như thể cố tình. Bạn thấy máu mình sôi lên khiến bạn không còn bình tĩnh được nữa, bạn chẳng còn cách nào ngoài việc phải đập cho thằng bé một trận… Để rồi một vài lần như vậy, bạn trở thành người có thói quen đánh con, và trút tâm trạng chán nản ấy lên đứa con của mình, dần dần biến mình thành con người khác, một con người dễ dàng đánh con, không chỉ những lúc bực bội, gặp chuyện, mà hầu như bất kỳ lúc nào. Còn nếu không đánh con thì bạn cũng hết đá cái này lại đập cái kia, hết gây sự với người này lại cự nự với người khác, làm như không thể sửa chữa, kiềm hãm được nữa… Tôi đã từng phỏng vấn nhiều người, những con người nhớ lại có thời cha mẹ họ “mất hẳn sự bình tĩnh” và thường đánh đập họ luôn; họ nhớ là đã có lúc họ mất niềm tin vào cha mẹ của họ.
Quả thật việc đánh đập con là hành động không xứng đáng.
3. Đánh con cái chẳng mang lại kết quả gì. Đấy là điều mỉa mai trong những điều đáng mỉa mai. Hành động đánh con của cha mẹ chỉ làm con cái bị tổn thương; nó làm nhục con cái và gây đau thể xác của chúng; nhưng nó đâu giúp chúng hết hung hăng, mà có thể khi còn làm cho chúng hung hăng thêm. Chính vì thế, một khi cha mẹ hay thầy cô giáo chỉ dựa vào đòn roi, họ thường không chú ý tới việc phát triển ở trẻ những khả năng kiềm chế nội tại mà chúng cần. Về thực chất, việc đánh trẻ là điều mà cha mẹ và thầy cô dễ lựa chọn. Nhưng nếu có trách nhiệm thì cha mẹ cần sự kiên trì hơn và sáng tạo hơn trong việc lựa chọn. Đừng bao giờ đánh đập con cái.
Có trách nhiệm với con cái. Hãy thiết lập sự hiện diện uy quyền trong đời sống của con cái. Trong khi tán thành việc không đánh đập con cái, tôi còn muốn nói rằng những người có trách nhiệm với trẻ phải làm sao để trẻ biết rằng người lớn hiện diện có trách nhiệm.
Một khi bạn làm cho con cái biết rằng bạn có trách nhiệm với chúng và tạo được uy quyền nơi chúng, vấn đề không còn là việc bạn phải lớn tiếng thế nào, mà là bạn phải nói thế nào những điều bạn cần nói. Bạn có thể nói ra điều bạn muốn nói không? Bạn có tôn trọng người mà bạn muốn nói với hay không? Những điều này là bí quyết chân tình và tôn trọng. Và còn điều thứ ba nữa, đó là “những người có trách nhiệm”, điều để tạo nên niềm tin. Bạn phải tin rằng bạn là người dành cho công việc. Bạn không cần nghĩ rằng bạn là người toàn hảo về mọi mặt, nhưng bạn phải tin rằng bạn có lý trước những gì bạn đang thực hiện. Tin tưởng, chân tình, và tôn trọng; đó là ba thành phần thể hiện là bạn có trách nhiệm. Chính nhờ những yếu tố này mà cha mẹ hay thầy cô tạo được ảnh hưởng hiệu quả nơi con em của họ.
Những cha mẹ và thầy cô ấy là những người có trách nhiệm. Họ chẳng cần nói về tình yêu của họ nhưng lúc nào họ cũng tỏ ra yêu thương. Họ có được sự trầm tĩnh giúp trẻ được nguôi ngoai, và họ có sinh lực để lôi cuốn chúng.
Điều này không phải ai cũng có được; nhưng có điều, ai cũng có thể tập luyện được để trở thành những con người biết làm việc có hiệu quả và có trách nhiệm.
Gia tăng sự trợ giúp chứ đừng lo lắng giải quyết vấn đề một mình. Những trợ giúp có thể đến từ nhiều nơi – từ ông bà, từ cha mẹ đỡ đầu, từ thầy cô, từ các cha mẹ khác, từ một người anh em lớn tuổi, từ bạn bè. Bất cứ khi nào bạn cần giải quyết vấn đề của con cái bạn, bạn có thể đến với họ. Hãy nhớ là bạn sống trong một cộng đồng nên chẳng việc gì bạn phải lo lắng giải quyết vấn đề một mình. Đấy cũng chính là một trong những nguyên tắc tối cần cho các bậc cha mẹ: Đừng bao giờ lo lắng giải quyết vấn đề một mình.
“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là chân lý trong cách dạy con của nhiều gia đình. Chị Tuyết cũng ủng hộ quan điểm này và triệt để áp dụng.
Vung roi dạy con
Không biết có phải do sinh đúng mồng 1 hay không mà cu Biên nhà chị Tuyết rất nghịch ngợm. Cu cậu thường xuyên “đào lỗ cóc, móc lỗ nhái” khiến nhà lúc nào cũng bừa bộn. Chị vừa dọn ngơi tay là cu cậu lại bày ra.
Nói con không nghe, chị tức mình áp dụng biện pháp mạnh, đó là roi vọt. Thời gian đầu, chị còn nhẹ tay, về sau, chị thẳng tay vụt. Có lúc, chị đánh mạnh tới mức mông cu Biên rơm rớm máu.
Chị Tuyết chia sẻ: “Đánh con tôi cũng xót lắm nhưng cháu bướng ghê gớm. Nói ngọt không xong tôi phải dùng biện pháp mạnh. Trẻ con bây giờ hư lắm, phải dùng roi mới ổn”.
Nhưng chị Tuyết không biết rằng mình đã “nghiện” bệnh đánh con. Trước đây, cu Biên mắc lỗi nặng chị mới đánh đòn. Nhưng càng về sau, chỉ cần mắc lỗi nhỏ là cu cậu đã bị ăn đòn. Nhiều lúc bị chồng nhắc nhở nhưng chị Tuyết vẫn gạt đi. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Cùng chung quan điểm với chị Tuyết, chi Hòa dựng sẵn một chiếc gậy tre ở góc nhà. Là con gái nhưng bé Nguyệt thường xuyên bị mẹ cho ăn roi. Chị Hòa khẳng định dù là con gái hay con trai, chị cũng phải dạy dỗ thật nghiêm khắc.
Vì thế mới có chuyện bé đi học quá giờ chưa về, hay chỉ làm vỡ cái cốc,… là dễ dàng bị ăn đòn. Chị Hòa thẳng tay nên quất thật mạnh vào mông con gái. Thậm chí, có lúc quá giận dữ, chị còn đánh vào bất cứ chỗ nào có thể đánh được.
Tác dụng ngược
Cu Biên vốn có bản tính ngỗ ngược nên rất khó dạy nên chị Tuyết dùng roi vọt để dạy con. Tuy nhiên, dường như chị đã quá đà. Cu Biên không những không ngoan mà càng ngày càng bướng bỉnh, lầm lì, hung dữ.
Mỗi khi chị Tuyết chuẩn bị đánh con, y như rằng cu Biên tự động nằm úp, lấy roi đưa cho mẹ. Cu Biên nhìn mẹ bằng hai ánh mặt dữ dội, lầm lì. Thời gian đầu bị đánh, cu cậu còn khóc lóc nhưng rồi nước mắt cạn dần trong lòng cậu bé con. Mẹ đánh dù đau đến đâu cu Biên cũng chỉ cắn chặt môi và không nhúc nhích. Cu cậu gồng mình có lúc chảy cả máu môi.
Không chỉ lì đòn, cu Biên còn ngang bướng, bất cần đời, làm trái lời bố mẹ dạy. Đòn roi với cậu bé giờ trở nên vô nghĩa.
Bé Nguyệt cũng cạn dần tình cảm với bố mẹ. Cô bé lầm lì, ngỗ ngược, hay quậy phá trường lớp, lối xóm. Bé thường xuyên đánh bạn, lấy trộm đồ của bạn. Bị cô giáo và bạn bè tẩy chay, Nguyệt dần sống hoang dại như cây cỏ ngoài đồng.
Chị Hòa đau khổ chia sẻ kinh nghiệm từ chính trường hợp của mình: “Tôi nhận ra, với con cái, bố mẹ cần chia sẻ động viên hơn là hơi một tí thì dọa đánh”.
Hơn nữa, những bé bị đối xử thô bạo lúc còn nhỏ thường trở nên ngỗ ngược, cứng đầu hơn khi trưởng thành. Các nhà giáo dục coi đó là hội chứng “chai sạn cảm xúc”, bé không thấy sợ hãi, đau khổ, phải khóc lóc vì đã quá quen với đòn roi.
Ngược lại, một số bé có xu hướng sống khép mình, tỏ ra sợ sệt khi bị ăn đòn. Lâu dần, bé sẽ bị ức chế tâm lý, ngại giao tiếp và tỏ ra khó gần”.
Tốt nhất, cha mẹ nên thống nhất giới hạn cho mình khi muốn giáo dục bé và nói “không” với đòn roi. Vì những lúc nóng giận, bạn có thể không kiểm soát được hành động của mình; bạn chỉ nghĩ rằng, đánh con sẽ khiến bé nghe lời và không mắc lỗi nữa nhưng hậu quả để lại thường đau hơn những lần vung roi của bạn rất nhiều.
http://dobeyeu.com/bo-me-co-nen-danh-con-cai/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét