Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Uy tín của ông Putin tiếp tục lên “như diều gặp gió”

Nước Nga đã có bài học lịch sử trước các thế lực thù địch. Theo wiki, trước thế chiến thứ hai nhiều năm, Liên Xô đã theo đuổi chính sách an ninh tập thể, Liên Xô kêu gọi một sự hợp tác với các nước Anh, Pháp để cùng kiềm chế nước Đức phát xít của Adolf Hitler đang quân phiệt hóa rất mạnh, nhưng không được đáp lại. Năm 1939, sau khi Anh-Pháp làm ngơ cho việc Đức chiếm toàn bộ Tiệp Khắc, ban lãnh đạo của Liên bang Xô viết phải quay sang thỏa thuận với Hitler. Liên Xô và Đức đã ký hiệp định không xâm phạm lẫn nhau (Hiệp ước Molotov-Ribbentrop). Tuy nhiên như chúng ta đều biết, Đức sau đó vẫn tấn công Liên Xô. Thế chiến thứ hai đã làm hơn 20 triệu người Xô viết thiệt mạng, 1.710 thành phố, thị trấn và hơn 70.000 làng mạc bị phá huỷ, 32.000 cơ sở công nghiệp, 98.000 nông trang tập thể, nhiều công trình văn hóa của Liên bang Xô viết bị phá huỷ, hơn 25 triệu người mất nhà cửa. Tổng cộng, Liên Xô mất gần 30% tài sản quốc gia và gần 1/8 dân sốGiờ đây tham vọng của Mỹ chẳng khác gì Hitler trước kia, mang quân đi can thiệp khắp nơi, giết tổng thống các nước khác như giết chuột, chỉ chưa dám công khai đe dọa và liều mạng tấn công các nước lớn có vũ khí hạt nhân. Tổng thống Mỹ Obama thì liên tục tự phong là "lãnh đạo toàn cầu", là "siêu cường duy nhất", trong khi coi Nga là "siêu cường khu vực". Đến Hitler còn chưa dám ngông nghênh như vậy. Liệu người Nga có thể bàng quan nhìn Mỹ và NATO áp sát biên giới, hàng ngày, hàng giờ chĩa tên lửa và giương lá chắn tên lửa về phía Nga ? Nếu như Trung Quốc cũng làm như vậy với Việt Nam, cũng đưa Lào, Campuchia vào liên minh quân sự và bố trí vũ khí, quân đội ở đó thì người Việt có chịu để yên cho Lào và Campuchia ? Lịch sử đã chứng minh: Không. Năm 1979 quân đội Việt Nam đã tiến vào Campuchia giải giáp lực lượng thân Trung Quốc ở đó. Trước đó, trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, quân đội Việt Nam bao giờ cũng có mặt ở Lào và Campuchia vì lãnh đạo và người dân Việt Nam hiểu rằng đất nước chỉ có thể độc lập tự chủ nếu hai nước Lào và Campuchia cũng độc lập tự chủ. Do vậy, dù có thể chịu tổn thất lớn, nước Nga cũng buộc phải làm thế đối với Ukraine và nhiều nước Đông Âu khác nếu Mỹ không chịu để người Nga sống yên ổn. Đây không chỉ là sự tồn vong của nước Nga mà chính là sự tồn vong của chủng tộc người Nga.
Uy tín của ông Putin tiếp tục lên “như diều gặp gió”
VOV.VN -Tỷ lệ công chúng ủng hộ Tổng thống Nga đã tăng thêm 8% kể từ sau khi ông Putin có bài phát biểu lịch sử vấn đề Crimea. Sau sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga, một cuộc thăm dò dư luận độc lập cho thấy, có đến 80% người được hỏi ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cũng theo kết quả cuộc thăm dò dư luận này, đa số người Nga cho rằng nước Nga đang đi đúng hướng.

Kết quả một cuộc thăm dò dư luận độc lập mới đây cho thấy, có đến 80% người được hỏi ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: alternet)

Hãng tin RIA Novosti dẫn nguồn tin từ trung tâm Levada – một tổ chức khảo sát độc lập cho biết, tỷ lệ công chúng ủng hộ Tổng thống Nga đã tăng thêm 8% kể từ sau khi ông Putin có bài phát biểu lịch sử vấn đề Crimea trước Quốc hội Nga hồi tuần trước.

Bài phát biểu này đã gây chấn động thế giới và được miêu tả là bài phát biểu làm thay đổi lịch sử. Trong khi tỷ lệ người ủng hộ ông Putin ở mức áp đảo (80%), chỉ có 18% tỏ ra không hài lòng với Tổng thống, mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

Một cuộc thăm dò dư luận khác của Levada được tiến hành vào tuần trước cho thấy, đa số người dân Nga tin rằng đất nước họ là một cường quốc, và là một nhân tố quan trọng trên trường quốc tế.

Có tới 63% trong số những người được hỏi cho rằng, nước Nga hiện đại đã lấy lại được vị thế của một siêu cường. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ khi Trung tâm Levada tiến hành các cuộc thăm dò dư luận tương tự từ 2000 đến nay.

Trước đó, tháng 12/2013, Tổng thống Putin từng được tờ The Times của Anh bình chọn là Nhân vật của Năm vì ông đã thành công trong việc đưa nước Nga trở lại mạnh mẽ và có tiếng nói quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế./.

Hùng Cường/VOV online
http://vov.vn/the-gioi/sau-vu-crimea-uy-tin-cua-ong-putin-len-nhu-dieu-gap-gio/317750.vov


Tỉ lệ ủng hộ của người dân dành cho Tổng thống Putin luôn là thứ mà giới lãnh đạo phương Tây phải ghen tị, thèm muốn. Hơn một thập kỷ nay, ông Putin chưa một lần nào rời khỏi vị trí số 1 trong danh sách những chính trị gia được người dân yêu mến nhất nước Nga. Không chỉ dành được tình cảm của người dân Nga, ông Putin còn được nhiều người dân khác trên thế giới ngưỡng mộ.

64% người dân Nga sẵn sàng bỏ phiếu để ông Putin tiếp tục làm Tổng thống Nga

Trong một cuộc điều tra xã hội học được Quỹ Ý kiến Công chúng (FOM) tiến hành, có đến 64% công dân Nga tuyên bố sẽ bỏ phiếu để bầu chọn cho Tổng thống đương nhiệm Putin nếu có một cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày Chủ nhật tới (30/3).

Theo kết quả của cuộc điều tra trên, 64% người được hỏi đã ngay lập tức nhắc đến tên của ông Putin khi trả lời câu hỏi họ sẽ bỏ phiếu cho ai nếu một cuộc bầu cử tổng thống được tiến hành vào ngày 30/3 tới.

Trong khi đó, trong cuộc điều tra tương tự hôm 16/3 vừa rồi, con số người bỏ phiếu cho ông chủ điện Kremlin là 60%.

Cuộc điều tra xã hội học mới nhất được tiến hành hôm 23/3 trên 3.000 người đến từ 64 khu vực cử tri của Nga. Sai số của cuộc thăm dò không vượt quá 3,3%.

Dù thích hay không thích thì phương Tây không thể phủ nhận được thực tế là Tổng thống Putin thực sự được người dân Nga yêu mến và tin tưởng.

Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Putin ở xứ sở Bạch Dương đang tăng vùn vụt trong thời gian qua. Một phần nguyên nhân xuất phát từ sự thành công của Thế Vận hội Olympics Mùa Đông diễn ra ở thành phố Sochi của Nga vừa rồi và phần khác đến từ cách xử lý cương quyết, cứng rắn của ông Putin trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Hơn 3/4 người dân ở xứ sở Bạch Dương dành sự ủng hộ nhiệt thành cho những gì mà Tổng thống Vladimir Putin đang làm. Điều đáng chú ý là hầu hết những người được hỏi đều khẳng định Tổng thống của họ đã xử lý rất tốt cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng như trong việc chìa cánh tay giúp đỡ ra với người dân ở Crimea.

Crimea đã rơi vào một cuộc biến động đang nhấn chìm Ukraine sau khi giới lãnh đạo phe đối lập được hậu thuẫn bởi những kẻ cánh hữu cực đoan lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovich hồi cuối tháng 2 vừa rồi. Hôm 16/3, Crimea đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định xem liệu họ ở lại Ukraine hay sáp nhập vào Nga. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy, có tới gần 97% người dân Crimea bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập bán đảo xinh đẹp này vào Nga.

Hôm 18/3, Tổng thống Vladimir Putin đã khiến nhiều người dân Nga nức lòng và hãnh diện khi có bài phát biểu mang tính lịch sử trước Quốc hội Nga về vấn đề Crimea. Trong bài phát biểu đó, Tổng thống Putin đã “vạch trần” bộ mặt của Mỹ và phương Tây khi liên tục áp dụng tiêu chuẩn kép trong các vấn đề quốc tế. Đồng thời, ông Putin cũng đưa ra những lập luận sắc bén để bảo vệ cho hành động của ông ở Crimea.
http://vnmedia.vn/VN/quoc-te/tin-tuc/17_2315938/tong_thong_putin_lai_khien_phuong_tay_ghen_ti.html

16 nhận xét:

  1. Đừng ngây thơ trông chờ vào sự tử tế của những tên trùm tư bản. Chúng nó không cướp đất, giết người trắng trợn như Hit le, nhưng chính phủ phải nghe theo chúng; tài nguyên khai thác phải đem bán rẻ cho chúng; người dân lao động với tiền lương chết đói để sản xuất hàng xuất khẩu sang cho chúng dùng. Chủ nghĩa tư bản văn minh là thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn phát biểu hết sức thiển cận và nông cạn, bạn cứ nhìn ở đất nước của bạn các đồng chí CS thân yêu của bạn đang bóc lột ai ?

      Xóa
  2. Bài viết này theo lối ăn cháo đái bát, nói đi thì cũng nói lại. Nhờ ơn Liên Xô củ (Nga, Ukraina v.v.) gíup ta chống Mỹ cứu nước nên nhân dân ta mới có ngày tươi sáng như hôm nay. CS Liên Xô nghèo đói nên sụp đổ là chuyện của họ, nhưng chúng ta cũng nên có bài viết khuyên lão Putin nên dừng chân tại đây, đừng có tiến xa hơn xâm lược Ukraina. Người Việt sống ở Ukraina rất nhiều, bênh Putin đáo để chẳng khác nào tát nước vào mặt những người Việt tại đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Viet qua chuan -ghi ten that luon so d.gi ma ghi an danh.

      Xóa
    2. Lẽ ra tôi phải xóa còm này của NGUOI LANG GIENG vì dùng ngôn từ phản văn hóa. Nhưng vì nó là ý kiến trái chiều nên tạm giữ lại. Lần sau bác đừng dùng ngôn từ như vậy.

      Xóa
    3. Nhắc nhở người láng giềng chớ có nên xúc phạm người khác khi người khác không xúc phạm bạn. "Ăn cháo đái bạn " là câu nói thô tục.

      Xóa
  3. Mình rất mong Putin nên dừng chân tại đây, đừng có tiến xa hơn xâm lược Ukraina.

    Nhưng đổi lại, Mỹ và NATO dừng ngay việc cưỡng ép nước Nga. Ukraina hãy là nước trung lập như Phần Lan, đừng gia nhập các liên minh quốc phòng an ninh của phương Tây để phương Tây có cơ sở pháp lý đem vũ khí vào quân đội vào đây đe dọa nước Nga.

    Người Việt sống ở Ukraina nên hiểu mình muốn sống yên ổn, hạnh phúc thì người Nga cũng muốn sống yên ổn, hạnh phúc. Do đó người Việt phải phản đối chính phủ Ukraina nếu chính phủ đó cho phép phương Tây sử dụng lãnh thổ mình làm bàn đạp đe dọa và tấn công Nga để đổi lấy những món quà phương Tây ban tặng.

    Hiện nay Ukraina đang có một chính phủ quá điên rồ và phát xít, đưa ra đủ loại tuyên bố chống Nga, và trên thực tế đã có những hành động chống Nga rất vô lý. Thậm chí bà ứng cử viên tổng thống đã công khai đe dọa dùng vũ khí nguyên tử đối với Nga. Ukraina đang xem xét rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân để tái vũ trang hạt nhân. Trước mối đe dọa công khai này, Nga hoàn toàn có quyền đem quân sang đập tan tập đoàn lãnh đạo hiện nay của Ukraina.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác viết thế là chuẩn rồi. Putin nên dừng lại, còn tấn công Ucr dứt khoát là thua chứ không thể thắng được. Còn Bà TT UCr lại cảm tính hơn khi đưa ra tuyên bố thù địch, rất nguy hiểm cho bản thân bà ta. Làm leader của một dân tộc mà phát biểu cảm tính dứt khoát nguy hiểm cho cả dân tộc.

      Xóa
  4. Tôi thì góp ý kiến thêm cùng mấy blog còm, Putin không dám đánh Ukraine đâu, 25/5 là bầu cử TT nước này và mọi chuyện lại đâu vào đấy với sự gíup đở của Quỷ tiền tệ quốc tế IMF. Chúng ta cứ chờ xem diển biến ra sao nhé.

    Trả lờiXóa
  5. Bác LTMai hơi quá lời rồi " trước mối đe dọa ...Nga hoàn toàn có quyền..." vậy nếu Mĩ cùng nghĩ kiểu bác khi nghe đài Nga nói " chỉ có Nga là nước duy nhất có thể biến Mĩ thành tro hạt nhân" thì chúng ta đều thành tro hạt nhân hết khi các cơn bão hạt nhân thịnh nộ đan qua đan lại trên bầu trời màu xanh hòa bình" muôn thủa".Còn Timo senco nói nhảm thì đừng chấp một phụ nữ làm gì khi Nga đã đi đêm với TTh Janukovich bỏ tù Thủ tướng"thiên thần" đến thân tàn ma dại,và xơi Crimê không một phát súng ( và không một lời phản đối nào của kẻ Nga vẫn coi là TTh "hợp hiến" của Ukraina ? ).Điều đáng nghĩ là Nga đánh Ukraina thì có thể con em Việt kiều ở 2 nước đó dù là con chú con bác lại phải đứng hai bên chiến tuyến bắn nhau - và xa hơn nữa là TrQ sẽ đua quân vào Hà tĩnh,Tân rai... để bảo vệ "những người nói tiếng Hoa " đang sinh sống ở đó thì ai sẽ chống lại được đây (Mĩ thì ở xa , Nga thì thân Tàu) ? Luật cá lớn nuốt cá bé (chỉ trừ bé mà có gai độc) - còn vừa bé vừa hèn thì " chẳng bõ một cú đớp".

    Trả lờiXóa
  6. 1. Mỹ và Nga có thể dọa tấn công hạt nhân lẫn nhau nhưng cả hai đều biết tấn công nhau là cùng chết nên chẳng dại gì đùa thế cả. Thực tế hai bên chỉ dọa trừng phạt nọ kia chứ không đụng đến các biện pháp quân sự. Nếu có đụng độ thì đầu tiên cũng chỉ dùng vũ khí thông thường; chỉ khi đất nước lâm nguy mới phải dùng đến vũ khí hạt nhân.

    2. Quan hệ Mỹ và Nga khác hẳn Nga và Ukraine. Nga là nước lớn có vũ khí áp đảo so với Ukraine; Ukraine phải biết điều đó mà thận trọng trong mọi phát ngôn nhạy cảm đến nước lớn. Thời nào cũng vậy, ở đâu cũng vậy, luật là do kẻ mạnh áp đặt, nước nhỏ biết khéo léo xoay xở thì có lợi, còn ngu xuẩn thẳng thừng chống lại, thậm chí lại dọa đánh nó thì chỉ có chết.

    Nếu 1 nước nhỏ ngang nhiên đe dọa dùng vũ khí hạt nhân tấn công nước lớn hoặc mời nước thứ ba (Mỹ, NATO) vào để đánh nước lớn thì chẳng có lý do gì ngăn chặn nước lớn tấn công phủ đầu tiêu diệt cơ sở quân sự của nước nhỏ. Đây là vấn đề sống còn của quốc gia, nước lớn không thể làm khác được, nhất là khi nước lớn biết mình đánh là thắng.

    3. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc cũng là chiến tranh cần thiết. Tùy nhận thức của từng cá nhân để thấy đó là chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa để tham gia hay không tham gia (trốn lính). Người Việt sống ở các nước đó cũng vậy; đã là công dân, chấp nhận ở đó sống thì phải suy nghĩ cân nhắc.

    4. Là nước lớn, TQ hoàn toàn có thể đem quân vào Hà Tĩnh bảo vệ người nói tiếng Hoa nếu người Việt gây khó dễ cho họ. Do đó, người Việt phải cảnh giác. Ví dụ: luôn tuân thủ luật pháp VN và quốc tế trong khi mời các doanh nghiệp và lao động TQ vào; hạn chế số lượng người TQ vào ở mức tối đa như chỉ cho lao động trình độ cao..., không để DN và người LĐ TQ tụ tập hết ở một địa bàn, nhất là không cho phép họ đầu tư vào các địa bàn chiến lược...

    Là nước nhỏ, không có nước to bảo vệ, VN phải tự lo cho mình, đừng bắt chước Singapore hay đâu đó để mời người nước ngoài lũ lượt vào đầu tư. 90 triệu dân ta không làm được hay sao mà lúc nào, chỗ nào cũng phải kêu gọi người nước ngoài. Chính lãnh đạo chúng ta đã và đang sai lầm trong chính sách kinh tế, làm cho người dân chán nản không muốn làm, trong khi lại thích mời người nước ngoài vào.

    4. Dù không muốn nhưng chúng ta phải thừa nhận luật quốc tế hiện nay là "cá lớn nuốt cá bé"; luật do nước lớn xây dựng, áp đặt và chúng giải thích theo ý chúng. Các tòa án quốc tế cũng vậy. Do đó, thích thì Trung Quốc hoàn toàn có thể gây chuyện với ta, thậm chí bịa chuyện rồi đem quân vào tấn công nước ta. Mỹ cũng bịa chuyện ở khắp nơi (nói Irắc có vũ khí hóa học, đem quân vào giết Hutsen, nhưng cuối cùng có có đâu; nói đâu đó không có nhân quyền, giết dân, thế là đem quân vào, nói việt nam bắn tàu Mỹ, thế là đem quân vào đánh Bắc Việt Nam năm 1965 - sự kiện Vịnh Bắc Bộ)

    Vì thế mới nói để giữ an ninh tổ quốc, cần phải: 1) Thực lực phải mạnh làm cho địch thấy đánh được thì thiệt hại cũng rất lớn nên địch dù mạnh cũng không muốn đánh; 2) Giới lãnh đạo phải tinh hoa, khéo léo trong ngoại giao, ứng xử để tháo gỡ những ngòi nổ chiến tranh mỗi khi chúng xuất hiện.

    Viết thế thôi, dài rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Mai lại đi quá xa rồi, chuyện TT Sadam của Irac không có vũ khí hóa học là đúng, và cái cớ Mỹ đánh Irắc năm 2002 là sai, vì động cơ không đúng (tôi có đọc trên các báo chí của Mỹ và phương Tây chứ không phải báo của VN). Còn Sadam Husain là kẻ thù của Mỹ là điều hiển nhiên không có gì để bàn cãi và ông ta có 2 tội để cho Mỹ ghét: xâm chiếm Co oét, giết người Kurd ở phía Bắc Irac.
      Còn chuyện Mỹ gây hấn tại Vịnh Bắc Bộ ta nên thận trọng sau này để cho chính những người CS sẽ nói ra sự thật này.

      Xóa
  7. Nhận xét của bác Mai về chuyện Mĩ bịa ra sự kiện vịnh Bắc bộ để đưa máy bay đánh VNDCCH là đúng đấy vì lấy từ tài liệu giải mật của Mĩ nên tin được (còn ta thì biết là mình phóng lôi trong hải phận mình nhưng không có tài liệu kĩ thuật tin cậy kiểu ảnh vệ tinh định vị GPS mà chỉ có định vị bằng rađa biển trên màn hình không lưu lại, nên chỉ nói thôi ). Còn ý bác Mai không thích "đầu tư nước ngoài vào lũ lượt" mà muốn 90 triệu dân ta tự làm lấy thì chắc bác Mai quên thời kì 1980 trước đổi mới , quên Liên xô thời 1990 , quên Bắc Trièu , Cu ba tự phấn đấu ra sao chăng ? Chính nhờ ĐCS TrQ mở mắt cho đi thăm Thẩm Quyến ở Hội nghị Thành đô mà ĐCS VN coi họ như thày mở trói nên sợ họ khủng khiếp tới...muôn năm luôn.(Nên dù biết Đặng Tiểu Bình là kẻ chủ mưu đánh VN 1979 nhưng VN không bao giờ dám bôi nhọ uy tín ông ta ). Ngay tôi rất ghét Tàu ( tí nữa thì liệt sĩ 1979 ) nhưng cũng phải phục họ cách làm kinh tế để vượt lên soán vị trí thứ 2 TG. Còn Putin đoạt được Crimê sẽ đẩy Ukraina tăng tốc lao về phía EU ( sau đó là NATO ) thôi -lợi bất cập hại .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan điểm cá nhân.............!!!!!!

      Xóa
    2. Cám ơn bạn Phèo có ý kiến. Mình thêm thế này:
      1. Sự kiện vịnh Bắc bộ: Về lô gic, các bác lãnh đạo Bắc VN lúc đó đã trải qua 3-4 chục năm làm cách mạng, bản thân biết sức lực đất nước có hạn... nên chẳng ai muốn gây chiến với Mỹ trên đất Bắc làm gì; ai cũng mong hòa bình. Việc dùng bạo lực để giải phóng miền Nam là bất đắc dĩ, không còn con đường nào khác (thời đấy khắp nói trên thế giới có đánh nhau (phong trào giải phóng dân tộc). Do đó suy ngay ra là Mỹ bịa chuyện. Kể cả nếu quân VN vô tình bắn nhầm cũng chỉ là vô tình thôi; nhưng Mỹ cố tình lợi dụng để phát động ném bọm khắp nơi ở miền Bắc.

      2. Tôi không thích "đầu tư nước ngoài vào lũ lượt", nhưng không phải là "muốn 90 triệu dân ta tự làm lấy tất". Hợp tác quốc tế cực kỳ quan trọng, nhất định phải kêu gọi đầu tư nước ngoài, nhưng đừng có kêu gọi quá nhiều như hiện nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiện này chiếm 25-30% vốn đầu tư và GDP, đây là những tỷ lệ quá cao so với thế giới. Đó là chưa nói tới vốn đầu tư gián tiếp. Chẳng có mấy nước để tỷ lệ ĐTNN cao như ở nước ta.
      Tôi đã viết điều này trên tạp chí VN ngay từ năm 1998: Chúng ta đã quá lạm dụng vốn ĐTNN trong phát triển KT, đi ngược lại chủ trương huy động nội lực của Đảng; so với các nước xung quanh, tỷ lệ huy động của ta quá cao. Xem ở đây, đầu trang 12:
      http://toithichdoc.blogspot.ch/2012/08/ve-nhung-kho-khan-hien-nay-cua-nen-kinh.html

      3. Người ta mời đầu tư nước ngoài chủ yếu để tận dụng tiến bộ kỹ thuật, trình độ quản lý... chứ không phải như ta là chỉ kiếm vốn. Do đó họ không cần nhiều mà cần chất lượng; ta thì chỉ thích số lượng.
      Đầu tư nước ngoài quá nhiều rất nguy hiểm mỗi khi thế giới có biến động. Khủng hoảng Ukraina đang có nguy cơ ảnh hưởng tới nhiều nước châu âu cũng vì ĐTNN. Đặc biệt ĐTNN cần hạn chế vào các khu vực quan trọng về an ninh quốc phòng, hạn chế đem người nước ngoài vào... nhưng như ta thì thả lỏng.

      4. Thêm nữa, VN là một nước lớn, 90 triệu dân với GDP gần 200 tỷ USD, nếu theo tỷ giá PPP thì gần 400 tỷ USD. Một nước lớn sẽ có thị trường lớn, do đó quy mô sản xuất lớn dễ thực hiện, và do đó thường tự cung cấp cho mình rất nhiều thứ; khác với nước nhỏ, quy mô thị trường quá thấp rất khó thực hiện tự cung tự cấp. Đây là cơ hội cho các DN của ta.

      Tiếc là do chính sách bất cập, chỉ thích ĐTNN và thích DNNN trong khi sợ doanh nghiệp tư nhân trong nước lớn mạnh (chắc các bác lãnh đạo sợ để tư nhân phát triển, uy tín doanh nhân tăng thì làm giảm uy tín các bác, dẫn tới mất chính quyền chăng ?), nên DN tư nhân trong nước không phát triển, đến mức cái gì cũng nhập nước ngoài, cũng bảo nước ngoài vào sản xuất hộ. Thật là nguy hiểm. Họ sẽ vừa lấy hết tài nguyên 1 cách tàn nhẫn (không phải của họ nên họ khai thác, sử dụng đất đai, hầm mỏ... bừa bãi, ô nhiễm môi trường...), vừa bóc lột sức lao động.

      5. Về lý thuyết (và thực tế VN đúng như thế): a) huy động nhiều vốn ĐTNN dẫn tới lười sử dụng vốn trong nước, tức là có sự thay thế giữa 2 loại vốn; b) Đánh giá cao tỷ giá thực, tức là tỷ giá nội tệ quá cao, làm nền kinh tế mất sức cạnh tranh.

      Tóm là ĐTNN rất cần, nhưng ta là nước lớn thì chỉ cần thấp thôi. Tỷ lệ của TQ rất thấp, hình như chỉ 5%; ta chỉ nên 15% là tối đa.




      Xóa
    3. @ BÁC PHEO: Bác có nguồn link tin cậy về tài liệu giải mật của CIA không, cho tôi xin với, bác có thể add luôn trên blog của Bác Mai cũng được, thanks Bác.
      @Bác Mai: - Riêng về Chính trị tôi luôn luôn nghi ngờ về tính xác thực của thông tin 2 bên, vì nó rất rộng và chuyện này nó liên quan đến việc khác nên tôi không có ý kiến nhiều. Nếu chỉ tập trung cho một sự kiện Vịnh Bắc Bộ để cho là Mỹ gây chiến ném bom miền Bắc có lẽ là hơi phiến diện, bởi theo tôi biết bọn Mỹ là dân kinh doanh, làm ăn chứ không phải là kẻ ham thích giết người, và nó làm gì cũng có mục tiêu giới hạn chứ không phải là nó muốn lan rộng chiến tranh, tiêu diệt người khác. Còn nếu nó thích chiến tranh thì miền Bắc không thể tồn tại được đâu, kể cả CuBa. Thôi, tôi không dám bàn nhiều vì chính trị nó quá rộng, và ảnh hưởng tới trang web của Bác. Tôi nói như vậy chắc nhiều người không đồng ý và cho là Mỹ chế ra bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản thì sao ? Các bác phải hiểu họ chế tạo ra bom nguyên tử là để phòng vệ phát xít Đức và Nhật chứ không phải CS, đến năm 44,45 họ chế tạo xong thì WW II đã kết thúc rồi. Còn Mỹ nó ném xuống Nhật là vì quân đội Nhật quá cực đoan, toàn dùng tinh thần Samurai (hay ta gọi là lòng dũng cảm anh hùng gì đó) tấn công cảm tử vào quân đội Mỹ gây thiệt hại lớn cho quân đội Mỹ, buộc lòng Mỹ mới phải ném bom nguyên tử để dằn mặt Nhật về sức mạnh quân sự. Nếu nói Mỹ là kẻ hung bạo thì sao nó lại không ném bom xuống Tokyo để tiêu diệt đầu não mà lại ném xuống 2 thành phố kia, sao Mỹ không ném bom vào đầu não của các bác CS miền Bắc ( Ba Đình, Bộ quốc phòng). Họ không làm vậy vì đơn giản họ không phải là kẻ khát máu, họ là dân làm ăn, thế thôi.
      Riêng về lĩnh vực Kinh tế tôi hoàn toàn ủng hộ tính tổng quát của Bác, nhưng về thực tiễn thì tôi không thấy người Vn thích suy nghĩ như Bác như của tôi, chỉ rút ra khái quát thế này: người VN họ không thích làm chủ, họ chỉ thích vật chất thôi. Những người nào hay chỉ trích CNTB nhiều nhất thì lại là những người dùng đồ của TB nhiều nhất, và họ ghét đồ của VN sản xuất đó là môt nghịch lý.
      Xin stop ở đây vậy, đôi lời mạn đàm.

      Xóa