Bên hồ sen trắng
Thảo Nguyên.
Một ngày mùa hạ, trời trong gió mát. Một người bạn bảo tôi:- Kỳ này tụi mình đi picnic. Tôi sẽ mượn căn nhà nghỉ mát của bà chị ở bên hồ Tawakoni. Nhà có vườn rộng, có cầu dài trên mặt nước, ban đêm gió mát trăng thanh và nhất là có đầy hoa sen nở. Tha hồ cho ông hái tặng vợ hiền.
- Có chắc hoa sen không đấy, hay là mấy bông súng? Ông trông gà hóa cuốc, tưởng là mấy bông sen.
Ông bạn tôi bực tức đưa hai tay lên trời, tỏ vẻ chán nản cho cái đầu óc hay nghi ngờ của tôi nên hét hơi to.
- Sen thật chứ súng làm sao được. Bộ ông tưởng tôi không phân biệt được sen với súng hay sao. Mấy thằng Tàu năm nào không bơi thuyền đi hái đài sen phơi khô đem bán.
Tôi nghe nói mà thích quá, chỉ mong chóng tới ngày đi picnic để được nhìn thấy hoa sen. Đối với tôi hoa sen có rất nhiều kỷ niệm. Này nhé, ba mươi mấy năm về trước, có một cậu bé lên mười, lớn lên ở một miền quê có một con sông và nhiều đầm sen trắng. Cậu bé ấy đã hăng hái nhảy xuống đầm sen vì tưởng là nước cạn. Bị uống nước ngất ngư, nhưng cũng cố hái cho được một bông sen để trao cho một cô bé cũng lên mười, đang ôm cặp và quần áo chờ đợi ở trên bờ. Tay cậu bé run run đưa cánh hoa cho người đẹp, chỉ để đổi lấy một nụ cười có đồng tiền duyên trên má. Ôi tình yêu có thật trên đời này không nhỉ. Và có ai đa tình hơn cái thằng tôi thưở ấy.
Rồi tháng ngày trôi, rồi chinh chiến đến. Đời muôn vạn nẻo mà nẻo nào cũng dẫn đến chia ly. Một ngày bước vào đời, giầy sau áo trận, tôi quay lại chốn xưa thì còn đâu người cũ. Nghe nói nàng cũng muốn hái một bông sen để tưởng nhớ năm nào. Đầm sâu ngập nước, nàng không may mắn như tôi dạo ấy nên đã ở lại giữa giòng sông.
Đâu có phải chỉ một mình thi sĩ Hữu Loan mới cảm thấy khi gió sớm thu về rờn rợn nước sông.
Tôi nhớ mãi những ngày đầu tiên trên đất Mỹ, ở trong một buổi học sinh ngữ, tôi mô tả hoa sen cho cô giáo dạy tiếng Anh nghe. Chẳng là hôm ấy học bài những loài hoa dại xuyên qua đất Mỹ. Cô giáo khuyến khích học sinh nói về những cánh hoa đặc biệt của quê mình. Dĩ nhiên là tôi nói về hoa sen. Cô giáo Mỹ, trẻ hơn tôi cả mười mấy tuổi, cứ trố mắt nghe tôi tán dóc về một loài hoa chỉ ở Việt Nam mới có. Nào là bông to như cái đĩa, lá lớn như cái mâm, nổi trên mặt nước. Đài hoa trắng, nhụy hoa vàng đong đưa tỏa hương thơm trong gió. Cô giáo chăm chỉ nghe rồi à lên một tiếng.
- Ồ thế thì tôi biết rồi. Đó là water lily.
Tôi cảm thấy như bị xúc phạm tức quá gào lên.
- Không, không phải là bông súng. Bông súng không có hương thơm. Chỉ có hoa sen cánh to và đẹp, mùi hương dịu dàng bay trong tỏa trong không gian - Tôi lại tán thêm - Con gái nước Việt của tôi gội đầu còn ướt hay bơi thuyền trong những đám sen để hong tóc cho khô. Và trong những lần hò hẹn, ngừơi con trai bao giờ cũng ngây ngất với mái tóc thoang thoảng hương sen ấy.
Tôi vốn dốt tiếng Mỹ, nói lại càng tệ hơn. Cô giáo tôi chắc chẳng hiểu được gì nhiều nhưng biết là tôi tức giận. Cô luôn miệng nói wonderful để làm tôi dịu cơn thịnh nộ.
Hoa sen với tôi là như thế, nên tôi mong đợi từng ngày để được đi Picnic như lời ông bạn đã hứa. Ngày vui rồi cũng đến. Gia đình chúng tôi có một ngày vui chơi thỏa thích, ngắm cảnh đồng quê, sông nước chập chùng. Nhưng riêng tôi thì lại chẳng thấy một cánh sen nào, hoa chẳng có mà lá cũng không.
Ông bạn lại phân trần:
- Năm ngoái sen mọc ở đây thiếu gì. Chắc là tụi Mỹ nó rải thuốc chết hết rồi.
Tôi nhìn ông bạn nghi ngờ hỏi lại.
- Tụi Mỹ rải thuốc cho hoa sen chết? Ích lợi gì mà chúng nó phải làm như vậy?
- Tại cọng sen hay vướng vào chân vịt làm hư tàu, nên chúng nó mới khai quang.
Tôi nửa tin nửa ngờ, không biết ông bạn nói thực hay chỉ để cho tôi hy vọng. Nhưng kià, tôi vừa trông thấy một mảnh đài sen vỡ, trôi dật dờ trên sóng. Sen có thật ở trên đất Mỹ, nhưng ở nơi nào?
Tôi nhìn mảnh đài sen nhâp nhô, lòng cũng buồn theo sông nước chập chùng.
Trở về nhà, tôi giở từng trang thư cũ, xem lại những hình ảnh ngày xưa để thấy những cành sen trong dĩ vãng. Ở đây người ta chạy theo cuộc sống. Đô la và bùn quyện lẫn vào nhau, khó mà tìm thấy một bông sen để có hương thơm, để mà bắt chước cái chẳng tanh hôi dù phải sống trong bùn.
Nhưng rồi trời cũng chiều lòng người. Mấy tháng sau cái buổi picnic để tìm hoa sen, một buổi trưa đi giao hàng qua làng quê nọ, tôi thấy cả một rừng sen trắng lá xanh nở rộ dưới nắng trưa hè. Tôi dừng ngay xe lại, đứng ngây người nhìn những bông sen đã gặp bất ngờ. Trưa hè xanh thẳm, gió mát trong lành . Tôi ngồi xuống dưới một tàn cây lớn, thích thú nhìn những bông sen ngả nghiêng theo gió mà quên rằng mình còn bao nhiêu công việc phải làm.
Đầm sen cạn, tôi liền xắn quần lội xuống định ngắt vài bông. Đang lui cui, bì bõm trong rừng hoa, tôi giật mình vì tiếng cười trong trẻo của một ngừơi con gái đứng sau lưng. Ngước nhìn lên, tôi giật mình lần nữa, vì chao ôi nàng đẹp quá. Suối tóc vàng óng trên bờ vai thon thả. Đôi mắt to xanh và hàng mi cong vút gợi tình. Má hồng môi thắm và đôi hàm răng trắng đều như ngọc.
Tôi luống cuống trong sung sướng. Trời ơi, sao hôm nay tôi được gặp toàn những điều may mắn - một người đẹp trong hồ sen mong đợi. Nhất là người đẹp kia, giữa mùa hè chói nắng, trên người chỉ có hai mảnh vải của bộ quần áo tắm, ngó sao mà nóng hơn cả ánh mặt trời vây bủa thân tôi. Tôi cười nịnh đầm và ấp úng.
- Chào cô, chắc cô là chủ nhân của đầm sen tuyệt diệu này.
Nàng cười lớn, tiếng cười làm rung rinh ánh nắng.
- Ông chỉ khéo đùa. Cái vũng bùn hôi hám và những cây hoa dại này mà ông bảo là tuyệt diệu.
Tôi đưa hai tay lên trời ra dấu thất vọng và phản đối.
- Trời ơi. Một cái hồ nên thơ đầy những bông hoa qúy thế kia mà không là tuyệt diệu. Cô biết không? Tôi đã đi kiếm cả mười mấy năm nay giờ mới gặp.
Cô gái không cười nữa, song khóe mắt vui thoáng chút nghi ngờ.
- Ông lại nói giỡn nữa rồi. Mấy cái cây đó đầy dẫy ngoài kia, cần gì phải kiếm. Mà ông tìm thấy những gì ở những cánh hoa kia…
- Ở Việt nam quê huơng tôi, những đoá hoa này mang biết bao ý nghĩa, lợi ích về cả vật chất lẫn tinh thần. Này nhé, cái mùi hương dịu dàng trong hoa đã mang đến cho đồng quê tôi những buổi chiều êm ả nồng nàn, làm cho màu nắng thêm thiết tha vương vấn, và làm tóc người con gái xuân thì thoang thoảng hương thơm quyến rũ. Những ly trà nhờ hương sen mà trở nên thơm ngát. Thật đó, thưa cô. Không một loại trà nào thơm ngon cho bằng trà được ướp bông sen. Hương sen không ngạt ngào như hương dạ lý, cũng không nồng đậm như ngọc lan. Hương sen chỉ thoang thoảng dịu dàng nhưng thiết tha và quý phái. Lạc vào rừng sen như hôm nay, tôi thấy hồn mình như lắng xuống. Tôi nhìn thấy lại được tôi ngày xưa, hôm nay và cả những ngày mai nữa. Cô có tin không?
Người con gái lại mỉm cười như chế diễu, nhưng rõ ràng là nàng đang vui vì lời nói của tôi. Thong thả nàng bước đến ngồi xuống bên tôi như muốn được nghe thêm. Nghĩ thế nên tôi lại càng ba hoa.
- Cô biết không. Quê hương tôi trong những ngày rằm, ngày tư ngày tết đông vui như mở hội. Người ta thường dùng hạt sen để nấu che, làm mứt. Không có chè nào thơm ngon bằng chè hạt sen, ăn vào vừa thơm vừa mát. Không có mứt nào ngon bằng mứt hạt sen.
- Ồ thế các ông còn ăn cả cái cây này nữa à. Nàng nửa như thích thú ngạc nhiên, nửa như chế diễu hỏi lại.
Tôi khổ sở cố gắng giải thích.
- Chúng tôi ăn, nhưng không phải vì đói khát hay thiếu thực phẩm. Cô cứ bị cái ác cảm về quê hương tôi, đói nhất nhì thế giới mà hiểu lầm rằng bạ cái gì cũng ăn. Không phải, không phải là như thế. Hạt sen là thực phẩm qúy hiếm của chúng tôi. Chúng tôi ăn và cảm thấy ngon bùi như các cô dùng đồ tráng miệng vậy. Chưa hết đâu, để khi nào có dịp tôi sẽ lặn xuống hồ này, lấy mấy cái ngó sen làm gỏi mời cô ăn thử. Cam đoan với cô là gỏi ngó sen ngon hơn bất cứ một loại gỏi nào.
Người con gái chu miệng lên để hỏi.
-Thế ngó sen là cái gì. Tôi mau mắn trả lời.
- Ngó sen là thân cây sen còn non bám vào trong rễ màu trăng trắng đó.
- Eo ơi, các ông ăn cả rễ của nó à? Không sợ đau bụng sao?
Tôi vừa tức vừa thẹn nên nghĩ bụng - trông con nhỏ này cũng xinh xắn dễ thương mà sao ngu qúa - quên hẳn rằng vì mình nói tiếng Anh hay quá nên nó chẳng hiểu đầu đuôi ra sao.
Tôi lại cao giọng.
- Thôi không nói về chuyện ăn uống nữa. Bây giờ tôi nói cho cô nghe thêm về những cánh hoa cao quý này. Ở đất nước tôi hoa sen còn là biểu tượng của sự thủy chung, trong trắng. Tục ngữ chúng tôi có câu: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn là để chỉ và ca ngợi hoa sen… Người ta sống trên đời mấy ai giữ được lòng mình cho thơm cho trắng như sen. Tôi muốn tặng mỗi người một bông sen tưởng tượng trong lòng để làm một cái guơng soi, một cái thắng cho chính mình, nhất là ở nơi xứ Mỹ đầy xa hoa và cám dỗ này. Tôi có thằng bạn thân trong kỳ họp mặt vừa qua, lễ mễ đem vợ con từ Houston lên đây. Thấy người đi dự đại hội lác đác như lá mùa thu, nó than rằng, khi tiền bạc và vật chất ứ đầy thì tình cảm cũng đội nón ra đi. Như cái đất Mỹ này đây, quá dư thừa vật chất mà thiếu tình yêu. Cô sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, cô nghĩ có đúng không?
- Đúng tùy theo người và tùy theo trường hợp. Ông không thấy đất Mỹ có bao nhiêu hội thiên nguyện và bao nhiêu người tận hiến cuộc đời mình cho nhân loại đó sao?
- Nhưng đồng đô la Mỹ quyến rũ người ta mạnh quá. Nó như là một loại bùn tanh hôi mà hấp dẫn nên chúng tôi cứ chạy theo nó mà quên đi tất cả.
- Quên hay không là tại lòng mình chứ có phải tại đồng đô la đâu. Ông khéo đổ tội cho đồng tiền tội nghiệp của chúng tôi.
- Đã dành rằng thế. Nhưng đôi khi nó cũng là một loại bùn nhơ bẩn. Vì vậy tôi muốn hái những bông sen tinh khiết này đây để tặng cho những người bạn chúng tôi còn cố gắng giữ được tấm lòng son sắt, còn nghĩ đến non nước và chiến hữu ngày xưa. Ước mong họ giữ mãi tấm lòng cao quý như những bông sen.
Người con gái lại mỉm cười, vẻ tò mò trong câu hỏi.
- Tặng bông sen? Tôi mới chỉ nghe nói lần đầu. Ở đây chúng tôi chỉ tặng nhau những bông hồng để tỏ rõ tình yêu với người mình mong muốn.
- Không. Tặng bông hồng cô chỉ nói được tình yêu. Tặng bông sen cô sẽ nói được cả tình yêu và lòng trân quý. Tôi muốn hái những bông sen ngạt ngào kia tặng cho tất cả những người bạn của tôi, những người thầy cùng chung một chiến tuyến năm xưa, đã đến với nhau trong kỳ đại hôi vừa qua. Cô biết không, có những người đã bay gần nửa vòng trái đất, có những anh đã lái xe cả bảy tám tiếng đồng hồ, đến đây cốt chỉ được gặp nhau để ôn lại chuyện cũ và cùng lo chuyện tương lai. Có những đàn anh hy sinh cả chuyện riêng mình, thì giờ và tiền bạc để làm nên những cuộc vui cho tât cả mọi người. Mỗi người một vẻ làm cho tôi xúc động. Chúng tôi là những người cùng chung lý tưởng, cùng chiến đấu và hy sinh cho muôn dân chúng tôi được hưởng điều cao quý nhất của đời người đó là sự tự do.
- Thế là dân nước ông đang sống tự do lắm nhỉ?
- Không, thưa cô. Chúng tôi đã thất bại nên dân chúng tôi đang bị xích xiềng, lầm than cùng khổ. Đấy là nỗi đau của những người chiến sĩ như chúng tôi năm xưa dù khi bước vào đời đã thuộc nằm lòng câu thề: Vì dân quyết chiến.
- Thế các ông đã bỏ cuộc rồi ư?
- Không cô ạ. Chúng tôi, những người chiến sĩ, cùng chung nỗi đau cởi đi áo trận năm xưa, sau bao năm vật đổi sao dời đã mất đi tất cả, chỉ còn có nhau nên phải cố gắng giữ gìn. Chúng tôi sống tạm nơi đây là để có một ngày về, chứ có phải để làm giàu như những người di dân vì kinh tế đâu, thưa cô. Vinh nhục rồi sẽ qua đi, giàu sang rồi sẽ hết, chỉ có lý tưởng là còn mãi với thời gian. May mắn gặp được những đóa hoa sen hôm nay. Tôi muốn hái tặng họ để nhắc nhở rằng là chiến sĩ phải giữ được lời thề sắt son với quê hương, thủy chung với nước non như những bông sen.
Nghe đến đây, cô gái đã dợm đứng lên lại đổi ý ngồi xuống lại.
- Tôi thấy ông nói lung tung chẳng hiểu được nhiều. Nhưng nếu hoa sen mà cao quý thế, tôi cũng muốn được ông tặng cho một cành hoa sen trắng.
- Hoa sen trắng. Ồ không, tôi đã tặng cánh hoa này cho hiền nội của tôi, người đã vì tôi chịu nhiều cay đắng, gian truân, đã gánh gạo nuôi chồng trong tháng ngày xưa lưu đày tù tội. Với cô, tôi không tặng hoa sen trắng này đâu, tôi chỉ muốn tặng cô một đóa hoa hồng.
- Hoa hồng, ông không sợ bà xã buồn sao.
- Thưa cô. Nước Việt Nam chúng tôi có rất nhiều ca dao tục ngữ. Một trong những câu ca dao nói về sự gắn bó thiết tha trong tình chồng vợ là:
Mình với ta tuy hai mà một.
Ta với mình tuy một mà hai.
Ngày xưa chúng tôi là những người chiến sĩ, tháng ngày chinh chiến dài thăm thẳm, lâu lâu được về nhà vợ chồng đều nằm chung một chiếu. Đôi lúc thân thể còn quyện vào nhau thì thật là tuy hai mà một.
Ra ngoài đường, đời lính vốn đa tình bay bướm, thì cái một trong nhà đã xẻ làm hai. Không có vợ bên cạnh, thằng lính nào mà chẳng ngó ngang ngó dọc. Đến nay tuy đã mấy chục năm, đã cởi chinh y trả cho những ngày tháng cũ, nhưng cái tật đa tình xưa thì vẫn không thể bỏ. Gặp được ngưòi đẹp như cô hôm nay lòng nào không rung động. Vậy nếu cô cho phép, tôi xin trân trọng được tặng cho cô một đóa hoa hồng. Mai mốt này chúng tôi sẽ lại gặp nhau ở Cali. Nếu cô không ngại tôi xin được lén bà xã, mời cô cùng tham dự.
- Thật không? Tôi rất lấy làm vinh dự được tham dự trong ngày hội lớn của các ông. Tôi sẽ mang theo nhiều cành hoa sen trắng, để ông tha hồ tặng lại bạn bè. Nhưng mà, riêng tôi vẫn muốn được ông tặng cho một đóa hoa sen thay vì một đóa hoa hồng.
- Thế các ông đã bỏ cuộc rồi ư?
- Không cô ạ. Chúng tôi, những người chiến sĩ, cùng chung nỗi đau cởi đi áo trận năm xưa, sau bao năm vật đổi sao dời đã mất đi tất cả, chỉ còn có nhau nên phải cố gắng giữ gìn. Chúng tôi sống tạm nơi đây là để có một ngày về, chứ có phải để làm giàu như những người di dân vì kinh tế đâu, thưa cô. Vinh nhục rồi sẽ qua đi, giàu sang rồi sẽ hết, chỉ có lý tưởng là còn mãi với thời gian. May mắn gặp được những đóa hoa sen hôm nay. Tôi muốn hái tặng họ để nhắc nhở rằng là chiến sĩ phải giữ được lời thề sắt son với quê hương, thủy chung với nước non như những bông sen.
Nghe đến đây, cô gái đã dợm đứng lên lại đổi ý ngồi xuống lại.
- Tôi thấy ông nói lung tung chẳng hiểu được nhiều. Nhưng nếu hoa sen mà cao quý thế, tôi cũng muốn được ông tặng cho một cành hoa sen trắng.
- Hoa sen trắng. Ồ không, tôi đã tặng cánh hoa này cho hiền nội của tôi, người đã vì tôi chịu nhiều cay đắng, gian truân, đã gánh gạo nuôi chồng trong tháng ngày xưa lưu đày tù tội. Với cô, tôi không tặng hoa sen trắng này đâu, tôi chỉ muốn tặng cô một đóa hoa hồng.
- Hoa hồng, ông không sợ bà xã buồn sao.
- Thưa cô. Nước Việt Nam chúng tôi có rất nhiều ca dao tục ngữ. Một trong những câu ca dao nói về sự gắn bó thiết tha trong tình chồng vợ là:
Mình với ta tuy hai mà một.
Ta với mình tuy một mà hai.
Ngày xưa chúng tôi là những người chiến sĩ, tháng ngày chinh chiến dài thăm thẳm, lâu lâu được về nhà vợ chồng đều nằm chung một chiếu. Đôi lúc thân thể còn quyện vào nhau thì thật là tuy hai mà một.
Ra ngoài đường, đời lính vốn đa tình bay bướm, thì cái một trong nhà đã xẻ làm hai. Không có vợ bên cạnh, thằng lính nào mà chẳng ngó ngang ngó dọc. Đến nay tuy đã mấy chục năm, đã cởi chinh y trả cho những ngày tháng cũ, nhưng cái tật đa tình xưa thì vẫn không thể bỏ. Gặp được ngưòi đẹp như cô hôm nay lòng nào không rung động. Vậy nếu cô cho phép, tôi xin trân trọng được tặng cho cô một đóa hoa hồng. Mai mốt này chúng tôi sẽ lại gặp nhau ở Cali. Nếu cô không ngại tôi xin được lén bà xã, mời cô cùng tham dự.
- Thật không? Tôi rất lấy làm vinh dự được tham dự trong ngày hội lớn của các ông. Tôi sẽ mang theo nhiều cành hoa sen trắng, để ông tha hồ tặng lại bạn bè. Nhưng mà, riêng tôi vẫn muốn được ông tặng cho một đóa hoa sen thay vì một đóa hoa hồng.
Nguyễn bá Thuận, bút hiệu Thảo Nguyên, sinh 1947 tại Hà Đông. Anh tốt nghiệp Đại học Chiến tranh Chính Trị đầu năm 1971, lần lượt phục vụ tại TĐ70 BĐQ/ BP, TĐ36 BĐQ, LĐ8 BĐQ, đã bị thương tại mặt trận Đất Đỏ năm 1974. Sau 75, Anh là Tù nhân chiến tranh qua các trại Hóc Môn, Long Giao, Yên Bái, Phong Quang, Vĩnh Quang. Năm 1982, anh vượt biển, và định cư tại tiểu bang Texas. Truyện, thơ cuả anh chuyên chở lý tưởng, lòng yêu nước, văn phong nhẹ nhàng, lãng mạn dễ đi sâu vào lòng người.
Ban Biên Tập
Ban Biên Tập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét