Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Từ "Mơ ước bình thường" đến "mơ ước của cựu Thủ tướng"

Từ "Mơ ước bình thường" đến "Mơ ước của cựu Thủ tướng"
Pham Van Dong.jpg
Sáng nay mở máy tính xem tin thấy bạn Lê Mạnh đọc bài Mơ ước bình thường rồi gửi một nhận xét cuối bài. Mình rất thích nhận xét đó nên đã viết thêm đoạn khá dài ở dưới để minh họa (xem ở cuối bài này). Tiếp đến lại có bài của TS Tô Văn Trường đăng trên Vnn, với nhan đề gốc "Dân mình tốt quá nên lãnh đạo… hư lâu" nhưng được Vnn đổi thành "Dân có nói nặng một chút cũng phải nghe". Bài này mình cũng rất thích, đặc biệt ngay ở đoạn mở đầu bác Trường viết về tâm sự rất thật, rất đời của nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nguyên văn là:


Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có lần phát biểu “Dân mình tốt quá, tốt lạ lùng. Ta có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ, chưa đúng, chưa thỏa đáng, bất cứ ai có chức có quyền cũng phải đóng góp thật tương xứng cho dân. Tình hình kinh tế của ta thế này, người ta cực, người ta có nói, có nói nặng một chút cũng phải nghe, để thấy hết cái hư hỏng của mình…”

Tôi rất quý bác Phạm Văn Đồng, trí tuệ rất cao và cư xử cực kỳ văn hóa. Đối với lớp trẻ bác đúng là một người ông hiền từ, tốt bụng, một người thầy đáng kính, một nhà sư phạm mẫu mực. Gặp bác, dù là đang thành công hay đang chán nản vì thất bại nhưng được nghe bác nói chuyện, giải thích và cười sảng khoái trong mọi hoàn cảnh, thì cán bộ trẻ đều cảm thấy lạc quan hơn, tin tưởng vào năng lực của mình hơn và lại sẵn sàng làm việc tốt hơn. Thời nay chẳng có ai được như bác. Tôi hay so sánh bác với Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc, tôi cũng kính trọng ông này dù ông là người tham gia quyết định đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Đặc biệt hình dáng hai vị Thủ tướng nổi tiếng này khá giống nhau.

Trong bài Mơ ước bình thường tác giả kể về một người đàn bà giàu có, xinh đẹp sống ở Mỹ, xài tiền như nước, nhưng về Việt Nam bất ngờ bị tai nạn giao thông. Giữa sự sống và cái chết, cô chỉ có một mơ ước "chỉ cần được sống là đủ và sẽ không bao giờ đòi hỏi bất cứ một điều gì khác”. Nhưng khi đã được sống, trở lại cuộc sống bình thường, xinh đẹp trở lại, thì cô lại muốn điều tốt đẹp hơn.

Một anh bạn khác của tác giả đang yên lành tự nhiên đau, đi khám mới biết bị bệnh nan ý. Anh bạn tâm sự: ”Có thế này mới biết được chúng ta luôn luôn đứng trên ngưỡng cửa của cái chết mà không biết. Có thế này mới thấy nên có một quan niệm về đời sống thực tế hơn.”

Tác giả nhắc lại Đức Ðạt Lai Lạt ma có một câu nói rất hay và đơn giản: ”Có nhiều người sống mà không nghĩ là mình sẽ chết. Ðến khi sắp chết, mới chợt nhận ra là mình chưa sống!”

Và đi đến kết luận: Hãy sống với cái mình đang có

Tôi đồng ý với tác giả bài viết, trước hết cứ làm đúng theo năng lực của mình, đừng có tham vọng quá để rồi hứng lấy khó khăn và rất dễ rơi vào khủng hoảng. Mỗi người đều có một năng lực nhất định, cũng như mỗi nền kinh tế đều có một tốc độ tăng trưởng tiềm năng; nếu cố quá, tăng trưởng nhanh quá, thì trước sau cũng đến lúc khủng hoảng.

Các cụ xưa cũng nói "lực bất tòng tâm", "họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai". Theo suy luận của tôi, phúc nhiều chưa chắc đã tốt. Thành công nhiều dẫn tới chủ quan tự mãn cũng sẽ dẫn đến thất bại. Cố gắng quá sinh ra lú lẫn và sai lầm.

Tuy nhiên, tôi lại rất tâm đắc mơ ước của cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Bác nói "Dân mình tốt quá, tốt lạ lùng. Ta có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ, chưa đúng, chưa thỏa đáng, bất cứ ai có chức có quyền cũng phải đóng góp thật tương xứng cho dân".

Khi bác nói "Ta có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ, chưa đúng, chưa thỏa đáng, bất cứ ai có chức có quyền cũng phải đóng góp thật tương xứng cho dân" thì phải hiểu rằng bác muốn cán bộ công chức phải cố gắng làm việc thật nhiều, thật tốt vì lợi ích của nhân dân; thấy cái gì có lợi cho dân, cho nước thì kiên quyết phải cố gắng làm; cái gì có hại nhất thiết phải bỏ".


Phải đi làm đây, lúc khác viết tiếp.


2 nhận xét:

  1. đúng vậy hãy sống và quí với cái mình đang có , ngày hôm nay thì thấy bình thường ngày mai nó sẽ thành kỷ niệm . Nếu được hỏi một người như Dương Chí Dũng là nếu thời gian được quay trở lại anh ta sẽ làm gì . mình chắc chắn một điều là anh ta sẽ làm khác đi rất nhiều .
    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bạn Lê Mạnh đã chia sẻ. Mình cũng nghĩ vậy. Trước tiên hãy trân trọng cái gì mình đang có, hãy nhìn đời với mặt tốt của nó, chấp nhận như nó đang có để vui lên...

    Nhưng là người thì có trí tuệ, khác với loài vật, nên phải có mơ ước, hoài bão; lúc trẻ thì đó là những khát vọng cháy bỏng là học tập thật tốt để có năng lực sau này làm việc tốt; đến khi đi làm thì phải say mê với nghề, làm với trách nhiệm và năng lực cao nhất; tất cả những mơ ước, khát vọng, say mê đó đều vì một mục tiêu phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, làm sao cho đất nước ngày càng giầu đẹp, nhân dân ngày càng ấm no hạnh phúc như lời bác Hồ dạy.

    Đó là những thứ ngày xưa bọn mình đã được giáo dục và bọn mình đã cố gắng làm như thế trong bối cảnh thể chế ngày càng hạn hẹp để mọi người tham gia đóng góp cho xã hội.

    Khi đã biết tiếp thu một nền văn hóa, nền giáo dục thực sự nhân văn, với nhân sinh quan, thế giới quan khoa học, tiến bộ (ít ra là đã có ở thời trước 1975) , lại có ước mơ, hoài bão với mục đích thiện (nghiên cứu khoa học, kinh doanh làm giàu cho đất nước và bản thân...) thì chúng ta làm ngày làm đêm, vừa làm vừa học thêm, cập nhật kiến thức, văn hóa, mà không nghĩ đến hưởng thụ hay lợi ích cá nhân, thấy kết quả lao động của mình được xã hội, được lãnh đạo đánh giá cao thì phấn khởi mà làm tiếp... Khi đó sẽ không còn thời gian nghĩ đến tham nhũng, chạy chọt, ăn nhậu bê tha như bây giờ.

    Bây giờ thể chế làm con người chán nản chẳng muốn làm gì; nhàn hạ sinh ra bất thiện. Dương Chí Dũng cũng là nạn nhân của thế chế này thôi. Đọc các tin về ứng xử trong gia tộc của bác ấy, mình cảm tưởng đó đúng là một danh gia vọng tộc thật; chỉ có điều Dũng chắc đã chót nhúng chàm, lỡ tham gia với một guồng máy tham nhũng, đâm lao phải theo lao, nên bị một thế lực nào đó phía sau ép phải tiếp tục phạm tội và hậu quả cuối cùng đã đến.

    Đọc thêm:
    http://toithichdoc.blogspot.ch/2013/10/lan-man-chuyen-toi-khong-tuyen-nguoi-ha.html

2 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Có ban nhận xét về chuyện bác Đồng ký công hàm về bán đảo Hoàng Sa; thực ra nội dung công hàm rất ngắn gọn, quá chung chung, không rõ ràng nên chưa thể quy kết trách nhiệm cho bác được. Đây là vấn đề rất phức tạp, chỉ người chuyên môn thật sâu mới hiểu, xin miễn bàn ở đây nên tôi xóa nhận xét đó đi.

    Sau này có tòa án phân xử chuyện biển Đông hải đảo, trong đó có tính tới công hàm trên dựa trên các thông tin công khai, minh bạch, đưa ra được kết luận đúng sai, có tính thuyết phục... mới có thể phần nào đánh giá được vai trò của bác Đồng trong chuyện này.

    Trả lờiXóa