Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Trọng lượng 20 tỷ VNĐ và "Tình" của vị giáo sư

Trọng lượng 20 tỷ VNĐ và "Tình" của vị giáo sư hải ngoại
Đọc bài 20 tỷ tiền giấy Việt Nam hiện nay nặng bao nhiêu tôi có hai nhận xét chính, viết hơi dài nên tách ra thành bài này.
1. Đầu tiên nói về Tình của vị giáo sư vật lý già Hải ngoại
Mở đầu bài viết, vị giáo sư vật lý (
mang tên Nguyễn Duy Vinh) cho biết "được Sở cho đi tháp tùng phái đoàn chính phủ Pháp về công tác tại Việt Nam", tức thể hiện mình là nhân vật quan trọng. Vừa là giáo sư, vừa được tham gia phái đoàn chính phủ; như vậy, chắc chắn thu nhập của vị giáo sư là khá cao, cao hơn mức sống trung bình của toàn xã hội Pháp khá nhiều.


Những người có học, có tiền đủ sống thì chẳng mấy khi quan tâm đến tiền nữa; họ chỉ chú trọng vào khoa học, vào giảng dạy và những thành công trên con đường này. Đặc biệt nếu sống ở phương Tây, có chế độ phúc lợi xã hội lo cho cả đời, thì cũng không cần nghĩ tới tiết kiệm để lo lúc tuổi già như người dân sống trong nước Việt Nam ta hiện nay, nơi chưa có chế độ phúc lợi cho người già.

Trong bài giáo sư kể gặp được vợ chồng anh chị ruột, có bao nhiêu tiền đem cho hết, nhưng vẫn tính toán rất cẩn thận: "Cháu nào chưa có gia đình thì được một tờ 50 đô la Mỹ ăn Tết, còn đứa nào có gia đình thì tôi biếu tờ 100 đô la". Nhưng rồi khi ra lên xe đò về lại Sài Gòn, thằng con út của ông anh ruột vù xe Honda đến bến xe và bảo là phong bì của vị giáo sư biếu bên trong không có tiền, nên ông giáo sư vội chìa ra một tờ 50 đô la khác. Cháu ôm ông hôn rồi phóng xe đi...

Càng đọc tôi càng cảm tưởng vị giáo sư sống không có "tình"; cho con cháu tiền xem như "nghĩa vụ", "trách nhiệm" và để "khoe" chứ không xuất phát từ tình cảm. Dù biết có đứa cháu không tốt, nghĩ mẹo để xin thêm, là bề trên, là người khá giả, có học, cũng nên châm chước và nghĩ có thể cháu đang gặp hoàn cảnh khó khăn quá, buộc phải làm thế chứ bản thân cháu không muốn. Xin được thêm tiền, cháu còn biết ôm hôn vị giáo sư để cảm ơn, chứng tỏ trong đầu cháu có suy nghĩ, có áy náy. 

Tôi chưa từng thấy phong bì lì xì nào to hơn chiếc này.

Ở địa vị những người có văn hóa, trong trường hợp trên, đoán biết đứa cháu đang cần tiền, và cũng rất tình cảm (vì còn biết hôn vị giáo sư sau khi nhận tiền), họ sẽ hỏi thêm hiện giờ cháu có khó khăn gì không ? Có cần giúp gì thêm không ? Có thể họ không thể giúp cháu thêm về tiền nhưng họ sẽ nghĩ cách nào đó để hỗ trợ, giúp đỡ, khuyên bảo cháu. Trường hợp không làm được gì, những lời hỏi han cũng là một nguồn động viên cho cháu và khuyến khích cháu sống lương thiện.

Tôi đặc biệt ác cảm khi từ chuyện này mà giáo sư tổng kết thành bài học để đối phó với tất cả người thân trong nhà; không những vậy, còn viết ra như một bài học để khuyên tất cả người Việt chúng ta, trước hết là Việt Kiều, nên đối xử với người thân như vậy. 


Những đoạn sau đây làm tôi muốn nôn khi đọc:

"Nhưng lần này tôi khôn hơn lần trước sau kinh nghiệm quên tiền. Tôi cho chúng nó toàn tiền giấy Việt Nam đựng trong các phong bì dầy cộm và tôi dặn rất kỹ từng đứa phải đếm cho kỹ trước khi chia tay vì chú nay càng lớn tuổi có thể đếm nhầm".

"Và từ đó mỗi lần có các bạn tôi về thăm Việt Nam và hỏi tôi cách nào hay nhất để biếu tiền cho người nhà, tôi luôn khuyên là nên đổi ra tiền Việt Nam vì như vậy cả người cho lẫn người nhận biết chắc chắn là có một phong bì dầy cộm và nhỡ mình có đếm nhầm, số tiền nhầm cũng bé hơn là nếu mình đếm nhầm tờ 50 hay 100 đô la Mỹ".

"Bây giờ mỗi khi nghĩ lại đống bạc giấy nặng chình chịch ấy, tôi lại mỉm cười".


Rất may là tuyệt đại đa số, nếu không muốn nói là tất cả người Việt Nam không nghĩ và làm như vị giáo sư này khuyên bảo. Tôi chưa từng thấy bất kỳ người Việt Nam nào khi cho tiền người khác lại cố tình đổi sang tiền lẻ để thành các phong bì dầy cộm và sau đó còn cẩn thận đòi người nhận phải đếm cho kỹ trước khi chia tay như vị giáo sư này đã làm và khuyên mọi người làm. Rồi "đưa trước mặt nhiều người để có người chứng kiến"...

2. Giờ nói sang chuyện Tiền.

Trong phiên tòa vừa qua, nhân chứng Dương Chí Dũng, trong vụ xử án em mình là ông Dương Tự Trọng, đã khai trước tòa là ông đã đem một số tiền 500 ngàn đô la Mỹ và một số tiền 20 tỉ đồng Việt Nam đến giao cho ông Phạm Quý Ngọ (Thượng Tướng CA, hiện là thứ trưởng Bộ Công An Việt Nam và đã từng là trưởng Ban Chuyên Án điều tra vụ Vinalines của ông Dương Chí Dũng). Vì vậy, giáo sư Vinh tò mò muốn biết số tiền 20 tỷ nặng bao nhiêu.


Trong bài 20 tỷ tiền giấy Việt Nam hiện nay nặng bao nhiêu, giáo sư cho biết vì tờ 100 USD nặng 1gam nên 500 ngàn đô la Mỹ nặng 5kg; điều này đúng. Theo Kho bạc quốc gia Mỹ, trọng lượng của 1 triệu tờ đô la mệnh giá 100 USD là 10 kg.


Answer
Subject: Re: Weight of a million dollars
Answered By: richard-ga on 05 Feb 2006 21:05 PST
Rated:5 out of 5 stars
Hello and thank you for your question.

According to the U.S. Treasury, "In $100 bills, the weight of $1
million is about 22 pounds." [that's 10 kg.]
http://www.ustreas.gov/press/releases/rr2748.htm
http://answers.google.com/answers/threadview?id=441929

Tôi áy náy vì cách tính trọng lượng 20 tỷ tiền VNĐ của giáo sư. Giáo sư coi trọng lượng của tờ giấy bạc polymer 500 nghìn đồng của Việt Nam đúng bằng tờ 100 USD của Mỹ nhưng theo cảm nhận của tôi, rõ ràng tờ 500 nghìn đồng của Việt Nam nhẹ hơn rất nhiều tờ 100 USD của Mỹ; đặc biệt nếu cầm tập 100 tờ 100 USD (giá trị 10.000 USD) thì thấy rõ là nặng hơn, dày hơn rất đáng kể so với cầm tập 100 tờ 500 nghìn đồng (giá trị 50 triệu VNĐ).

Tra nhanh trên mạng không thấy số liệu chính thức của Ngân hàng nhà nước về trọng lượng của các tờ tiền giấy hiện nay của nước ta; nhưng tôi được biết tờ giấy 500 nghìn VND được in theo kích thước giấy 50 AUD của Úc, trong khi mỗi tờ AUD Úc nặng 0,955 gram, xấp xỉ như tờ 100 USD. Tôi không nhớ tờ 50 AUD Úc có dày dặn và do đó nặng hơn tờ 500 nghìn đồng của ta không, nhưng có cảm giác là có; cho nên khi cầm tờ 50 AUD Úc, nó có vẻ "tiền" hơn là cầm tờ "500 nghìn đồng" mỏng manh, dễ hỏng của mình.

Tôi đồ rằng tờ 
500 nghìn VND chỉ nặng khoảng 0,6-0,7 gram,

Tuy nhiên vì chưa có thông tin nên tạm coi tờ 500 nghìn đồng của ta có trọng lượng bằng tờ 50 AUD của Úc, tức là nặng 0,955 gram. Khi đó 20 tỷ đồng Dũng nói mang đến biếu tướng Ngọ sẽ có trọng lượng là 38,2 kg, xấp xỉ số 40 kg mà vị giáo sư tính.


Nếu trọng lượng tờ 500 nghìn VND chỉ nặng khoảng 0,6-0,7 gram thì 20 tỷ đồng trên chỉ nặng khoảng 25-26 kg.

Trường hợp Dũng không mang 20 tỷ đồng mà mang 1 triệu USD (xem bài báo dưới) thì trọng lượng tiền Dũng mang sẽ chỉ là 10kg.

Ai có thông tin về trọng lượng các tờ bạc Việt Nam thì báo cho tôi với. Cám ơn các bạn.

https://danluan.org/tin-tuc/20140112/nguyen-duy-vinh


**********
Theo tin ở bài này, ông Dũng không mang 20 tỷ đồng VN đến nhà ông Ngọ mà mang 1 triệu USD.

Cảng Sài Gòn nói về vụ Dương Chí Dũng khai ‘lót tay’ triệu đô

TPO - Ngày 10/1, Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn có công văn phủ nhận sự liên quan đến lời khai của Dương Chí Dũng, rằng ông này đã đưa 1 triệu USD cho một cán bộ cao cấp Bộ Công an để “chạy” dự án hoán đổi công năng cảng Sài Gòn.

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm do TAND TP Hà Nội mở vừa qua, nhân chứng Dương Chí Dũng khai năm 2010 đã cùng bà L. (Chủ tịch HĐQT một tập đoàn) đưa 1 triệu USD (trên 20 tỷ đồng) cho một cán bộ cao cấp Bộ Công an để “chạy” dự án hoán đổi công năng cảng Sài Gòn.

Thông cáo ngày 10/1 của Cảng Sài Gòn do ông Huỳnh Văn Cường - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn, ký, khẳng định, mối quan hệ phía Cảng Sài Gòn cùng Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam với bà L. chỉ là mối quan hệ cá nhân và không ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tác tham gia dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội. Hiện tập đoàn của bà L. đã rút khỏi dự án này. Lời khai của ông Dương Chí Dũng tại tòa liên quan dự án khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội không ảnh hưởng đến tình hình doanh nghiệp này. Bởi quá trình lập kế hoạch và di dời, kêu gọi đầu tư, Cảng Sài Gòn đều tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Vinalines.

Theo hồ sơ, tháng 8/2005, thừa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cảng Sài Gòn đã tiến hành thực hiện di dời, chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội ở quận 4 (TPHCM). Cùng với quyết định này, Chính phủ cũng cho phép doanh nghiệp di dời được liên doanh với nhà đầu tư khác thành lập pháp nhân mới làm chủ đầu tư để thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí cảng cũ. Biết được thông tin này, nhiều nhà đầu tư bất động sản trong và ngoài nước đã đến tìm hiểu, đặt vấn đề với Cảng Sài Gòn về việc hợp tác thực hiện dự án đầu tư chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, trong đó có tập đoàn của bà L.

Khi đó, do chưa có hướng dẫn về cơ sở và thẩm quyền lựa chọn đối tác tham gia dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, Cảng Sài Gòn đã báo cáo “mẹ” là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) xem xét chỉ đạo. Ngày 30/3/2012, Vinalines chấp thuận chủ trương cho phép Cảng Sài Gòn thành lập công ty cổ phần thực hiện đầu tư dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội và làm đầu mối tìm kiếm đối tác.

Ở thời điểm này ông Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines - đã thôi chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và chuyển công tác sang Cục Hàng hải Việt Nam từ ngày 6/2/2012. Tháng 6/2013, Cảng Sài Gòn đã trình Bộ Giao thông vận tải và Vinalines phê duyệt phương án thành lập pháp nhân thực hiện đầu tư dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội và đã được phê duyệt.

Song, xét về thời điểm, năm 2010 ông Dũng đang là Chủ tịch HĐQT Vinalines, khi đó tập đoàn của bà L. cũng đang mong muốn có mặt tham gia dự án ở Cảng Sài Gòn. Trước tòa, ông Dũng cũng khai, việc đưa tiền để chạy dự án diễn ra vào năm 2010. 

1 nhận xét:

  1. Tụi nó dùng tài sản quc gia làm hàng hóa mua bán, chuyển đổi công năng, thay đổi tính chất miễn sao tiền vào túi riêng, mặc cho việc làm đó có hại cho đất nước, cho dân... Không còn lời gì để rên xiết cho đúng nữa!!!

    Trả lờiXóa