Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

(2) Đại đại bồi bút trong kinh tế: TS Lê Thẩm Dương

Đại đại bồi bút trong kinh tế: TS Lê Thẩm Dương
Mình viết đoạn bình luận dưới đây trong bài (1) Đại đại bồi bút trong kinh tế: Niềm tin và sự phấn khởi"; nhưng hơi dài nên tách ra thành 1 bài riêng đặt là số (2) này. Bài này nói về chuyện Lê Thẩm Dương ca ngợi Thông điệp 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tiến sĩ văng tục nói phét đã trở một trong những người
đầu tiên xứng đáng là đại bồi bút kinh tế của Việt Nam
Thời đi làm mình thường xuyên vào trang web chính phủ để tìm các văn bản chỉ đạo Thủ tướng mới ký; hết đi làm thì chẳng mấy khi nhớ đến sự tồn tại nó, hôm nay tình cờ link vào thấy bài bốc thơm này, đọc những lời văn của vị Tiến sĩ vừa qua đã nổi danh chỉ nhờ scandal vừa giảng bài vừa văng tục, mình quá là sốc.

Mình cũng đã lưu một số bài vừa giảng vừa văng tục của vị Tiến sĩ này trên Blog toithichdoc. Vào google.com rồi đánh cụm từ "toithichdoc Lê Thẩm Dương" sẽ thấy ngay. Trong các bài lưu đó mình cũng có bình luận, không khen không chê việc Tiến sĩ văng tục thả giàn trước cả nam lẫn nữ sinh viên trẻ tuổi khi giảng, dù việc văng tục đó bản thân mình không thể chấp nhận.

Xét trong bối cảnh xã hội nhố nhăng hiện nay, học sinh đang quá thờ ơ với kiến thức, với bài giảng mà qua văng tục, Tiến sĩ tạo được hứng thú cho sinh viên, truyền kiến thức và sinh viên tiếp thu được kiến thức thì cũng tốt, coi đó là một phong cách giảng dạy riêng, hiệu quả của Tiến sĩ.

Tuy nhiên, mình cũng viết rất rõ nội dung các bài giảng của Tiến sĩ khá nghèo nàn, khối lượng kiến thức trong đó không có bao nhiêu, chủ yếu là gây cười, hấp dẫn sinh viên. Với mớ kiến thức đó, sinh viên cũng không cần ghi chép; sau khi tan học ra về thì cũng chẳng lưu lại cái gì trong đầu. Học lớp Tiến sĩ dạy có cảm tưởng như đi xem phim hài giải trí, xem để thư giãn đầu óc, xem để cười, xem xong thì xóa hết khỏi bộ nhớ để còn dành bộ nhớ cho bao chuyện quan trọng khác.

Lần này mình sốc vì tưởng rằng đại đại bồi bút chỉ có trong giới báo chí, văn hóa nghệ thuật, hóa ra giờ đã lan sang cả giới kinh tế. Đầu năm ngoái thì xuất hiện bác này, nay thêm một ông TS Lê Thẩm Dương nữa, không biết tới đây sẽ còn thêm các bác nào tự nguyện chuyển ngành từ kinh tế sang làm văn nô ?

Nếu nói là bồi bút kinh tế thì trong lịch sử kinh tế thời nào chẳng có; bản thân mình cũng từng là một bồi bút, nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khi khen, mình bao giờ cũng phải tìm những câu, những từ để có thể giải thích hợp lý, đó là khen thực và nói về mặt tốt chứ chưa đề cập tới mặt tối. Hoàn toàn không phải thứ nịnh thối như ông Tiến sĩ này.

TS Lê Thẩm Dương là một Tiến sĩ, lại là một trưởng khoa, hơn nữa còn là khoa quản trị của Đại học ngân hàng của thành phố lớn nhất Việt Nam, nên chắc chắn là người học rộng, có kiến thức cao, hiểu biết kinh tế, hiểu biết xã hội. Nghe bài giảng của Tiến sĩ càng thấy rõ; Tiến sĩ tài cao nhưng giảng toàn thứ đơn giản, hài hước, ít kiến thức để giúp học sinh thư giãn sau những giờ lao động căng thẳng ở cơ quan, doanh nghiệp, công sở. 


Quay lại bài nịnh thối nêu trên, việc Tiến sĩ ca ngợi một vài thành tích trong năm 2013 là đúng, nhưng gán thành tích đó cho Thủ tướng thì quá khiên cưỡng. Ví dụ có những câu khen trực tiếp như thế này:

"Trong năm 2013, đất nước đã giành được nhiều thắng lợi trên lĩnh vực đối ngoại, trong đó có rất nhiều dấu ấn trong điều hành và xử lý của Thủ tướng tại các diễn đàn quốc tế, gây được tiếng vang, khẳng định được vị thế và đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước".


"Có thể thấy, Thủ tướng đã chỉ ra những giải pháp rất căn cốt và vĩ mô nhằm tránh cho đất nước đi vào “bẫy” thu nhập trung bình mà nhiều nước mắc phải".

"Trước khi đọc thông điệp của Thủ tướng, người đọc có cảm xúc là không biết thông điệp có thấy hết được những vấn đề cụ thể của người dân, thấy hết cái khó của người dân không? Tuy nhiên, khi đọc xong thì được giải tỏa hết".


Đặc biệt ca ngợi Thủ tướng "thứ nhất, rõ ràng và thẳng thắn; thứ hai, chính xác và thuyết phục"; rồi bốc lên tới mức "thứ ba, nhìn lại toàn bộ thì thấy niềm tin xuất hiện và sự phấn khởi" thì thật không thể nuốt trôi được.

Liệu ai trong chúng ta qua đọc thông điệp của Thủ tướng đã "thấy niềm tin xuất hiện và sự phấn khởi" ?

Theo nhận thức của tôi, những thành tựu của năm 2013 là rõ ràng, nhưng chẳng khó để làm ra chúng. Để chống lạm phát cao, thắt chặt tài chính tiền tệ, hạn chế tiêu dùng là giải quyết được ngay. Điều này trẻ con nếu được giao làm Thủ tướng thì cũng làm được, chẳng cần anh minh gì.

Dĩ nhiên hậu quả đằng sau chuyện thắt chặt là gì thì chúng ta đều biết: Kinh tế tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999 tới nay, thậm chí nếu coi năm 1999 tăng trưởng kinh tế thấp bất ngờ là do tác động quá mạnh của khủng hoảng tài chính - kinh tế châu Á thì tốc độ tăng trưởng kinh tế 3 năm 2011-2013 là thấp nhất kể từ năm 1989, năm thực sự bắt đầu chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Nhiều chuyên gia kinh tế còn khẳng định đây là giai đoạn phát triển tồi tệ nhất kể từ sau đổi mới, tức là sau khủng hoảng 1985-1988.

Dĩ nhiên hậu quả đằng sau chuyện tăng trưởng chậm và mất ổn định hiện nay là gì ? Là đời sống nhân dân đi xuống, là chênh lệch giầu nghèo ngày càng doãng ra, là xã hội ngày càng bất an, là tội phạm kinh tế và tội phạm xã hội ngày càng tăng, là vân vân và vân vân...

Dĩ nhiên hậu quả đằng sau chuyện chậm và mất ổn định hiện nay là gì ? Là mất nhiều năm nữa mới thực sự ổn định được xã hội, nền kinh tế mới khôi phục lại được tốc độ tăng trưởng tiềm năng trước năm 2007 đã có.

Khủng hoảng lần này xuất phát từ chủ trương tăng trưởng nhanh bắt đầu xuất hiện kể từ năm 2007. Khủng hoảng kinh tế quá lớn bắt đầu ngay từ năm 2008; tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm từ 8,46% năm 2007 xuống còn 6,31% năm 2008. Đỉnh cao khủng hoàng là năm 2010 để rồi cả nước mất đến 3 năm 2011-2013 mới tạm đưa nền kinh tế về thế ổn định nhưng với trình độ phát triển, với tốc độ tăng trưởng kém hơn trước rất nhiều, tức là về chất lượng tăng trưởng đã giảm sút quá mạnh so với giai đoạn bác Khải, bác Kiệt làm Thủ tướng. Bên cạnh những cân bằng kinh tế vĩ mô mong manh, cả một hệ thống doanh nghiệp, một hệ thống xã hội đều đang rất hỗn loạn.

Ai đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh hoàng này ? Chỉ có người lãnh đạo tối cao, người có thực quyền chỉ huy toàn bộ đất nước, người "quyết liệt" làm mọi thứ bất chấp các quy luật kinh tế xã hội và luật pháp nước nhà, mới có thể đưa vận mệnh đất nước đến 1 cuộc khủng hoảng lớn như vậy.

Người đó có thể đưa đất nước trở lại quỹ đạo phát triển bình thường không ? Có tạo được niềm tin và phấn khởi không ?

Thực tiễn trong thấy trong suốt nhiều năm qua, không có bất kỳ chương trình nào được thực hiện có hiệu quả và phát huy tác dụng. Nhìn xa hơn, cũng không thấy con đường mà đất nước sẽ phải đi tới. Lãnh đạo tối cao nhưng không có bất cứ chính sách gì để định hướng và điều khiển nền kinh tế phát triển theo định hướng đó trong tương lai, trong khi đường hướng cũ vừa sai lầm, vừa không cụ thể, ví như mục tiêu chệch, cơ cấu hỏng, vận hành sai và điều khiển tồi" (mục tiêu chủ nghĩa xã hội, cơ cấu lấy công hữu làm trụ cột, vận hành không theo cơ chế kinh tế thị trường, điều khiển bằng hệ thống chính sách lấy lợi ích nhóm làm nhân tố quyết định). 

Riêng năm 2013, Quốc hội đã đề xuất hàng loạt chính sách kinh tế, xã hội lớn để cải cách kinh tế, cải cách thể chế, cải cách hành chính, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, chính sách tam nông... Nhưng vì chúng chỉ chung chung, mơ hồ nên cuối năm tổng kết thấy chẳng có cái nào được cơ quan hành pháp làm ra hồn, nếu như không nói là chẳng có cái nào được quan tâm, thực hiện.

Nhưng người đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh hoàng mấy năm nay, người không làm được gì ra hồn trong năm 2013 để đưa đất nước trở lại trạng thái phát triển ổn định, hiệu quả... vẫn tại vị và tiếp tục có thực quyền chỉ huy toàn bộ đất nước trong tay.

Vậy thì người dân có niềm tin và phấn khởi không ? Chắc chắn là không.

Chỉ riêng Tiến sĩ Lê Thẩm Dương là có niềm tin và phấn khởi !!!

Và niềm tin và phấn khởi đó đã được TS múa bút cho toàn dân chiêm ngưỡng.

Siêu hơn, TS múa bút trong chính trang nhà của người có thực quyền chỉ huy toàn bộ đất nước.

Trong Blog này mình đã từng viết:

Bồi bút gồm 2 từ: Bồi và Bút.

Bồi xuất hiện thời Pháp, chỉ những người đàn ông chuyên hầu hạ, nịnh hót đám thực dân và chính quyền thực dân trong thời thuộc Pháp.


Bút dĩ nhiên là viết.

Bồi bút là những người đàn ông (nay có thêm phụ nữ) chuyên dùng ngòi bút để hầu hạ (nghe sai khiến mà viết), nịnh hót (chủ động viết ca ngợi) những người có chức có quyền và những chính sách của đám người này để mưu cầu danh lợi riêng.


Sống trên đời, khen nịnh nhau là chuyện thường, ai cũng phải làm vậy vì mới tồn tại. Nhưng khen, nịnh nhau đúng mức, đúng lúc, đúng chỗ thì được gọi là có văn hóa.

Khen nịnh nhau quá đáng, không đúng lúc, không đúng chỗ thì gọi là nịnh bợ, nịnh thối, nịnh hót. Viết ra để công bố cho nhiều người khác biết thì được gọi là bồi bút.

Còn khen nịnh tới cỡ biến đen thành trắng, biến đêm thành ngày như Tiến sĩ Lê Thẩm Dương làm thế này thì nên gọi là đại đại bồi bút.

Trước mới có một bác này, nhưng xem ra tầm " đại đại bồi bút" còn kém Tiến sĩ Lê Thẩm Dương rất nhiều.

Đọc bài (1) Đại đại bồi bút trong kinh tế: Niềm tin và sự phấn khởi, mình lại nhớ đến mấy câu thơ:

Sếp bảo "Nước ngược dòng cũng chảy",
Dương vội vàng "Quả thế không sai",
Sếp phán "Dài",
Dương vội thưa "Không ngắn"

....
Gì cũng làm, gì cũng viết,
Chỉ cần được sếp quyết một câu.

Và còn vài câu hay nữa mình quên mất rồi.


Mình dự đoán nếu Thủ trưởng tối cao còn tại vị thì với những bài viết loại này, TS Dương sẽ còn tiến xa trên con đường quan chức.

Viết dài rồi, mình xin dừng ở đây.

Xem thêm:

Bồi bút của bác Lại Trần Mai
http://toithichdoc.blogspot.ch/2013/10/khi-nha-khoa-hoc-tre-mac-benhngoi-sao.html

4 nhận xét:

  1. Mấy ngày gần đây, dư luận báo chí Việt Nam ồn ào về thông điệp đầu năm 2014 của thủ tướng Dũng. Thực ra mỗi đầu năm thủ tướng Dũng đều phát đi một thông điệp nhưng thông điệp năm nay nhận được nhiều sự chú ý vì có nhấn mạnh nhiều lần tới những cụm từ như “đổi mới thể chế” hay “dân chủ”. Hàng loạt báo đài lề phải và các “dư luận viên” từ cấp thấp tới cấp cao vào cuộc tới tấp bốc thơm bài viết của thủ tướng. Ngay cả một ông TS vốn nổi danh vì scandal vừa giảng bài vừa văng tục cũng được huy động để viết một bài được đăng trang trọng trên trang báo điện tử của Chính phủ với những lời có cánh ca ngợi Thông điệp như: “Thứ nhất, rõ ràng và thẳng thắn; thứ hai, chính xác và thuyết phục; thứ ba, nhìn lại toàn bộ thì thấy niềm tin xuất hiện và sự phấn khởi.” (Chinhphu, 2/1/2014). Trên các báo lề trái thì đa số các chuyên gia đều cho rằng ý tưởng trong Thông điệp là tốt nhưng cần phải đợi xem việc làm có đi đôi với hành động hay không. Hiếm hoi mới có người như TS Nguyễn Quang A cho rằng lời lẽ cũng không có gì mới cả (BBC, 3/1/2014) .
    http://www.viet-studies.info/kinhte/TranNgan_ThongDiepHoaMy.htm

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bạn đã cho tôi biết có bài này.

    Trả lờiXóa
  3. Chịu bác Mai, ngồi lần mò đọc từ đầu đến cuối cái thông điệp này rồi đọc hết được cả những thứ rác rưởi liên quan đến nó như bài của đồng chí Lê Thẩm Dương! Tôi thì chưa bao giờ đủ kiên nhẫn để đọc được nghiêm chỉnh quá một đoạn trong tất tần tật những sản phẩm này. Bác chia sẻ cho tôi làm thế nào để có đủ kiên nhẫn và giữ được bình tĩnh, sáng suốt mà đọc hết mấy thứ văn hóa siêu hạng này với!

    Trả lờiXóa
  4. tụi bây là mấy thằng lang băm ko biết yêu nước là gì. ko có tinh thần xây dựng, chỉ biết soi mói nhỏ nhặt.

    Trả lờiXóa