Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Chu Vĩnh Khang âm mưu ám sát Tập Cận Bình?

Mô hình chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc: Quá trình phấn đấu, trưởng thành của cán bộ là quá trình tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh để đoạt quyền và giữ chặt quyền, rồi tìm các cơ hội để tiếp tục đoạt quyền ở mức cao hơn.

Báo TQ: Chu Vĩnh Khang âm mưu ám sát Tập Cận Bình?
Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã bị bắt vào hôm 1/12 vì tội tham nhũng. Gần đây, báo chí Trung Quốc xuất hiện thông tin Chu Vĩnh Khang đã có mưu đồ ám sát Tập Cận Bình
Chu Vĩnh Khang ngày còn tại vị
Hành trình bắt Chu Vĩnh Khang
Ngày 21/10, tờ South China Morning Post của Hong Kong dẫn một số nguồn tin cao cấp tiết lộ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa thành lập một đơn vị đặc biệt để điều tra vụ bê bối tham nhũng liên quan đến ông Chu Vĩnh Khang, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Chính pháp Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (vừa mới về hưu vào cuối năm 2012).


Đứng đầu đơn vị đặc biệt này là ông Phó Chính Hoa, Thứ trưởng Bộ Công an kiêm Giám đốc Sở Công an Bắc Kinh.

South China Morning Post dẫn nguồn tin từ cảnh sát và Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương (CCDI) cho biết ông Phó Chính Hoa sẽ báo cáo trực tiếp tiến độ cuộc điều tra với ông Tập Cận Bình.

Cho đến ngày 1/12 Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quyết định bắt Chu Vĩnh Khang vì tội "tham ô, hủ bại", chỉ định cho Ủy ban Kỷ luật trung ương và Ủy ban Tuyên truyền trung ương sẽ chính thức công bố vụ việc này.

Tờ Minh Kính xuất bản tại Hồng Kông đêm 4/12 đưa tin, Lênh Chiến Thư, Chủ nhiệm Văn phòng trung ương ĐCSTQ chiều tối 1/12 đã dẫn theo các nhân viên an ninh tới nhà Chu Vĩnh Khang đọc lệnh bắt của Trung ương.

Khi nghe lệnh bắt, Chu Vĩnh Khang đã ngất tại chỗ. Vợ của Chu Vĩnh Khang, Giả Hiểu Diệp cũng bị bắt cùng chồng.

Reurters ngày 4/12 đưa tin, Chu Bân, con trai Chu Vĩnh Khang vài tháng trước đã trở về Trung Quốc và hiện tại đang ở Bắc Kinh trong tình trạng bị giam lỏng để phục vụ điều tra, hãng tin nhận định 100% là Chu Vĩnh Khang đang gặp rắc rối.

Còn hãng tin CNA Đài Loan đưa tin, từ sau Đại hội 18 đảng CSTQ, các tay chân thân tín nhất của Chu Vĩnh Khang gồm Lý Xuân Thành, Ngô Vĩnh Văn, Quách Vĩnh Tường, Tưởng Khiết Mẫn, Lý Hoa Lâm đều đã bị bắt, trong đó có tin cựu Phó bí thư Tứ Xuyên Lý Xuân Thành đã nhảy lầu tự vẫn, trong đó có liên quan tới Chu Vĩnh Khang.

Như vậy, vợ chồng Chu Vĩnh Khang đã bị bắt giữ, đồng thời các tay chân thận cận, vây cánh của ông này cũng lập tức bị bắt giữ, triệu tập. Đây là chiến dịch lớn thứ hai mà ông Tập Cận Bình phát động từ sau khi bắt Bạc Hy Lai nhằm chống tham nhũng, hủ bại trong nội bộ Đảng, kể cả những đối tượng về hưu.

Chu Vĩnh Khang đã từng muốn ám sát Tập Cận Bình?

Cũng tờ báo Minh Kính số xuất bản ngày 4/12 đưa tin, trước hội nghị Bộ Chính trị ĐCSTQ về tiến triển của vụ án Chu Vĩnh Khang, ông Vương Kỳ Sơn đã tạm quy 4 vấn đề vi phạm nghiêm trọng của đối tượng, bao gồm:

Thứ nhất, đẩy Bạc Hy Lai leo cao để làm con rối chính trị; thứ hai là thông qua việc khống chế Bạc Hy Lai để thực hiện âm mưu chiếm đoạt các lợi ích hủ bại lớn hơn;

Chu Vĩnh Khang và Tập Cận Bình trao đổi trong một 
cuộc họp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Vi phạm thứ ba là tìm cách thay thế vai trò của Giang Trạch Dân ở hậu trường và tội đặc biệt nghiêm trọng thứ 4, Chu Vĩnh Khang đã lên kế hoạch ám sát Tập Cận Bình sau khi ông Bình được xác định là người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào.

Ngoài ra, Chu Vĩnh Khang đã chỉ thị cho Quách Vĩnh Tường, Phó Tỉnh trưởng Tứ Xuyên và từng là Thư ký riêng của mình hạ lệnh cho 2 cảnh sát vũ trang lái xe tông chết vợ cũ. Hai viên cảnh sát này đã bị bắt vài tháng trước. Chu Hàn, con trai Chu Vĩnh Khang vì việc mẹ mình bị sát hại đã tuyên bố đoạn tuyệt quan hệ cha con.

Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942, người tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Viện Dầu khí Bắc Kinh (nay là Đại học Dầu khí Trung Quốc) vào năm 1966. Ông lãnh đạo Công ty dầu khí quốc gia từ năm 1996 - 1998 rồi chuyển sang làm Bộ trưởng Đất đai và Tài nguyên đến năm 1999.

Sau đó, ông trở thành Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên trong giai đoạn 1999 - 2002 rồi vào Bộ Chính trị và giữ chức Bộ trưởng Công an đến năm 2007. Chu Vĩnh Khang trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nắm Ủy ban Chính pháp từ năm 2007 và về hưu cuối năm 2012.

Nguyên Minh (Tổng hợp ĐVO, TPO)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét