Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Luận văn Đỗ Thị Thoan, một Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai

Hơi buồn cười vì vụ này cũng được thổi lên thành một Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai. Theo tôi, nếu đã từng có một Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai, thì phải là vụ xử lý nhà phê bình nổi tiếng Hoàng Ngọc Hiến, và các nhà văn Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, nhóm lãnh đạo Văn nghệ quân đội và nhiều nhà văn khác liên quan đến vụ "văn học phải đạo" năm 1979.
Luận văn Đỗ Thị Thoan, một Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai
nha-thuyen-305.jpg
RFI 5-8-13, By Thanh Phương
Trong thời gian qua, báo chí chính thức và một số nhà phê bình trong nước đã kịch liệt đả kích một bài luận văn của cô Đỗ Thị Thoan, giảng viên Đại học Sư phạm.
Vụ này khiến người ta nhớ lại vụ Nhân Văn Giai Phẩm từ cách đây nửa thế kỷ, bởi vì theo như nhận định của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội, kiểu đả kích luận văn của Đỗ Thị Thoan là một lối phê bình “chỉ điểm”.
Đỗ Thị Thoan, còn được biết với bút danh Nhã Thuyên, vào năm 2010 đã viết một luận văn thạc sĩ bàn về nhóm “Thơ Mở Miệng” với nhan đề “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Nhóm thi sĩ này này gồm bốn tác giả: Khúc Duy, Bùi Chát, Lý Ðợi và Nguyễn Quán, từng xuất bản chui tập thơ Mở Miệng vào tháng 06/2002, được phổ biến bằng cách chuyền tại nhau tại Sài Gòn, nhưng không lâu sau đã bị thu hồi và tiêu hủy.
Tuy đề tài luận văn nói về một hiện tượng rất mới mẻ của văn học đương đại Việt Nam, nhưng Đỗ Thị Thoan đã được bộ môn Lý luận văn học của khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, chấp nhận cho làm luận văn này. Luận văn của Đỗ Thị Thoan đã được chấm điểm 10, tức là điểm tuyệt đối, từ cách đây ba năm, nhưng không hiểu sao bây giờ lại có cả một làn sóng phê phán gay gắt luận văn này, với nhiều bài viết chỉ trích cả người làm, người hướng dẫn, lẫn người chấm và cơ quan chủ quản trong việc này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét