Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

BỆNH TRĨ

BỆNH TRĨ

BS Nguyễn Văn Đức
Nhớ lại trước 1975, báo chí hay đăng quảng cáo cho các bác sĩ chữa trĩ: “Đau khổ vì bệnh trĩ?”, rồi dưới tiêu đề này là các cách chữa trĩ của bác sĩ đó. Nhiều người đau khổ vì bệnh trĩ thực.
Trĩ (hemorrhoids) là sự phình nở của các tĩnh mạch vùng trực tràng (lower rectum) gần hậu môn (anus). Trĩ có thể gây chảy máu, ngứa, đau. Bạn có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy cục trĩ ở ngoài hậu môn, đấy là trĩ ngoại (external hemorrhoid), còn trĩ nội ở trong trực tràng bạn không nhìn, sờ thấy được (internal hemorrhoid).
Bệnh trĩ hay xảy ra, ở đàn ông lẫn phụ nữ, người lớn tuổi dễ bị trĩ hơn người trẻ. Trĩ cũng xảy ra ở người hay bị tiêu chảy, có bướu vùng chậu, trong lúc và sau khi mang bầu, người ngồi làm việc lâu mỗi ngày, hoặc bị bón, đi cầu phải rặn mạnh. 
Trĩ thường không gây vấn đề gì trầm trọng, song có thể làm phiền chúng ta. May mắn, trĩ chữa được, và sự trị liệu làm giảm thiểu những triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ, trả lại niềm vui cho những người đau khổ vì nó.

Triệu chứng

Trĩ có thể không gây triệu chứng gì cả, hoặc gây chảy máu, ngứa quanh hậu môn, đau, cục trĩ phình lòi ra ngoài hậu môn, són phân hoặc khiến ta khó lau chùi sạch sẽ sau khi đi cầu.

Máu chảy do trĩ màu đỏ tươi, thấy trên phân, nhỏ giọt xuống bồn cầu, hoặc dính vào giấy vệ sinh chúng ta dùng sau khi đi cầu xong. (Khác với chảy máu bao tử, máu và phân ra màu đen than.) Lượng máu ra thường không nhiều, song có thể làm chúng ta giật mình kinh hãi, vì chỉ cần một ít máu loang, cũng khiến cả bồn cầu đỏ thắm. Cũng có khi, máu ra nhiều. Thỉnh thoảng, có người đâm thiếu máu, vì chảy máu hoài do trĩ.

Tuy trĩ là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trực tràng (rectal bleeding) nhiều nhất, có những nguyên nhân nguy hiểm khác, chẳng hạn như ung thư ruột già, cũng gây chảy máu trực tràng. Đi cầu ra máu đỏ, chúng ta nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Đau do trĩ thường không dữ dội, nhưng nếu đau quá, chúng ta nên đi khám bác sĩ ngay, vì đây có thể là tình trạng nguy hiểm do trĩ nội lòi ra, không tự vào lại trực tràng được, bị thắt lại ngoài hậu môn, hư thối gây nguy hiểm đến tính mạng, cần mổ cắt đi gấp.

Chữa trị

Những trường hợp trĩ nhẹ gây đau, ngứa không nhiều, bạn có thể tự chữa ở nhà.
Quan trọng nhất, bạn tránh đừng để bị bón. Phân cứng do bón khi đi qua hậu môn cứa vào những chỗ có trĩ sẽ gây chảy máu, hoặc làm toác hậu môn tạo những vết nứt (anal fissures). Thêm vào đó, lúc cố rặn mạnh để đẩy phân cứng ra, ta sẽ làm những chỗ có trĩ sẵn thành nặng hơn, và có thể mọc thêm trĩ ở những nơi khác nữa.

Dùng nhiều thực phẩm có chất sợi (fiber) là một trong những cách tốt nhất giúp phân chúng ta mềm. Chất sợi có nhiều trong rau, trái cây. Bạn cần 25-30 grams chất sợi mỗi ngày.

Nếu không ăn rau trái cung ứng đủ số lượng chất sợi mỗi ngày, bạn dùng những thuốc chứa chất sợi như Konsyl, Metamucil, Perdiem, Citrucel, FiberCon, Fiber-Lax, Mitrolan, Benefiber. Những thuốc này mua được không cần toa bác sĩ. Để tránh các tác dụng phụ của thuốc (đầy hơi, bụng căng to, ...) mới đầu bạn dùng ít một rồi từ từ tăng dần lên.

Nếu các thuốc mềm phân kể trên không giúp bạn đi cầu dễ dàng hơn, bạn có thể dùng đến loại thuốc giúp phân mềm khác như Colace.

Bạn ngồi ngâm hậu môn với nước ấm ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút. Ở các nhà thuốc họ thường có bán dụng cụ giúp chúng ta ngồi ngâm hậu môn, hoặc bạn có thể dùng ngay bồn tắm của nhà mình, để nước ấm dâng cao chừng 2-3 inches trong bồn (không phải pha thêm gì trong nước ấm). Nước ấm khiến máu đến vùng có trĩ nhiều hơn, và giúp bắp thịt quanh hậu môn thư dãn.

Bên ngoài có một số kem thoa, thuốc nhét hậu môn mua không cần toa bác sĩ tạm thời giúp đỡ đau, bớt ngứa, giảm sưng bạn có thể mua dùng, song không nên dùng chúng quá 1 tuần.
Những trường hợp trĩ chữa với các phương cách trên song không kết quả, vẫn hay gây đau, ngứa, và nhất là chảy máu, lòi ra đẩy không vào, cần được trị bằng các cách mạnh tay hơn. Cột trĩ (rubber band ligation) là cách hay được làm nhất, thành công đến 70-80% trong các trường hợp trĩ nội. Một giây hoặc nhẫn cao su được đặt quanh, siết vào gốc trĩ, sau vài ngày thiếu máu nuôi, trĩ "chết", teo nhỏ lại. Bạn có thể cảm thấy chỗ trĩ bị cột hơi chặt (tightness sensation), cảm giác này sẽ bớt đi nếu bạn ngâm hậu môn với nước ấm. Bạn nhớ tiếp tục dùng thuốc chống bón.

Những phương pháp chữa trị mạnh tay khác: laser, infrared, bipolar coagulation; sclerotherapy; hemorrhoidectomy. Mổ cắt hẳn trĩ (hemorrhoidectomy) là phương pháp được dùng nếu những cách chữa khác thất bại, hoặc trĩ lớn quá khó chữa bằng những cách khác; cắt hẳn trĩ thành công trong 95% các trường hợp mổ.

Trĩ hay xảy ra, gây phiền phức cho chúng ta. Tốt nhất, chúng ta đừng để bón, bón dễ khiến trĩ xuất hiện, hoặc làm trĩ nặng hơn. Chữa trĩ cũng giản dị, dùng thuốc giúp phân mềm, và ngồi ngâm hậu môn với nước ấm ngày 2-3 lần; song nếu không kết quả, chúng ta dùng đến những phương cách khác mạnh tay hơn.

-----

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
Người bị bệnh trĩ, khi đại tiện, lúc đầu, máu chảy rất kín đáo nhưng về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia.

Trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20-45% dân số (chủ yếu là nam giới). Nếu không biết phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, "bệnh khó nói" này có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Bệnh nhân mắc trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm do tâm lý e ngại: vì bệnh ở vùng kín đáo nên người bệnh thường ngại nhất là phụ nữ; tâm lý chủ quan: ban đầu, bệnh thường có những biểu hiện không thường xuyên như dính ít máu tươi ở giấy vệ sinh, đau rát ngứa sau khi đi cầu, đại tiện khó. Các hiện tượng này thường thoảng qua và ít gây khó chịu nên rất hay bị phớt lờ.

Bệnh trĩ khi đã nặng khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng. Nhiều người âm thầm chịu đựng. Nhưng khi đến bệnh viện, tổn thương thường quá lớn nên các phương pháp điều trị nhỏ ít xâm lấn không còn tác dụng mà phải áp dụng những phương pháp điều trị lớn, xâm lấn nhiều hơn và dĩ nhiên sẽ đau.

Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ như: tư thế làm việc đứng quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.

Biểu hiện của bệnh trĩ:

- Chảy máu: Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào. Về sau, mỗi khi đi cầu, bạn phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm, máu lại chảy. Thậm chí, máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.

- Sa trĩ: Đây cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa đô 1, 2 thì không gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, người bệnh rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. Nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.

- Các triệu chứng khác: búi trĩ có thể không đau nhưng cộm, vướng. Búi trĩ đau khi khi: tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn. Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay trong hố ngồi - trực tràng… gây đau. Người bệnh có chảy dịch nhầy ở hậu môn và thường kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… Ngoài ra, bạn cũng có thể bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.

Ngoài ra, những người có nguy cơ cao (thường xuyên tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh) phải chú ý đến các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Bệnh trĩ càng nặng, thời gian điều trị lâu, càng có nhiều biến chứng, phương pháp điều trị phức tạp và dễ tái phát.

Để tránh mắc chứng bệnh “khó nói” này, bạn nên uống một ly nước vào buổi sáng, tập thói quen hàng ngày đều đặn đi đại tiện vào một giờ nhất định, tập thể dục vừa phải, đầy đủ, thư giãn cơ bụng (yoga) hoặc tập cho cơ bụng mạnh hơn: tập thể dục bụng cho thon người, đi bộ, bơi lội. Về dinh dương, nên ăn đủ chất xơ như trái cây, rau củ, uống nhiều nước; giảm dùng đồ cay nóng như rượu bia, cà phê, các thức ăn gây táo bón.

Đồng thời, bạn có thể sử dụng sản phẩm An Trĩ Vương như một biện pháp hữu hiệu trong việc phòng và chữa bệnh trĩ. Sản phẩm được kết hợp từ các dược liệu quí như diếp cá, đương quy, rutin, tinh chất nghệ, giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ…Với An Trĩ Vương, bệnh nhân sẽ thoát khỏi tâm lý e ngại, lo sợ và lấy lại được tự tin trong cuộc sống.

Báo điện tử VnExpress cùng nhãn hàng An Trĩ Vương (Dược phẩm Vinh Gia) phối hợp tổ chức chuyên mục “Cẩm nang Bệnh trĩ”. Tại đây, độc giả có thể chia sẻ kinh nghiệm, đặt các câu hỏi liên quan đến bệnh trĩ. Độc giả gửi chia sẻ kinh nghiệm hoặc câu hỏi dành cho bác sĩ chuyên môn tại:suckhoe@vnexpress.net.

Gọi (04) 39 959 969 hoặc (04) 39 960 886 để được tư vấn những vấn đề liên quan đến bệnh trĩ, táo bón.
Thảo dược giúp điều trị bệnh trĩ
'Bệnh trĩ không trừ một ai'
Hiệu quả của thảo dược An Trĩ Vương
Thoát khỏi bệnh trĩ sau 30 năm nhờ cơ duyên
Chữa khỏi bệnh trĩ nhờ tình thầy trò (04/09)
Bệnh trĩ chữa càng sớm càng tốt (22/08)
Giải pháp để không phải sống chung với bệnh trĩ (17/08)
Lời khuyên khi bị bệnh trĩ (02/08)
Táo bón lâu ngày gây trĩ (27/07)
Điều trị trĩ trước khi mang thai (27/07)
Trĩ nội khi mang thai (26/07)
Dấu hiệu nhận biết mức độ trĩ (26/07)
Phụ nữ mang thai và cho con bú dễ bị trĩ (13/07)
Cách phân biệt trĩ nội và ngoại (13/07)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét