Ở Mỹ ít ai thu nhập 20.000 đôla một năm
Chỉ mấy anh "chân đất mắt toét" không nói được tiếng Anh, sinh viên mới ra trường hoặc thất nghiệp thì thu nhập thuộc dạng thấp nhất như thế. Tôi xin chia sẻ với bạn đọc một số thông tin về thu nhập ở Mỹ để các bạn quan tâm đến lương bổng có thể tham khảo.
Lao động tay chân (rửa bát đĩa, quét rác, khuân vác, cửu vạn), thư ký (trực điện thoại, thảo văn bản): 8 đôla/giờ x 40 giờ/tuần x 52 tuần = 17.000 đôla/năm. Thư ký lâu năm, trình độ văn hóa cấp 3 hoặc đại học, đầu bếp, chạy bàn: 20.000 – 25.000 đôla/năm.
Lao động chân tay lành nghề (sửa xe, sửa nước, điều hòa), đầu bếp lành nghề, chạy bàn tốt, nông dân nghèo nhất: 25.000-50.000 đôla/năm. Những người vừa tốt nghiệp đại học bình thường, nhân viên chạy bàn nhà hàng cao cấp, dân chài gần bờ, nông dân trang trại nhỏ: 30.000-50.000 đôla/năm.
Những người mới tốt nghiệp đại học tốt, thợ lành nghề, dân chài (cá/ tôm) xa bờ, nông dân trang trại vừa hoặc lớn: 50.000-80.000 đôla/năm. Kỹ sư lâu năm, bác sỹ, luật sư mới ra trường, thợ bậc cao, lái máy (cẩu) bậc cao, nông dân trang trại lớn: 80.000-150.000 đôla/năm. Bác sĩ, luật sư lâu năm: 150.000-500.000 đôla/năm.
Như vậy, không tính đội ngũ quản lý, lãnh đạo thì các chi phí trong 1 năm phải thanh toán bao gồm:
Thuê nhà 1 phòng ngủ + bếp + tắm: 3.000 - 10.000 đôla/năm. Thuê nhà 2 đến 4 phòng ngủ + 1 bếp + 3 tắm: 10.000 – 24.000 đôla/năm. Bảo hiểm các loại, điện, nước, tivi, internet: 500 - 10.000/năm. Ăn (tự nấu): 1.000 đôla/năm. Ăn thức ăn nhanh hoặc nhà hàng nguyên cả năm: 5.000 - 20.000 đôla/năm.
Mức thuế dành cho người thu nhập thấp là 0%, người có thu nhập cao đến 40% hoặc 50% (trung bình khoảng 15%).
Như vậy nếu ai có thu nhập chỉ 20.000 đôla/năm thì không thể nào đi bar được. Tuy nhiên, ở Mỹ có mấy ai thu nhập 20.000 đôla/năm đâu.Thường chỉ có một số người nhập cư từ Mỹ latinh mới có lương thấp như vậy.
Còn người nhập cư châu Á, hiếm lắm mới có người chỉ kiếm được 20.000 đôla/năm (trừ mấy anh "chân đất mắt toét" chưa nói được tiếng Anh, hoặc mấy bạn sinh viên vừa đi học vừa đi làm).
http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/kinh-doanh/o-my-it-ai-thu-nhap-20-000-dola-mot-nam-2843074.html
Thu nhập 20.000 đôla một năm nhưng không có tiền đi bar
Ở Việt Nam, lương của tôi chỉ khoảng 300 USD, nhưng không phải đóng thuế quá nặng, vật chất, hàng hóa, thực phẩm… không đắt như ở đây.Đọc bài viết “Thạc sĩ xuất sắc ở Anh về nước lương 2,4 triệu” của tác giả Hoang.Nguyen1120, tôi có đóng góp đôi điều, xem như là sự chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình.
Tôi hiện cũng đang là nghiên cứu sinh ở nước ngoài, có đi làm thêm và thu nhập cũng khoảng 1.100 USD/tháng. Lúc mới qua đây tôi và mọi người không dám tiêu pha gì nhiều. Bởi vì, cái gì tính ra tiền Việt cũng là tiền trăm, tiền triệu.
Nhưng ở đây một thời gian thành quen, tôi không bao giờ quy về giá trị tiền Việt Nam nữa. Nếu ở Việt Nam lương của tôi tính ra chỉ khoảng 200, 300 USD, nhưng không phải đóng thuế quá nặng, vật chất, hàng hóa, thực phẩm..., không mắc như ở nước ngoài.
Ở nước tôi đang sống, thuế thu nhập là 13% cho người có hộ khẩu cố định sau 6 tháng và 30% cho người chưa tới 6 tháng.
Tôi có người bạn ở bên Mỹ, cậu ấy kể là một năm ai mà thu nhập khoảng 15.000-20.000 đô thì chỉ xem như là vừa đủ sống. Với thu nhập đó thì bạn không có tiền để đi chơi, đi bar, ra ngoài.... Ở đâu cũng vậy, cũng có sướng có khổ. Ở bên này tôi không được gặp gỡ, đi chơi, đi ăn ngoài, đi nhậu nhiều như ở Việt Nam, nên tôi cũng có thể dành dụm và tính góp được ít vốn.
Qua đây, tôi khuyên các bạn nếu đã xác định ra nước ngoài học hành, đi làm thì không nên có tư tưởng là "ở nước ngoài tôi sẽ sướng hơn Việt Nam". Tôi đã có rất nhiều người thất bại với suy nghĩ đó. Mà bạn chỉ nên xác định ban đầu là “tôi sẽ học được gì từ cách sống và làm việc của họ, tôi sẽ làm điều đó như thế nào, ra sao...”
http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/kinh-doanh/thu-nhap-20-000-dola-mot-nam-nhung-khong-co-tien-di-bar-2841707.html
Số người Mỹ sống trong nghèo đói đã tăng lên 46,2 triệu người trong năm 2010, tức là cứ 6 người thì có một người thuộc diện đói nghèo
Có vẻ như đây là một điều gì đó nghịch lý, nhưng sự thật là ở "thiên đường" cũng có đầy người nghèo. Theo một báo cáo của Cục Thống kê Mỹ đưa ra hồi tháng 9 năm ngoái, số người Mỹ sống trong nghèo đói đã tăng lên 46,2 triệu người trong năm 2010, tức là cứ 6 người thì có một người thuộc diện đói nghèo.
Số liệu năm 2010 cho thấy tỷ lệ nghèo đói tại Mỹ là 15,1%, tăng mạnh so với 14,3% trong năm 2009. Số người Mỹ sống dưới ngưỡng đói nghèo đã tăng liên tục trong 4 năm qua và tỷ lệ 15,1% là cao nhất kể từ năm 1993. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý một điều là, định nghĩa đói nghèo ở Mỹ không tương đồng với thế giới.
Một gia đình 4 người có thu thập bình quân hàng năm ở mức ít hơn hoặc bằng 22.314 USD hoặc một người độc thân có thu nhập năm ở mức bằng hoặc dưới 11.139 USD (30 USD/ngày) thì được xếp vào diện đói nghèo. Trong khi tiêu chuẩn chung của thế giới, những người nghèo khổ là có mức sống dưới 2 USD/ngày.
Trong số các bang của nước Mỹ, Mississippi là nơi có tỷ lệ người nghèo cao nhất (chiếm 22,7%), New Hampshire là bang có số người nghèo thấp nhất với 6,6%. Giới trẻ Mỹ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự nghèo đói. 22% thanh thiếu niên Mỹ dưới 18% đang sống dưới ngưỡng nghèo, tăng từ 20,7% trong năm 2009.
Nhìn vào các phân mảng thành phần xã hội, tình trạng thất nghiệp đã gây những ảnh hưởng nặng nề nhất đối với người thiểu số da đen và người Mỹ gốc Tây Ban Nha ở Mỹ. Trong hai bộ phận người này, tỷ lệ thất nghiệp dao động từ 25% đến 27%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ da trắng chỉ dừng ở mức 9,9%.
Theo đánh giá của Viện Brookings ở Mỹ, với tốc độ hiện tại, cuộc khủng hoảng vừa qua có thể sẽ đẩy thêm 10 triệu người vào cảnh nghèo khổ từ nay đến năm 2015. Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc sống của những người nghèo khổ ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, do các hãng tin Reuters và Tân Hoa Xã giới thiệu.
Một em bé đứng trong căn nhà tuềnh toàng - Ảnh: THX.
Trẻ em nhà nghèo chơi nhảy dây ngay trước cửa - Ảnh: Reuters.
Tri thức là điều không thể thiếu với bất kỳ ai - Ảnh: THX.
Bữa tối - Ảnh: Reuters.
Trẻ con luôn vô tư - Ảnh: THX.
Nhưng người lớn thì luôn phải động não - Ảnh: Reuters.
Một người làm thuê - Ảnh: THX.
Ngủ gục trên đường phố - Ảnh: Reuters.
Một em nhỏ trong căn nhà trống hoác - Ảnh: THX.
Ai cũng khát khao một cuộc sống no ấm, kể cả ở "thiên đường" - Ảnh: THX.
Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=345854#ixzz2ZelI9PyQ
http://www.xaluan.com/
Trước đây gia đình tôi cũng sống ở HN (Quận Ba Đình). Nhưng cuộc sống sinh hoạt ở đây quá ngột ngạt và khó chịu, chúng tôi bán nhà được 3 tỷ về quê mua đất hết 1 tỷ đồng được 5.000m2, xây nhà và đầu tư vốn làm nông nghiệp hết 2 tỷ đồng.
Tôi và vợ tôi cùng tốt nghiệp ĐH ở Viêt Nam. Trước đây, Vợ tôi đi làm cơ quan nhà nước, còn tôi làm doanh nghiệp đã trên 10 năm với tổng thu nhập của 2 vợ chồng là 20-25trđ/tháng (tương đương 10.000 USD/năm). Từ năm 2010 đến nay chúng tôi bỏ Hà Nội về quê tôi lập nghiệp.Tôi làm nông nghiệp, thu nhập chính chính hiện nay là chồng rau và chăn nuôi, nhà 2 vợ chồng 2 con 5 tuổi và 10 tuổi. Môi tháng nhập hiện nay của gia đình bình quân từ nông nghiệp là 20-25trđ (chồng rau xạch và chăn nuôi gia xúc, gà, cá ...) . Nhà cách thủ đô HN 50km. Chi phí sinh hoạt bình quân toàn gia đình là 20trđ/tháng. Bao gồm :
- Tiền ăn 4 người (rau,củ, quả, gạo và thực phẩm chính như gà, cá, lợn, chủ yếu là sản xuất được. Chỉ mua thêm gia vị, mắm muối và thực phẩm khác) : 4trđ/tháng (đồ ăn xạch và ăn thoải mái, mùa nào thức ấy)
- Tiền điện, nước sinh hoạt phí (nhà 3 tầng, diện tích sử dụng 360m đầy đủ tiện nghi trị giá 3 tỷ đồng do bán nhà HN về quê xây nhà. Nước tự lọc từ giếng đào, chỉ tính tiền điện, xà phòng, giấy vệ sinh ...) 2trđ/tháng (thắp sáng, karaoke dùng thoải mái).
- Tiền bảo hiểm nhân thọ tích luỹ cho 2 con (mức tích luỹ 200tr/ng x20 năm) : 2 triệu/tháng.
- Tiền ma chay, cưới hỏi, hội họp, sinh nhật : 2trđ/tháng.
- Tiền tích luỹ gửi ngân hàng phòng khi ốm đau, tuổi già 2 vợ chồng : 5trđ/tháng.
- Tiền học phí, mua sắm đồ dùng học sinh, hoc thêm các con : 2trđ/tháng.
- Tiền đi du lịch, nhà hàng, thăm viếng họ hàng .... : 3 trđ/tháng
Như vậy với thu nhập tương đương 10.000 USD/năm ở Việt Nam nhưng giá trị cuộc sống của tôi tương đương 10 lần sống tại Mỹ. Quan trọng là tôi được sống tại nơi tôi sinh ra, làm việc và cùng tồn tại, phát triển góp phần làm cho quê hương ngày một giàu đẹp xứng đáng vời truyền thống bao nhiêu năm xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tôi và vợ tôi cùng tốt nghiệp ĐH ở Viêt Nam. Trước đây, Vợ tôi đi làm cơ quan nhà nước, còn tôi làm doanh nghiệp đã trên 10 năm với tổng thu nhập của 2 vợ chồng là 20-25trđ/tháng (tương đương 10.000 USD/năm). Từ năm 2010 đến nay chúng tôi bỏ Hà Nội về quê tôi lập nghiệp.Tôi làm nông nghiệp, thu nhập chính chính hiện nay là chồng rau và chăn nuôi, nhà 2 vợ chồng 2 con 5 tuổi và 10 tuổi. Môi tháng nhập hiện nay của gia đình bình quân từ nông nghiệp là 20-25trđ (chồng rau xạch và chăn nuôi gia xúc, gà, cá ...) . Nhà cách thủ đô HN 50km. Chi phí sinh hoạt bình quân toàn gia đình là 20trđ/tháng. Bao gồm :
- Tiền ăn 4 người (rau,củ, quả, gạo và thực phẩm chính như gà, cá, lợn, chủ yếu là sản xuất được. Chỉ mua thêm gia vị, mắm muối và thực phẩm khác) : 4trđ/tháng (đồ ăn xạch và ăn thoải mái, mùa nào thức ấy)
- Tiền điện, nước sinh hoạt phí (nhà 3 tầng, diện tích sử dụng 360m đầy đủ tiện nghi trị giá 3 tỷ đồng do bán nhà HN về quê xây nhà. Nước tự lọc từ giếng đào, chỉ tính tiền điện, xà phòng, giấy vệ sinh ...) 2trđ/tháng (thắp sáng, karaoke dùng thoải mái).
- Tiền bảo hiểm nhân thọ tích luỹ cho 2 con (mức tích luỹ 200tr/ng x20 năm) : 2 triệu/tháng.
- Tiền ma chay, cưới hỏi, hội họp, sinh nhật : 2trđ/tháng.
- Tiền tích luỹ gửi ngân hàng phòng khi ốm đau, tuổi già 2 vợ chồng : 5trđ/tháng.
- Tiền học phí, mua sắm đồ dùng học sinh, hoc thêm các con : 2trđ/tháng.
- Tiền đi du lịch, nhà hàng, thăm viếng họ hàng .... : 3 trđ/tháng
Như vậy với thu nhập tương đương 10.000 USD/năm ở Việt Nam nhưng giá trị cuộc sống của tôi tương đương 10 lần sống tại Mỹ. Quan trọng là tôi được sống tại nơi tôi sinh ra, làm việc và cùng tồn tại, phát triển góp phần làm cho quê hương ngày một giàu đẹp xứng đáng vời truyền thống bao nhiêu năm xây dựng và bảo vệ đất nước.
không phải vì mình sính ngoại mà theo như mình thấy thì người Việt qua nước Mỹ rất nhiều, và bạn tính xem có bao nhiêu % người khi đã qua bên đó định cư quay trở lại VN sống chưa? ít lắm. ở đâu chẳng có nơi "nhếch nhác nghèo đói chưa nói xấu xí", chắc tại bạn đi chưa đúng chỗ đó thôi. ở bên đó lương có thể không cao đối với 1 số người, nhưng có phúc lợi xã hội, trợ cấp thất nghiệp. dì mình sang đó năm 2006, chỉ làm công nhân thôi nhưng mua được 1 căn nhà 7 phòng ngủ và 2 chiếc xe hơi. nếu không phải thiên đường thì tại sao người ta lại tìm mọi cách để sang đó vậy?
Sống ở Mỹ hây bất cứ nơi nào trên trái đất ai cũng đều phải làm để kiếm ăn và chi trải cho cuộc sống hằng ngày, nếu các bạn nghĩ có một nơi nào đó là thiên đường và "nằm chờ sung rụng" thì hoàn toàn sai lầm. Bản thân tôi sống và lớn lên ở Michigan, Mỹ và hiện làm việc ở Việt Nam tôi rất hiểu cuộc sống ở cả hai nước. Nếu bạn đã đến đó (Mỹ) thì bạn cũng thừa hiểu Mỹ là một đất nước có một nền kinh tế đáng khăm phục và nên hoc hỏi. Thân
Làm như cuộc sống chỉ màu hồng. Vậy giải thích giúp tình trạng thất nghiệp tại Mỹ đang gia tăng, đại bộ phận lao động đều freelance. Nói cứ như biết hết và chỉ đúng rồi thui. Vậy giải thích luôn tiền lương trung bình của Mỹ cũng chỉ có khoảng 28K. Nếu ai cũng như ông nói thì Mỹ phải là thiên đường nhey. Tui qua My chơi sao mà thấy nhếch nhác nghèo đói chưa nói xấu xí và chẳng có cái gì đáng để phải đề cao như "giấc mơ Mỹ". đầy rẫy hàng kém chất lượng, đồ xấu xí chất lượng cũng chập chờn... Nhiều cái Mỹ để lại trong tôi trong chuyến đi và nhất quyết: mấy đứa con sẽ không có đứa nào đi Mỹ du học vì ở đó văn hoá tạp nham chẳng có gì đáng nói và tiếp thu.
Xin đính chính với bạn Nguyễn Thái và các bạn. Mức thuế thấp nhất cho thu nhật thấp tại Mỹ không phải là 0% đâu, mà là ÂM. Có nghĩa là nếu thu nhập của bạn là $vài ngàn /năm và bạn có con nhỏ, sống tại nơi không có wellfare (nên thu nhập mới thấp khủng như vậy), thì sau khi khai thuế, bạn sẽ "thu thuế" vài ngàn dollard nữa.
Tất cả những so sánh dều khập khiễng. Cái chính là bạn muốn gì và chỗ nào làm bạn thấy tự do hạnh phúc.Có người thích chốn phồn hoa dô hội, có người thích rừng sâu núi thẳm, có người thích las vegas nóng nực, có người lại thích Alaska lạnh giá. Còn với tôi chỗ nào hạnh phúc không phải sống trong sợ hãi dối trá lọc lừa và được nhìn thấy những người mình yêu thương mỗi sáng thì đó là quê hương tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét