Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Phấn đấu trở thành nước có thu nhập trung bình thành công

Việt Nam: Phấn đấu trở thành nước có thu nhập trung bình thành công

Theo World Bank
Tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao tính bền vững phát triển và mở rộng cơ hội 
 Một con kênh từng rất ô nhiễm chạy xuyên qua thành phố Đồng Hới, Quảng Bình được nâng cấp với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trong một dự án do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ. Xem slideshow: Việt Nam: Trước và sau khi thực hiện dự án do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ.
Một con kênh từng rất ô nhiễm chạy xuyên qua thành phố Đồng Hới, Quảng Bình được nâng cấp với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trong một dự án do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ. Xem slideshow: Việt Nam: Trước và sau khi thực hiện dự án do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ.
Cải cách đã biến Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất 25 năm trước trở thành một nước có thu nhập trung bình (MIC) (thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 1.260 US$). Số người nghèo giảm từ 58% đầu những năm 1990 xuống còn khoảng 10% năm 2008. Theo chuẩn nghèo mới phù hợp hơn với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay thì tỉ lệ này chỉ vào khoảng 20% trong năm 2010. Việt Nam đã đạt hai trong số năm mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và hai mục tiêu tiếp theo dự tính sẽ hoàn thành năm 2015. Việt Nam là một trong những khách hàng của Ngân Hàng Thế Giới có kết quả thực hiện tốt nhất.
Thách thức
Năng lực cạnh tranh: Để chuyển đổi thành công thành một nước có thu nhập trung bình, Việt Nam cần tăng gái trị gia tăng và giảm phụ thuộc vào lao động giá rẻ. Điều này đòi hỏi mức độ kỹ năng cao hơn hiện nay của lực lượng lao động Việt Nam, mặc dù tỉ lệ nhập học tại các cấp học đều tăng. Mở rộng cơ sở hạ tầng cần được thực hiện cùng với cải thiện đáng kể về hiệu quả và chất lượng để thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng đang gia tăng, cản trở năng lực cạnh tranh.
Tính bền vững: Việt Nam là một trong 5 nước nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu,  và thiên tai gây tổn thất kinh tế khoảng 1,5% GDP hàng năm. Nhiều người nghèo sống phụ thuộc vào tài nguyên nhưng phương cách khai thác không bền vững đang đe dọa nguồn cung. Đầu tư ít vào cấp nước và vệ sinh môi trường đô thị, xử lý chất thải rắn, quản lý giao thông đã góp phần làm tăng thêm ô nhiễm.
Cơ hội: Có nhiều dấu hiệu cho thấy bất bình đẳng ngày càng tăng. Năm 2010 nhóm dân tộc thiểu số chiếm 65% (năm 2006 là 53%) trong nhóm 10% nghèo nhất. Nếu muốn tăng cường cơ hội sinh kế thì phải thay đổi hệ thống giáo dục và an sinh xã hội, cũng như nâng cấp dịch vụ công thiết yếu.
Giải pháp
Ngân Hàng Thế Giới đề ra một chương trình giúp Chính phủ xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020 tập trung vào phát triển kỹ năng, tăng cường thể chế thị trường, và phát triển hạ tầng cơ sở giúp thành công trong việc đưa Việt Nam trở thành một nước thu nhập trung bình. Ngân hàng đã sử dụng nhiều công cụ giúp Việt Nam phát triển đào tạo sau phổ thông trong đó có  loạt hỗ trợ chính sách phát triển (DPO).
Ngân hàng cũng tham gia vào ngành năng lượng thông qua nhiều công cụ khác nhau như các khoản đầu tư đi kèm tư vấn và một loạt các DPO hỗ trợ cải cách nhằm phát triển thị trường cạnh tranh khuyến khích đầu tư tư nhân vào ngành điện và thực hiện các biện pháp khuyến khích sử dụng điện hiệu quả.
Nhằm giải quyết vấn đề nghèo và bất bình đẳng, Ngân Hàng Thế Giới đã cấp vốn cho các dự án cấp nước và vệ sinh môi trường, năng lượng, đường giao thông và tăng cường sinh kế nông nghiệp.
Ngân hàng cũng áp dụng các tiếp cận đa ngành trong phát triển đô thị bền vững, thông qua cấp vốn cho các dự án cấp nước và vệ sinh môi trường, giao thông và nâng cấp hạ tầng. Ngân Hàng Thế Giới đã hỗ trợ tăng cường năng lực giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu nhằm tăng cường chuẩn bị sẵn sàng trước thảm họa và giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng đã tư vấn chính sách cấp cao về quản lý kinh tế vĩ mô, và trong loạt biện pháp hỗ trợ DPO Ngân hàng cũng đã hỗ trợ cải cách nâng cao hiệu quả và tác động phát triển thông qua công tác lựa chọn, triển khai, quản lý tài chính và theo dõi và đánh giá dự án tốt hơn.
Đời sống ngày ấy rất vất vả. Giờ thì năng suất tăng, nhờ có thêm nhiều giống mới và có hệ thống mương do nhà nước làm. Nhà tôi bây giờ có thể trồng hai, ba vụ mỗi năm. – Thạch Thị Thanh, Một nông dân ở Trà Vinh
Kết quả
Tại thời điểm tháng 1/2013 Việt Nam đã vay tổng cộng 14 tỉ US$ vốn IDA và đạt được kết quả nổi bật trong nhiều lĩnh vực.
Điện khí hóa nông thôn: Năm 1998 tỉ lệ hộ nông dân có điện dưới 50%. Với vốn vay IDAđược cấp từ năm 2000, cho đến 2011 tỉ lệ hộ nông thôn có điện là 97%, góp phần nâng cao đáng kể đời sống nông thôn, trong đó phải kể đến tác động nâng cao năng suất nông nghiệp và giúp trẻ em có đèn học bài ban đêm.
- Giao thông nông thôn: Dự án Giao thông nông thôn 3 cấp vốn cho 33 tỉnh; số dân sống trong khu vực 2 km cách đường giao thông chịu được mọi loại thời tiết (kể cả các cộng đồng thiệt thòi tại vùng sâu vùng xa) đã tăng từ 76% (2006) lên 84% (2010), và thời gian đi đến trường và chợ đã giảm 8% trong cùng thời kỳ.
- An toàn giao thông: Với khoản tín dụng An toàn giao thông, một chương trình quốc gia về nâng cao nhận thức an toàn giao thông công cộng được triển khai tập trung phòng tránh lái xe khi say rượu, tuân thủ qui định về tốc độ và sử dụng mũ bảo hiểm chất lượng cao; chương trình cũng được hỗ trợ thêm bởi các hình phạt vi pham giao thông đi kèm. Trong giai đoạn 2004 – 2012, trên hành lang minh họa dự án, tỉ lệ tai nạn đã giảm từ 39 xuống còn 25 trên 100 triệu phương tiện-km và tỉ lệ tử vong đã giảm từ 13 xuống còn 5,1 trên 100 triệu phương tiện-km.
Tín dụng nông thôn: Từ 2009 đến 2011, trong giai đoạn thực hiện khoản tín dụng Tài chính nông thôn lần 3, 86% số hộ được phỏng vấn cho biết thu nhập hàng năm đã tăng trên 290 US$ và khoảng 58% các doanh nghiệp khảo sát cho biết lợi nhuận hàng năm tăng trên 12.000 US$. Tại thời điểm năm 2012, một nửa số người vay tín dụng vi mô là phụ nữ.
– Bình đẳng giới về quyền sử dụng đất: Trong quá trình thực hiện khoản tín dụng Quản lý đất đai (2008-2012) đã cấp được gần 700.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kể cả đối với đồng bào dân tộc.
- Cấp nước và vệ sinh môi trường: Từ năm 2001 đến 2012 dự án Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh đã tác động mang tính chuyển đổi lên bộ mặt thành phố lớn nhất nước, giúp giảm nguy cơ ngập lụt cho 88.000 hộ và 265.800 hộ khác được kết nối với hệ thống nước thải.
- Giảm nghèo tại vùng sâu vùng xa: khoản tín dụng Giảm nghèo vùng núi phía Bắc đã giúp đỡ 365 cộng đồng nông thôn với  dân số ước tính khoảng 1 triệu người, trong đó 980.000 là dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn dự án (2002-2007), 80% số xã đã có hệ thống thủy lợi, trạm y tế xã đã được xây dựng phục vụ 75.000 hộ và trường tiểu học cũng được xây dựng phục vụ 47.000 hộ khác.
- Y tế: Với khoản tín dụng Trung tâm truyền máu cấp vùng thực hiện tại 33 tỉnh, Việt Nam đã có thể cung cấp nhiều máu hơn (tăng từ 60.500 đơn vị lên 250.000 đơn vị trong giai đoạn 2002-2009) và nâng cao chất lượng máu (không bị nhiễm vi rút HIV/AIDS) thông qua một hệ thống truyền máu hiện đại. Khoản tín dụng Hỗ trợ y tế vùng đồng bằng sông Cửu Longđã tác động đến 2 triệu người; trong khoảng thời gian 2008-2011 bảo hiểm y tế cho đối tượng cận nghèo đã tăng từ 7% lên 65% và mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với cơ sở y tế tăng từ 52% lên 83%.
- Hiện đại hóa ngân hàng: Trong khoảng thời gian 2005-2011, khoản tín dụng Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán lần 2 đã nâng cao tốc độ và độ tin cậy hệ thống thanh toán liên ngân hàng, tốc độ tăng lên giúp làm giảm thời gian thanh toán từ hai tuần xuống còn trong ngày; giao dịch tăng chóng mặt với tốc độ 646%, và các ngân hàng đã có thể thực hiện chuyển khoản cho khách trong vòng vài phút thay vì vài ngày như trước đây.
Con tôi được đi đường tốt hơn đến trường, và tôi đi chợ bán hàng cũng dễ hơn và nhanh hơn. – Sùng Dí, một phụ nữ ở tỉnh miền núi Lào Cai
Đóng góp của Ngân Hàng Thế Giới
Việt Nam là khách hàng vay vốn IDA lớn thứ hai trên thế giới. Kể từ khi Việt Nam trở thành nước vay hỗn hợp từ 2010 cho đến năm tài chính 2012, Việt Nam đã vay tổng cộng 1,87 tỉ US$ vốn IBRD và 3,76 tỉ US$ vốn IDA, trung bình mỗi năm 1,875 tỉ US$. Tại thời điểm ngày 1/1/2013 có 46 dự án và khoản tín dụng hỗ trợ chính sách phát triển vởi tổng trị giá cam kết ròng là 6,15 tỉ US$ vốn IDA và 1,87 tỉ US$ vốn IBRD. Ngày 31/1/2013 IFC đã cam kết cấp 791 triệu US$ cho ngành tài chính, bảo hiểm (63%) và vận tải và kho bãi (15%) và MIGA cũng đang tài trợ một khoản tín dụng hạ tầng cơ sở khác.
 
Đối tác
Ngân Hàng Thế Giới và chính phủ hợp tác với nhiều đối tác phát triển. Diễn đàn đối tác cao cấp nhất là hội nghị tư vấn nhóm họp nửa năm một lần với sự tham gia của các đối tác đa phương và song phương và các tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế. Nay Việt Nam đã trở thành một nước thu nhập trung bình nhóm dưới nên phương thức hợp tác đã thay đổi và sẽ nhóm họp diễn đàn chính sách phát triển cấp cao mỗi năm một lần và không tập trung vào kêu gọi vốn nữa.
Ngân Hàng Thế Giới là một thành viên tích cực trong nhóm 6 ngân hàng gồm Ngân hàng phát triển Á châu (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật (JICA), Ngân hàng tái thiết Đức (KfW), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), và Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn quốc (KEXIM). Nhóm ngân hàng tư vấn Chính phủ về các biện pháp cải cách mua sắm công, quản lý tài chính, và đánh giá tác động môi trường xã hội.
Con đường phía trước
Ngân Hàng Thế Giới sẽ tập trung chiến lược hơn nữa giải quyết các hạn chế về năng lực cạnh tranh thông qua:
I. Một khoản vay chính sách hỗ trợ quản lý kinh tế và cạnh tranh, được hỗ trợ bởi các phân tích và nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước và khu vực tài chính;
II. Dự án Tăng cường sáng tạo thông qua nghiên cứu, các dự án khoa học, công nghệ với mục đích phát triển khoa học công nghệ hữu hiệu hơn nữa; và
III. Giải quyết các hạn chế trong quá trình tạo giá trị gia tăng; Ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ cải cách đào tạo sau phổ thông và sẽ ra một báo cáo chính với tựa đề “Lao động có trình độ vì một Việt Nam trong nhóm thu nhập trung bình”, và hiện nay một sáng kiến hỗn hợp Ngân Hàng Thế Giới-IFC đang lên kế hoạch trả lời câu hỏi về lỗ hổng trong chuỗi cung ứng nông nghiệp.
Các khoản cho vay trong kế hoạch hoặc mới được duyệt gần đây về tính bền vững bao gồm các dự án quản lý hiểm họa tự nhiên và quản lý ô nhiễm công nghiệp, và hỗ trợ ngân sách về biến đổi khí hậu.
Ngân hàng Thế giới cũng áp dụng cách tiếp cận hệ thống hơn nhằm đạt hiệu quả cao hơn tăng cường cơ hội và quản trị thông qua
I. Hỗ trợ đầu tư vào hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
II. Hỗ trợ “Cho vay dựa trên kết quả” (P4R) cho chương trình mục tiêu quốc gia về cấp nước và vệ sinh;
III. Phân tích chương trình phục vụ tham gia theo cách bền vững hơn vào các chủ đề giảm nghèo, giới và quản trị;
IV. Lồng ghép vấn đề giới và quản trị vào trong thiết kế tất cả các hoạt động mới; và
V. Các hoạt động cho vay và phân tích tăng cường tiếp cận cho các vùng nông thôn và khó khăn và giúp họ tham gia nhiều hơn vào nền kinh tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét