Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Miến Điện và vị trí địa lý chính trị

Miến Điện và vị trí địa lý chính trị
Việc Miến Điện mở cửa có thể thay đổi bộ mặt phần còn lại của Châu Á
Ở vùng ngoại ô phía bắc thành phố Yangon, nơi từng là mảnh đất của các nhà máy công nghiệp nuôi sống nền kinh tế của Myanmar, giờ đây chỉ còn là một đống hoang tàn. Sau hàng thập kỷ bị cấm vận và khả năng quản lý kinh tế yếu kém, nơi đây giờ chỉ còn lại một số nhà máy liêu xiêu. Nhưng ở giữa đống đổ nát này đang có những dấu hiệu cho một sức sống mới, không chỉ đối với Miến Điện mà còn đối với toàn bộ phần còn lại của khu vực châu Á. Gần cổng Trung tâm Công nghệ cao Mingaladon vừa mọc lên hai nhà máy được sở hữu bởi Nhật Bản. Một trong hai nhà máy này chính là May mặc Famoso, hứa hẹn một tương lai sáng lạn cho Miến Điện và châu Á.

Được sở hữu bởi tập đoàn Daiei Ready Made Clothes Corporation có trụ sở tại Nagoya, Nhật Bản, Famoso đã được thiết lập tại Yangon vào năm 2002 dưới hình thức một nhà máy nhỏ chuyên sản xuất đồ vest cho đàn ông và chỉ phục vụ thị trường người Nhật sống tại đây. Công ty mẹ chủ yếu thực hiện phần lớn công việc tại Trung Quốc, nơi họ thuê hàng ngàn công nhân địa phương giá rẻ vào làm việc tại ba nhà máy lớn. Nhưng ba năm trước hai trong số ba nhà máy này đã đóng cửa và nhà máy tại Yangon đã được xây dựng lại với mức chi phí 7 triệu USD và trở thành một trong những đầu mối mới tại châu Á của công ty. Nhà máy còn lại của Famoso tại Trung Quốc sẽ đóng cửa trong vòng một năm tới và số lượng sản phẩm được sản xuất tại Yangon sẽ tăng lên gấp ba, từ 170 ngìn bộ vest mỗi năm lên tới con số nửa triệu vest mỗi năm.

Lý do cho sự chuyển dịch được ông Kazuto – Giám đốc điều hành của Famoso đưa ra khá đơn giản, đó là vì tại Trung Quốc hiện giờ giá thành nhân công lên rất cao. Tại Miến Điện, công ty của ông chỉ phải trả cho công nhân khoảng 100 USD mỗi tháng, bằng một phần tư so với con số đang tiếp tục tăng lên tại Trung Quốc. Hơn nữa, Famoso đang được hương nhiều lợi thế từ những hệ quả quan trọng nhất sau cuộc cải cách chính trị tại Miến Điện: kết thúc lệnh cấm vận của châu Âu đối với nước này và đặc biệt là cấm vận xuất khẩu. Famoso hiện đang sản xuất những bộ vest đầu tiên cho hãng thời trang Marks & Spencer của Vương quốc Anh, và số hàng này sẵn sàng vận chuyển ngay trong tháng Bảy tới đây. Famoso thậm chí còn nộp đơn xin phép quyền tự bán các bộ vest của họ ngay tại Miến Điện lần đầu tiên trong năm nay. Ông Kazuto cho biết hiện càng ngày càng có nhiều các chính trị gia tại thủ đô Naypyidaw có nhu cầu mặc những bộ vest kiểu tây.

Famoso có sự hậu thuẫn tuyệt đối của chính phủ Nhật Bản. Thủ tướng mới nhậm chức, Shinzo Abe, đã xác định Đông Nam Á, và cụ thể là Miến Điện, chính là nơi các sản phẩm có thể được sản xuất với giá rẻ và đây cũng là nền thị trường mới có thể giúp thổi luồng sinh khi mới cho nền kinh tế Nhật. Nhật Bản hiện đã xóa bỏ hàng tỷ USD nợ cho Miến Điện và đang đầu tư rất nhiều vào nước này. Một trong các dự án đầu tư của Nhật bao gồm xây dựng một cảng lớn, một phần của Khu vực kinh tế đặc biệt Thilawa nằm ở phía nam thành phố Yangon, nhằm thay thế cơ sở vật chất cũ và rỉ sét của cố đô này. Dự án này tiêu tốn khoảng 20 tỉ Yên (200 triệu USD) trong giai đoạn đầu và sẽ được lấy từ ngân sách hỗ trợ nước ngoài của Nhật. Và nếu điều này nghe có vẻ quá ‘thân Tàu’, thì Nhật Bản sẽ chi khoảng 14 tỉ Yên nữa để giúp Miến Điện sửa chữa hệ thống cung cấp điện ở Yangon và thêm 20 tỉ Yên nữa trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng khác xuyên khắp quốc gia này. Sự kết hợp giữa giá thành nhân công rẻ, nguồn cung ứng dồi dào của lực lượng lao động, và khả năng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và châu Âu sẽ đồng nghĩa với việc nhiều Famoso sẽ được xây dựng tại Miến Điện.

Nước cờ của Nhật Bản nhằm chiếm lợi thế nhanh chóng từ việc cải cách chính trị ở Miến Điện không hề gây ngạc nhiên chút nào. Mối quan hệ giữa hai nước tốt hơn nhiều so với mối quan hệ giữa Miến Điện với châu Âu và Hoa Kỳ, dù cho vẫn còn một số lệnh cấm vận chưa được gỡ bỏ. Các quốc gia châu Á khác đã không ngừng đầu tư vào Miến Điện và giờ là lúc họ hưởng các thành quả. Dọc bờ biển của Miến Điện, tất cả các nền kinh tế lớn của châu Á đang mở những tuyến đường giao thương mới nhằm vươn tới những phần đã bị bỏ qua. Các kết quả có thể biến đổi cả châu lục này. Vị trí địa lý của Miến Điện, ôm quanh Vịnh Bengal nằm giữa hai siêu cường của châu Á –Trung Quốc và Ấn Độ, thực sự là lợi thế quan trọng nhất của nước này.

Vị trí địa lý – nhân tố quyết định

Ví dụ, Thái Lan chính là nhà đầu tư lớn thứ hai vào Miến Điện sau Trung Quốc hiện đang đi đầu với một phiên bản Thilawa lớn hơn tại Dawei, nằm trên bờ biển Tenasserim của Miến Điện. Cảng biển sâu, nằm liền với khu vực công nghiệp và những con đường nối liền chúng với thành phố Bangkok ở xa 300 km sẽ tiêu tốn khoảng 8.5 tỉ USD. Những nhà cầm quyền Thái Lan đã bông đùa hàng thế kỷ qua về việc xây dựng một kênh đào qua Kra Isthmus nhằm nối liền Vịnh Thái Lan với biển Andaman và biển Ấn Độ nhằm tránh lộ trình đi vòng qua Malaysia dọc theo eo biển Malacca. Ít nhất Dawei sẽ giúp Thái Lan với đường nối trên.
Những kế hoạch lớn nhằm cải thiện các con đường nối thẳng từ Bangkok tới Cambodia và Việt Nam cũng sẽ giúp các nước này tránh khỏi con đường vòng chán ngán quanh Malaysia và cho phép họ vận chuyển hàng từ Dawei thẳng tới châu Âu. Việc này có thể thay đổi sâu sắc tình hình địa kinh tế của khu vực Đông Nam Á, giảm thiểu rất nhiều tầm quan trọng của các điểm trung chuyển hàng hóa tại Malaysia và Singapore. Thilawa cũng sẽ giúp cho các công ty như Famoso dễ truy cập trực tiếp vào thị trường châu Âu.

Đối với phía tây, chính phủ Ấn Độ cũng có những kế hoạch lớn nhằm xúc tiến chiến lược “hướng đông” có từ lâu đời của họ. Họ sẵn sàng bỏ 100 triệu USD vào việc cải thiện cảng biển cũ Sittwe nằm trên cửa sông Kaladan tại bang Rakhine. Những chiếc tàu chở hàng lớn có thể neo đậu tại đây và chất hàng lên những chiếc xà lan lớn di chuyển khoảng 225km ngược sông Kaladan trước khi chuyển hàng lên các xe tải và chở vào Ấn Độ. Người dân Ấn Độ hi vọng dự án này sẽ giúp mở rộng bảy bang phía Đông Bắc của họ và là nơi ở của khoảng 40 triệu người. Họ chính là những khu vực nghèo nhất của Ấn Độ, một phần bởi vì việc khó đi lại vào trong khu vực trung tâm của Ấn Độ qua con đường hẹp nằm giữa Bangladesh và Bhutan được biết với cái tên “cổ gà”. Sự cải thiện này sẽ giúp cho việc chở hàng dễ dàng hơn rất nhiều trên tuyền đường Kaladan mới từ Kolkata tới Mizoram so với việc đi theo đường bộ từ Ấn Độ lên tới phía đỉnh trên của Bangladesh.

Chính phủ Ấn Độ cũng sẽ làm việc trên tuyến đường nối qua Manipur tới Miến Điện, mở ra con đường trên bộ mới nối tới Trung Quốc và Thái Lan. Phần nằm bên Thái Lan chính là một dự án đầy tham vọng có tên là “Cao lộ Trilateral”, với việc nối liền giao thông từ Imphal xuống biên giới Mae Sot của Thái Lan và cắt ngang Dawei. Ấn Độ đang lên kế hoạch nâng cấp các trạm kiểm soát cũ và yếu kém hiện tại dọc biên giới Manipur với Miến Điện, Morreh, thành một “Cửa mới ra Đông Nam Á.” Bản thân Ấn Độ đã xây dựng lại 148 km đường bên trong Miến Điện như một phần của dự án này và sẵn sàng làm nhiều hơn thế.

D.S. Poonia – tổng thư ký cho chính phủ bang Manipur tại Imphal nghèo nàn, chờ đời nguồn đầu tư và những công việc sẽ tới kèm với những huyết mạch kinh thương mại mới này. Người láng giềng Bangladesh cũng đang nhắm tới các cơ hội đến từ cảng biển Sittwe. Tổng Lãnh sự của Bangladesh tại Sittwe, Mahbubur Rahman, cho biết các công ty nước này muốn tận dụng lượng lao động và đất đai rẻ tại đây để xây dựng các nhà máy may mặc và sản xuất thuốc.

Trung Quốc từ lâu đã là nhà đầu tư lớn nhất vào Miến Điện, hiện đang thực hiện các đại dự án của họ. Một trong số những dự án quan trọng nhất là hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt mới cắt dọc ngang Miến Điện, bắt đầu từ một trạm mới tại Kyaukphyu, ngay phía dưới Sittwe, lên tới Mandalay và sau đó đi tới biên giới Trung Quốc tại thị trấn Ruili và rồi Kunming, thủ phủ của Yunnan. Việc này sẽ tiết kiệm cho Trung Quốc khỏi việc chuyển dầu từ châu Phi qua Trung Đông và qua cổ chai quanh Singapore.
Trung Quốc cũng đã và đang sử dụng Miến Điện để mở tỉnh Yunnan riêng của họ. Thị trấn sầm uất Ruilli đã trở thành thánh địa Mecca cho những doanh nhân Trung Quốc muốn mua ngọc bích Miến Điện, được xem là hảo hạng nhất thế giới (đồng thời rất may mắn). Hàng ngàn cửa hàng bán những viên ngọc bích được xem như những món đồ mang lại may mắn với mọi loại kích cỡ và hình dáng. Phần lớn những mỏ ngọc bích tại bang Kachin là do các tướng người Miến sở hữu và những tập đoàn thân hữu của họ với số lượng giao dịch rất lớn vào Trung Quốc. Những công nhân nhận các trả lương ít ỏi tại Kachin cảm thấy như họ bị gạt ra bên ngoài xã hội.
Trung Quốc muốn biến Yunna thành một địa điểm du lịch nội địa lớn nhất và đã xây dựng một sân bay lớn tại Kunming. Nhiều du khách Trung Quốc không muốn tới Miến Điện bởi vì họ cho rằng nước này bẩn và nguy hiểm, nhưng họ có thể thăm quan những khu vực tái tạo các danh lam chính của Miến Điện một cách an toàn tại phía Ruilli ngay biên giới.

Một vài lo lắng rằng quá nhiều sức mạnh vội vã đầu tư vào một đất nước chưa phát triển và khá nhỏ bé có thể mang lại nhiều vấn đề. Những nhà tư tưởng tại Bắc Kinh bực bội vị những tham vọng của Hoa Kỳ đổ vào Miến Điện và những cuộc thâm nhập của Nhật Bản vào nước này. Những nhà chiến lược tại Delhi ngờ ngại rằng liệu những nhà máy mới của Trung Quốc tại bờ biển Miến Điện có thể dẫn tới chiến lược nhằm bao vay Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã trách Trung Quốc về việc cung cấp vũ khí và chỗ trú ngụ cho một số nhóm chống đối nhằm ly khai vùng Đông Bắc Ấn Độ hàng thập kỷ nay. Những xung đột này đã dẫn tới sự nghèo đói và thoát ly và có thể làm cho nổ lực nối lại các cuộc đàm phán khó diễn ra. Tướng John Mukherjee, cựu chánh văn phòng phụ trách Miền Đông Ấn Độ, cho biết thẳng thắn rằng nhiều lực lượng của Ấn Độ nằm ở vùng Đông Bắc “chỉ có nhiệm vụ là quan sát nhất cử nhất động của Trung Quốc và luyện tập để chống lại Trung Quốc mà thôi”.
Nào, làm bạn nhé!

Tuy nhiên rên thực tế, những lo lắng này có vẻ hơi thái quá. Thực vậy, nhiều dự án hiện tại đã được hình thành xuyên suốt Miến Điện và đã cho thấy Miến Điện đã bị nằm trong các mạng lưới châu Á mù mờ của

Ấn Độ và Trung Quốc. BCIM (viết tắt của Bangladesh, China, India và Myanmar), một nhóm được thành lập chủ yếu dưới sự khởi xướng của Trung Quốc vào năm 1999, đã tổ chức các cuộc hội đàm và hội thảo chuyên đề và đã thúc đẩy ý tưởng về một khu vực kinh tế tập trung ở vung Yunnan, Đông Bắc Ấn Độ, Miến Điện và Bangladesh. Không phải vì Miến Điện đã nổi lên từ sự tách biệt của họ mà những ý tưởng kiểu đó giờ khó mà trở thành hiện thực. Đầu năm nay, BCIM đã tổ chức một cuộc tập xe kéo dài hơn 3000 km từ Kolkata tới Kunming, đi ngang qua Dhaka, Imphal và Miến Điện trong nổ lực nhằm khơi gợi niềm tin vào một cao lộ xuyên Châu Á mới.

Tóm lại, sự mở cửa Miến Điện đơn giản không chỉ khiến các sức mạnh của châu Á xích lại gần nhau mà còn có thể làm cho họ rời xa nhau. Về phần mình, chính phủ Miến Điện sẽ rất lấy làm hài lòng khi được hợp tác với nhiều nước nhằm phân tán sự rủi ro của họ và kết thúc sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc.
Theo The Economist
Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét