Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Làng nghề truyền thống dần bị ‘Tàu hóa’

Làng nghề truyền thống dần bị ‘Tàu hóa’
Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê - Bắc Ninh tràn ngập những biển hiệu mang dòng chữ Trung Quốc. Đi dọc đường làng khó có thể nhận ra đây là một làng nghề truyền thống của Việt Nam.
Biển hiệu chữ Trung Quốc phủ khắp Hạ Long / Lụa Vạn Phúc thoi thóp trước hàng TQ
Công ty vận tải của người Trung Quốc đặt tại làng nghề
Phù Khê chỉ là một địa phương khác giờ đây người Trung Quốc không chỉ ra vào như mắc cửi mà còn sinh hoạt lâu dài tại đây. Làm ăn với người nước ngoài, dùng tiếng của họ cũng là sự thường. Như Nha Trang trước đây các điểm du lịch đều có biển du lịch tiếng Nga, hay các sân bay phải có bảng hiệu tiếng Anh đi kèm là chuyện dễ hiểu. 
Cũng sẽ chẳng có gì đáng nói về chuyện phố tàu nếu liên tục gần đây không xảy ra quá nhiều chuyện người Trung Quốc gây sự với dân địa phương, kinh doanh kiểu xã hội đen hay bày trò phun độc vào cây trái ngay trên chính lãnh thổ Việt Nam. Và cũng không ai nói gì nếu như làng Phù Khê không bị pha tạp, mai một nghề truyền thống, như phản ánh của báo Khám phá dưới đây.

“Nghĩa Lập bánh đúc cháo kê
Tiến Bào nung ngói, Phù Khê chạm rồng”
Làng Phù Khê đã có nghề gỗ mỹ nghệ trên 200 năm và là một trong những làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh.

Đi dọc con đường làng vào thôn Đông và Phù Khê Thượng (Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh), những tấm biển hiệu tràn ngập tiếng Trung xen giữa tiếng Việt, thậm chí chỉ có tiếng Trung tràn ngập từ các xưởng sản xuất gỗ, công ty vận tải đến hàng ăn, nhà nghỉ.

Theo những người dân ở Phù Khê cho biết: toàn bộ các cửa hàng đồ gỗ tại Phù Khê đều do người Việt làm chủ, nhiều người Trung Quốc thuê lại nhà nghỉ, cửa hàng để kinh doanh dịch vụ cho người Trung Quốc.

Chị Cúc chủ một cửa hàng đồ gỗ cho biết: Toàn bộ sản phẩm làm ra đều được người Trung Quốc đến tận nơi thu mua nên biển hiệu cũng phải có tiếng Trung để họ dễ nhận biết mà tìm đến. Hồi mới mở cửa hàng, tôi nhờ một người giỏi tiếng Trung trong làng dịch hộ rồi đem lên thị xã đặt làm.



Biển hiệu tiếng Trung xen tiếng Việt

Anh Luân, chủ một xưởng sản xuất cho biết: khoảng từ năm 2000, người Trung Quốc đã về Phù Khê mua đồ gỗ. Càng ngày người Trung Quốc đổ về đây càng đông. Phần lớn họ không biết tiếng Việt nên các biển hiệu đều viết thêm cả tiếng Trung.



Biển quảng cáo dạy tiếng Trung Quốc tại làng nghề

Theo Phó chủ tịch UBND xã Phù Khê: các sản phẩm của làng nghề làm từ gỗ quý, chất lượng cao chủ yếu xuất đi Trung Quốc.



Nhiều biển hiệu chỉ dùng tiếng Trung Quốc nhưng cũng không hề bị nhắc nhở, kiểm tra

Nguyễn Ngọc Khương, Phó chủ tịch UBND xã Phù Khê cho biết: Tại xã thường có 100 người Trung Quốc tạm trú. Họ về đây mua đồ gỗ rồi vận chuyển về nước. Một số người Trung Quốc cũng mở các dịch vụ như cửa hàng tạp hóa, nhà nghỉ, quán ăn... phục vụ người nước họ.
Việc buôn bán với người Trung Quốc sẽ giúp người dân tại Phù Khê phát triển về kinh tế. Nhưng điều này tỷ lệ thuận với sự mai một của làng nghề.

Theo khampha.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét