Giữa chợ Đông Ba, tình cờ chứng kiến cảnh hai chị người Huế xích mích gì đó, đứng chửi nhau giữa chợ. Tuy nghe không hiểu gì, nhưng thấy các chị chửi mà nghe như đang... hát
Văn hoá chửi made in Huế.
Chửi, nói năng hồ đồ, tất nhiên không phải là một hành vi văn hóa. Nhưng dưới cái nhìn xã hội học về sự tồn tại của hành vi chửi thì lại có một thú văn hóa... chửi. Vì chửi tồn tại hầu hết ở các nền văn minh cổ kim. Ở mỗi vùng, địa phương, dân tộc có một cách chửi khác nhau. Sắc thái và cấp độ nặng nhẹ của chửi thường thuộc về quan niệm. Cách chửi của miền Bắc khác cách chửi của miền Trung, miền Nam. Đây là cái khác của những thành tố như lối sống, tập quán và ngôn ngữ địa phương .v.v...Có lần ở đội bóng Thừa Thiên Huế, các cầu thủ đã dạy cho các đồng nghiệp người Camơrun nói “cảm ơn” tiếng Huế là “mả cha mi”. Và cầu thủ này cứ cảm ơn mọi người bằng câu “mả cha mi” cho đến khi biết là mình bị đồng nghiệp chơi xỏ. Đây có thể chỉ là một giai thoại nhưng giai thoại này đã phản ánh bản chất giàu văn hóa của chửi kiểu Huế.
Chửi kiểu Huế có cái hay riêng của nó. Trước hết là cái hay của giai điệu. Nghe những câu chửi đại loại như “mả cha mi”, “đồ mi là đồ mi phá, ba mi về là ba mi la”... quả là nghe như hát. Nếu một người ngoại quốc nghe một mệ Huế chửi thì rất có thể nhầm là mệ đang hát một làn điệu dân ca với những nốt nhạc hiện đại đồ rê mi pha son.
Hay về giai điệu, chất nhạc, chửi kiểu Huế còn rất mực văn hóa ở nội dung chửi. Không có kiểu chửi chì chiết, tiếng bấc tiếng chì nặng nhẹ, riết róng, thóa mạ, mà chủ yếu là chửi yêu chửi nịnh, chửi lúc này là tỏ tình thương yêu. Một câu chửi như “mả cha mi” người nghe còn hình dung kèm theo tiếng chửi là một cái bẹo má. Hay người mẹ Huế chửi con “mi là đồ con tinh”, “đồ con tinh le le”, là nói zậy mà không phải zậy.
Có lẽ lời chửi có nội dung nặng ký nhất của xứ Huế là “đồ vô hậu”. Điều này xuất phát từ sự chịu ảnh hưởng lâu đời của đạo Nho, xem không có con nối dõi là bất hiếu. Vì vậy khi người Huế chửi ai đó là “đồ vô hậu”, là chửi vỗ mặt, chửi đến cùng. Nhưng chữ “vô hậu” còn có nghĩa rộng của nó chứ không chỉ dừng lại ở nghĩa hẹp không có con nối dõi. “Vô hậu” còn là không có tương lai (như ở chữ mai hậu - mai sau, là tương lai).
Chửi “mắng yêu” là một trong những sắc thái khá đặc sắc của văn hóa chửi kiểu Huế. Vì vậy rất khó diễn đạt trên giấy mà phải là trong ngữ dụng của nó mới có thể hiểu hết các sắc thái nghĩa của một câu chửi cụ thể. Khó có thể mô tả lại câu chửi “à cái mặt coi hay chưa tề” nếu như không được nghe từ một hoàn cảnh nhất định. Con gái Huế thường chửi hay hơn con trai, đàn bà chửi hay hơn đàn ông, người già chửi hay hơn người trẻ, nông thôn chửi hay hơn thành thị...
Cái hay hơn ở đây là vốn từ để chửi phong phú hơn và cách chửi dễ chịu hơn. Từng là cái nôi của trung tâm văn hóa, người Huế thích ăn nói văn hoa, sử dụng nhiều từ Hán Việt cho nên chửi kiểu Huế cũng nằm trong tầm ảnh hưởng này. Một kẻ đa nghi sẽ bị chửi là “đồ đa nghi như Tào Tháo”. Có biết nhân vật Tào Tháo trong Tam Quốc Chí thì mới hiểu được nghĩa của lời chửi. Cách dùng các điển cố, điển tích trong nội dung chửi đã làm nhẹ đi sắc thái đụng chạm của lời chửi, đó là một cách “chửi vòng” rất văn hóa mang đặc trưng kiểu Huế. Đại loại ta chửi mà mi không biết, thâm sâu đó mà nhẹ nhàng, không gây hấn, thúc bách đẩy người bị chửi đi đến chỗ nổi cục nổi hòn, xô xát làm hư việc.
Câu chửi của người Huế thường hay bắt đầu từ chữ “đồ” như một tiếp đầu ngữ. Tính chất định tính chứ không phải là định lượng của chữ “đồ” làm người bị chửi “hoang mang” một cách dễ chịu. Có thể hiểu câu chửi nặng sau đây “mi là đồ chó”, nghĩa là “đồ chó” chứ không phải là “chó”. Dường như ở một số vùng của miền Trung cũng có kiểu chửi này nhưng không đặc trưng như ở Huế.
Dù muốn hay không thì hành vi chửi vẫn cứ tồn tại một khi còn có con người. Vì vậy tìm một nét văn hóa trong hành vi chửi kiểu Huế chính là để nhận thức sâu hơn điều gì ở nền tảng văn hóa đã tác động đến hành vi đó, làm cho chửi trở thành một lời mắng yêu. Tức tối đó mà dịu dàng đó, chửi mà không mạ lỵ, tục mà thanh tao, Và nếu chửi là một lời mắng yêu, lời khen phi văn bản thì tại sao chúng ta lại không mong ước được nghe chửi suốt ngày?
http://taoxanh.net/forum/showthread.php?10226-V%C4%83n-ho%C3%A1-ch%E1%BB%ADi-made-in-Hu%E1%BA%BF
Câu chửi của người Huế thường hay bắt đầu từ chữ “đồ” như một tiếp đầu ngữ. Tính chất định tính chứ không phải là định lượng của chữ “đồ” làm người bị chửi “hoang mang” một cách dễ chịu. Có thể hiểu câu chửi nặng sau đây “mi là đồ chó”, nghĩa là “đồ chó” chứ không phải là “chó”. Dường như ở một số vùng của miền Trung cũng có kiểu chửi này nhưng không đặc trưng như ở Huế.
Dù muốn hay không thì hành vi chửi vẫn cứ tồn tại một khi còn có con người. Vì vậy tìm một nét văn hóa trong hành vi chửi kiểu Huế chính là để nhận thức sâu hơn điều gì ở nền tảng văn hóa đã tác động đến hành vi đó, làm cho chửi trở thành một lời mắng yêu. Tức tối đó mà dịu dàng đó, chửi mà không mạ lỵ, tục mà thanh tao, Và nếu chửi là một lời mắng yêu, lời khen phi văn bản thì tại sao chúng ta lại không mong ước được nghe chửi suốt ngày?
http://taoxanh.net/forum/showthread.php?10226-V%C4%83n-ho%C3%A1-ch%E1%BB%ADi-made-in-Hu%E1%BA%BF
… Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng… Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bây ăn chi mà ác nhơn ác nghiệp? Bây ăn bằng nồi đồng, bây ăn bằng nồi đất, bây ăn lật đật, bây ăn ban đêm. Bây ăn cho chồng bây sợ, cho con bây kinh, bây ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm. Bây ăn mần răng mà hết một chục rưỡi con gà?”
… Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng… Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, vô hậu kế đợi đã ăn của tau 4 tỷ rưỡi đô la. Bây ăn chi mà ác nhơn ác nghiệp? Bây ăn bằng Hoa sen, bây ăn bằng tàu bãi rác, nhà máy điện bãi rác, bây ăn lật đật, bây ăn cả ngày lẫn đêm. Bây ăn cho vợ (chồng) bây xài, cho con bây phá, bây ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm. Bây ăn mần răng mà hết bốn tỷ rưỡi đô la?
“Cao tằng tổ đĩ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đường xếp hàng đi xuống, bây giờ hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chống tai lên cho rõ, chống cửa ngỏ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chửi đây này: Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bây rung rinh như thuyền mành gặp sóng, tau nín như nín địt, tao dập như dập cứt mà bay cứ bươi ra, bay chọc cho tau chửi. Tao chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bây ăn chi mà ăn ác nhơn ác nghiệp. Bây ăn bằng nồi đồng, bây ăn bằng nồi đất, bay ăn lật đật, bây ăn ban đêm, bữa túi. Bây ăn cho chồng bây sợ, cho con bây kinh, bây ăn cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ cái quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm, trời đánh thánh vật. Bây ăn mần răng mà hết một chục rưỡi con gà?”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét