Đánh thức “tiên nữ” khám phá báu vật kỳ lạ chưa từng thấy
Sau hàng triệu năm như nàng tiên nữ ngủ vùi trong những cánh rừng sâu bí ẩn, hang Sơn Đoòng, một tuyệt tác thiên nhiên vô giá ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, sắp được đưa vào khai thác du lịchĐược công nhận là hang lớn nhất thế giới từ cuối năm 2009 nhưng đến nay, Sơn Đoòng vẫn là một ẩn số với nhiều người, trừ những nhà thám hiểm của Hiệp hội Khám phá hang động Hoàng gia Anh. Giờ thì tỉnh Quảng Bình không muốn để “tiên nữ” này ngủ lâu thêm nữa bởi Sơn Đoòng là tài sản thiên nhiên vô giá mà tạo hóa ban tặng cho tất cả người dân Việt Nam.
Cảnh thần tiên trong hang Sơn Đoòng -
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Khám phá báu vật
Năm 2009, một người đi rừng vốn là nông dân chân lấm tay bùn ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch – Quảng Bình tình nguyện làm hoa tiêu dẫn đường cho Hiệp hội Khám phá hang động Hoàng gia Anh lần tìm dấu vết một huyền thoại của núi rừng Phong Nha – Kẻ Bàng. Anh chính là “vua hang động” Hồ Khanh, một người nổi tiếng ở vùng Phong Nha – Kẻ Bàng vì niềm đam mê khác lạ của mình: Khám phá và chinh phục hang động.
Đến Quảng Bình, chúng tôi liên hệ ngay với Hồ Khanh nhưng những ngày này, gặp anh không dễ. Đây là thời điểm lý tưởng trong năm để tìm kiếm thêm những hang động mới nên người đàn ông này rất ít khi có mặt ở nhà. Những chuyến đi rừng triền miên không làm Hồ Khanh mệt mỏi mà trái lại, như anh thừa nhận: “Mỗi lần tìm thấy một hang động mới, tôi như được tiếp thêm sức mạnh để băng rừng, vượt núi hay bơi qua những đoạn sông dài nhiều cây số”.
Một số hình ảnh thần tiên trong hang Sơn Đoòng (Ảnh do chuyên gia Howard Limbert cung cấp)
Là người phát hiện cả chục hang động khác nhau – đều được đánh giá là kiệt tác ở khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nhưng thành tựu mà Hồ Khanh tâm đắc nhất vẫn là Sơn Đoòng. “Tôi mong Sơn Đoòng sớm được đưa vào khai thác du lịch mạo hiểm bởi đó là cách tốt nhất để hang này trở thành một báu vật được cả thế giới biết đến, để họ phải ngưỡng mộ chứ không chỉ là đối tượng cho những nhà khám phá và thám hiểm nghiên cứu” – anh thổ lộ.
Trong năm 2013-2014, “vua hang động” Hồ Khanh sẽ cùng những nhà thám hiểm Hoàng gia Anh tiếp tục đi sâu hơn nữa vào hang Sơn Đoòng. “Chúng tôi vẫn chưa khám phá hết về Sơn Đoòng cũng như nhiều hang khác ở vùng này. Dù vậy, với kinh nghiệm mấy chục năm tìm kiếm hang động của mình, tôi có thể khẳng định Sơn Đoòng là hang dài nhất và lớn nhất mà tôi và nhiều nhà thám hiểm từng biết” – anh quả quyết.Ngay trong tháng 3 và tháng 4-2013 này, 2 đoàn thám hiểm đến từ Nhật Bản và Brazil cũng ngỏ lời nhờ Hồ Khanh làm người dẫn đường để được mục sở thị kỳ quan có một không hai nhưng vẫn đang ngủ vùi sau những cánh rừng nguyên sinh hàng triệu năm tuổi ở Phong Nha – Kẻ Bàng.
Kỳ lạ chưa từng thấy
Từ năm 1990, Hồ Khanh đã phát hiện Sơn Đoòng nhưng khi đó, anh không có phương tiện và điều kiện để đi sâu hơn vào hang, cũng không đủ kiến thức để đánh giá hết giá trị của tuyệt tác này. Phải đến khi “vua hang động” gặp vợ chồng nhà thám hiểm người Anh Howard Limbert và Debbie, Sơn Đoòng mới bắt đầu cựa mình sau giấc ngủ kéo dài nhiều thế kỷ.
Có mặt ở Phong Nha – Kẻ Bàng những ngày giữa tháng 3-2013, tôi được cặp vợ chồng hiện là những người đứng đầu Hiệp hội Khám phá hang động Hoàng gia Anh rủ chinh phục Sơn Đoòng. “Nếu vào được Sơn Đoòng, anh sẽ là nhà báo đầu tiên của Việt Nam đặt chân đến đây. Biết đâu, đó sẽ là cơ hội tốt để hình ảnh của Sơn Đoòng đến gần hơn với chính người dân Việt Nam, những người sở hữu báu vật này” – ông Howard mời gọi.
Trước đây, tất cả hình ảnh về Sơn Đoòng được công bố đều do những nhà thám hiểm của Hiệp hội Khám phá hang động Hoàng gia Anh ghi lại. Khi chúng được đăng tải trên một số phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người đã không khỏi ngỡ ngàng vì những khung cảnh thần tiên tưởng như khó bắt gặp được ở hạ giới đang nằm trong một khu vườn quốc gia vốn đã rất nổi tiếng ở Quảng Bình. Điều đặc biệt ở Sơn Đoòng không chỉ là chiều dài lên tới 8 km giúp nó trở thành hang lớn nhất thế giới, mà trong đó còn có cả một khu rừng nguyên sinh. Đã nhiều lần vào Sơn Đoòng nhưng bà Debbie vẫn tấm tắc: “Đây là điều chưa từng thấy”.
Sau chuyến khám phá Sơn Đoòng, vợ chồng nhà thám hiểm người Anh này đã đặt chân đến nhiều nơi khác ở Phong Nha – Kẻ Bàng và ghi lại trên bản đồ hang động Việt Nam cũng như thế giới. Chẳng hạn, ở hang Va, họ khẳng định hệ thống thạch nhũ hình chóp là kiến tạo thạch nhũ đá vôi vào loại độc đáo, hiếm gặp nhất trên thế giới. Những hang như Gió, Én… cũng mang đến cho họ cảm xúc thật đặc biệt.
“Vừa đến Gió, tôi biết chắc đó là một hang lớn khi đứng ở cửa đã cảm nhận luồng gió thổi mạnh. Khi đã vào bên trong, gió càng lớn nên chúng tôi gọi nó là hang Gió. Còn trong hang Én, nơi đã có một số người Việt ưa thích du lịch mạo hiểm đặt chân đến, lại có hàng vạn chú chim én làm tổ… Ở Phong Nha – Kẻ Bàng, hang động quả thực có nhiều điều kỳ lạ” – ông Howard hào hứng.
Từ tình yêu và niềm đam mê vô tận với hang động ở vùng rừng núi Phong Nha – Kẻ Bàng, vợ chồng ông Howard đã lập ra trang web vietnamcaves.com để chia sẻ thông tin khoa học, công bố những phát hiện mới của họ cũng như quảng bá, giới thiệu hang động ở vườn quốc gia này và Việt Nam nói chung.
Nhiều tuyệt tác chưa phát hiện
Tháng 5-2013 tới, Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Ông Hoàng Hải Vân, phó giám đốc vườn, tiết lộ buổi lễ sẽ được tổ chức với quy mô hoành tráng và diễn ra ở động Phong Nha hoặc động Thiên Đường. “Đó sẽ là cơ hội giới thiệu hệ thống hang động phong phú và kỳ thú bậc nhất thế giới ở Phong Nha – Kẻ Bàng” – ông Vân hồ hởi.
Từ khi Sơn Đoòng được phát hiện vào năm 2009, lượng du khách đến Phong Nha – Kẻ Bàng tăng đột biến. Việc đưa động Thiên Đường vào khai thác 2 năm trước cũng như mở những tuyến thám hiểm ở thung lũng Sinh Tồn – nơi có hang Én, cửa sau hang Tối… đều nhằm mục đích đáp ứng tốt hơn khát khao khám phá những tuyệt tác thiên nhiên đất nước của du khách Việt.
Năm 2009, một người đi rừng vốn là nông dân chân lấm tay bùn ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch – Quảng Bình tình nguyện làm hoa tiêu dẫn đường cho Hiệp hội Khám phá hang động Hoàng gia Anh lần tìm dấu vết một huyền thoại của núi rừng Phong Nha – Kẻ Bàng. Anh chính là “vua hang động” Hồ Khanh, một người nổi tiếng ở vùng Phong Nha – Kẻ Bàng vì niềm đam mê khác lạ của mình: Khám phá và chinh phục hang động.
Đến Quảng Bình, chúng tôi liên hệ ngay với Hồ Khanh nhưng những ngày này, gặp anh không dễ. Đây là thời điểm lý tưởng trong năm để tìm kiếm thêm những hang động mới nên người đàn ông này rất ít khi có mặt ở nhà. Những chuyến đi rừng triền miên không làm Hồ Khanh mệt mỏi mà trái lại, như anh thừa nhận: “Mỗi lần tìm thấy một hang động mới, tôi như được tiếp thêm sức mạnh để băng rừng, vượt núi hay bơi qua những đoạn sông dài nhiều cây số”.
Một số hình ảnh thần tiên trong hang Sơn Đoòng (Ảnh do chuyên gia Howard Limbert cung cấp)
Là người phát hiện cả chục hang động khác nhau – đều được đánh giá là kiệt tác ở khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nhưng thành tựu mà Hồ Khanh tâm đắc nhất vẫn là Sơn Đoòng. “Tôi mong Sơn Đoòng sớm được đưa vào khai thác du lịch mạo hiểm bởi đó là cách tốt nhất để hang này trở thành một báu vật được cả thế giới biết đến, để họ phải ngưỡng mộ chứ không chỉ là đối tượng cho những nhà khám phá và thám hiểm nghiên cứu” – anh thổ lộ.
Một số hình ảnh thần tiên trong hang Sơn Đoòng
(Ảnh do chuyên gia Howard Limbert cung cấp)
Trong năm 2013-2014, “vua hang động” Hồ Khanh sẽ cùng những nhà thám hiểm Hoàng gia Anh tiếp tục đi sâu hơn nữa vào hang Sơn Đoòng. “Chúng tôi vẫn chưa khám phá hết về Sơn Đoòng cũng như nhiều hang khác ở vùng này. Dù vậy, với kinh nghiệm mấy chục năm tìm kiếm hang động của mình, tôi có thể khẳng định Sơn Đoòng là hang dài nhất và lớn nhất mà tôi và nhiều nhà thám hiểm từng biết” – anh quả quyết.Ngay trong tháng 3 và tháng 4-2013 này, 2 đoàn thám hiểm đến từ Nhật Bản và Brazil cũng ngỏ lời nhờ Hồ Khanh làm người dẫn đường để được mục sở thị kỳ quan có một không hai nhưng vẫn đang ngủ vùi sau những cánh rừng nguyên sinh hàng triệu năm tuổi ở Phong Nha – Kẻ Bàng.
Kỳ lạ chưa từng thấy
Từ năm 1990, Hồ Khanh đã phát hiện Sơn Đoòng nhưng khi đó, anh không có phương tiện và điều kiện để đi sâu hơn vào hang, cũng không đủ kiến thức để đánh giá hết giá trị của tuyệt tác này. Phải đến khi “vua hang động” gặp vợ chồng nhà thám hiểm người Anh Howard Limbert và Debbie, Sơn Đoòng mới bắt đầu cựa mình sau giấc ngủ kéo dài nhiều thế kỷ.
Có mặt ở Phong Nha – Kẻ Bàng những ngày giữa tháng 3-2013, tôi được cặp vợ chồng hiện là những người đứng đầu Hiệp hội Khám phá hang động Hoàng gia Anh rủ chinh phục Sơn Đoòng. “Nếu vào được Sơn Đoòng, anh sẽ là nhà báo đầu tiên của Việt Nam đặt chân đến đây. Biết đâu, đó sẽ là cơ hội tốt để hình ảnh của Sơn Đoòng đến gần hơn với chính người dân Việt Nam, những người sở hữu báu vật này” – ông Howard mời gọi.
Trước đây, tất cả hình ảnh về Sơn Đoòng được công bố đều do những nhà thám hiểm của Hiệp hội Khám phá hang động Hoàng gia Anh ghi lại. Khi chúng được đăng tải trên một số phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người đã không khỏi ngỡ ngàng vì những khung cảnh thần tiên tưởng như khó bắt gặp được ở hạ giới đang nằm trong một khu vườn quốc gia vốn đã rất nổi tiếng ở Quảng Bình. Điều đặc biệt ở Sơn Đoòng không chỉ là chiều dài lên tới 8 km giúp nó trở thành hang lớn nhất thế giới, mà trong đó còn có cả một khu rừng nguyên sinh. Đã nhiều lần vào Sơn Đoòng nhưng bà Debbie vẫn tấm tắc: “Đây là điều chưa từng thấy”.
Sau chuyến khám phá Sơn Đoòng, vợ chồng nhà thám hiểm người Anh này đã đặt chân đến nhiều nơi khác ở Phong Nha – Kẻ Bàng và ghi lại trên bản đồ hang động Việt Nam cũng như thế giới. Chẳng hạn, ở hang Va, họ khẳng định hệ thống thạch nhũ hình chóp là kiến tạo thạch nhũ đá vôi vào loại độc đáo, hiếm gặp nhất trên thế giới. Những hang như Gió, Én… cũng mang đến cho họ cảm xúc thật đặc biệt.
“Vừa đến Gió, tôi biết chắc đó là một hang lớn khi đứng ở cửa đã cảm nhận luồng gió thổi mạnh. Khi đã vào bên trong, gió càng lớn nên chúng tôi gọi nó là hang Gió. Còn trong hang Én, nơi đã có một số người Việt ưa thích du lịch mạo hiểm đặt chân đến, lại có hàng vạn chú chim én làm tổ… Ở Phong Nha – Kẻ Bàng, hang động quả thực có nhiều điều kỳ lạ” – ông Howard hào hứng.
Từ tình yêu và niềm đam mê vô tận với hang động ở vùng rừng núi Phong Nha – Kẻ Bàng, vợ chồng ông Howard đã lập ra trang web vietnamcaves.com để chia sẻ thông tin khoa học, công bố những phát hiện mới của họ cũng như quảng bá, giới thiệu hang động ở vườn quốc gia này và Việt Nam nói chung.
Nhiều tuyệt tác chưa phát hiện
Tháng 5-2013 tới, Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Ông Hoàng Hải Vân, phó giám đốc vườn, tiết lộ buổi lễ sẽ được tổ chức với quy mô hoành tráng và diễn ra ở động Phong Nha hoặc động Thiên Đường. “Đó sẽ là cơ hội giới thiệu hệ thống hang động phong phú và kỳ thú bậc nhất thế giới ở Phong Nha – Kẻ Bàng” – ông Vân hồ hởi.
Từ khi Sơn Đoòng được phát hiện vào năm 2009, lượng du khách đến Phong Nha – Kẻ Bàng tăng đột biến. Việc đưa động Thiên Đường vào khai thác 2 năm trước cũng như mở những tuyến thám hiểm ở thung lũng Sinh Tồn – nơi có hang Én, cửa sau hang Tối… đều nhằm mục đích đáp ứng tốt hơn khát khao khám phá những tuyệt tác thiên nhiên đất nước của du khách Việt.
Vợ chồng ông Howard Limbert cùng anh Hồ Khanh
lên kế hoạch cho một chuyến thám hiểm mới
“Nếu không có những người như anh Hồ Khanh hay vợ chồng nhà thám hiểm Howard Limbert, nhiều báu vật ở khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng này sẽ còn lâu nữa mới được khai phá. Chúng tôi vừa mời vợ chồng họ làm cố vấn cho việc khai thác các tuyến du lịch mạo hiểm, trong đó tất nhiên có điểm đến Sơn Đoòng” – ông Vân cho biết.
Theo Hồ Khanh, Phong Nha – Kẻ Bàng còn nhiều hang độc đáo không kém Sơn Đoòng vì những đoàn thám hiểm vẫn chưa thể đi hết các khu vực. “Những năm 1990, tôi đã từng đến nhiều hang khác đẹp và lạ hơn cả Sơn Đoòng. Tuy nhiên, bây giờ để tìm được đường vào đó thì cần có thời gian cũng như phương tiện” – anh nói. Vợ chồng chuyên gia Howard Limbert cũng cho rằng ở vùng Sơn Trạch – Quảng Bình, nhiều con sông chưa rõ khởi nguồn từ đâu và đường đi ra sao nên chắc chắn vẫn còn nhiều hang động chưa được phát hiện.
Quảng Bình đang chờ đúng dịp Phong Nha – Kẻ Bàng kỷ niệm 10 năm ngày trở thành Di sản Thiên nhiên Thế giới sẽ công bố nguồn vốn đầu tư lớn đổ vào vườn quốc gia này từ một tập đoàn Hàn Quốc. “Chắc chắn chúng tôi sẽ khai thác tối đa những đặc ân mà Phong Nha – Kẻ Bàng được thiên nhiên ban tặng. Tuy nhiên, việc giữ gìn môi trường sinh thái cũng là nhiệm vụ quan trọng. Vì thế, chúng tôi đang tiến hành rất thận trọng” – ông Vân cho hay.
“Người rừng” lập dị
Hơn 20 năm ăn với rừng, ngủ với rừng, Hồ Khanh từng bị xem là “người rừng” lập dị, là một kẻ “ngộ” hang động. “Từ năm 6-7 tuổi, tôi đã đi chăn trâu ở trong khu vực các hang động Phong Nha – Kẻ Bàng. Lớn lên, do nghèo quá, tôi cũng vào rừng hái thảo dược, thu nhặt phế liệu chiến tranh nhưng cái máu khám phá hang động đã ăn vào người lúc nào không hay” – anh giải thích.
Sơn Đoòng ban đầu được đặt tên là hang Hồ Khanh bởi theo “luật” của những nhà khám phá hang động, ai phát hiện đầu tiên thì người đó có quyền đặt tên. Tuy nhiên, Hồ Khanh lại chính là người đề nghị không nên lấy tên anh đặt cho Sơn Đoòng. “Tôi nghĩ dù mình có công tìm ra hang này nhưng nó cần có một cái tên để nổi tiếng thế giới cũng như gắn với địa danh ở quê hương. Bởi thế, Sơn Đoòng là tên thích hợp nhất vì ngày xưa, các cụ gọi đây là rừng Đoòng”.
Vợ chồng chuyên gia Howard Limbert đang bắt đầu quãng thời gian dài nhất ở Việt Nam. Trong 18 tháng ở lại để chuẩn bị một cuộc khảo sát tổng thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng từ năm 2014, ông Howard hy vọng: “Chúng tôi đang huy động kinh phí tài trợ từ các tổ chức bảo vệ thiên nhiên, hiệp hội địa chất và hang động để những nhà thám hiểm từ Anh Quốc có thể thực hiện một chuyến khám phá dài ngày nhất từ trước tới nay”.
(BNDT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét