Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Giải bày của TS Alan Phan sau bài viết thứ 2 về bất động sản

Alan Phan nhận lời “đấu súng” với Hiệp hội BĐS

(VietQ.vn) – Sau bài phân tích thứ 2 được người dân thích thú nhưng lại như thêm “chọc tiết” vào hội buôn nhà đất, TS Alan Phan nhận lời tranh luận với họ. Chất lượng Việt Nam xin trích giới thiệu những lời giải bày của TS Alan Phan sau bài viết thứ 2 về bất động sản:
TS Alan Phan là  Doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại Mỹ và Trung Quốc - Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ (1987) - Công ty Hartcourt đạt thị giá US $670 triệu vào năm 1999 - Doanh nhân đầu tiên đưa giao dịch chứng khoán và giáo dục từ xa qua mạng Internet tại Trung Quốc (1997) - Nguyên chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa Fund tại Hồng Kông
TS Alan Phan là Doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại Mỹ và Trung Quốc - Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ (1987) - Công ty Hartcourt đạt thị giá US $670 triệu vào năm 1999 - Doanh nhân đầu tiên đưa giao dịch chứng khoán và giáo dục từ xa qua mạng Internet tại Trung Quốc (1997) - Nguyên chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa Fund tại Hồng Kông
Alan PhanNhững cánh chim hải âu mỗi chiều tà gọi nhau về tổ. Một lễ Phục Sinh an bình trong một tâm hồn “thượng tọa”. Cái nóng của Sài Gòn những ngày giao mùa thật gắt gao và khó chịu. Thêm vào những khói bụi của xe cộ, tiếng ồn ào của mọi thứ gây ra tiếng động…làm mình chợt hỏi…đây có phải là lựa chọn khôn ngoan?

Thêm vào đó, cơn bão vô tình của truyền thông mình gieo qua bài trả lời Hiệp Hội BĐS khiến điện thoại, emails, cũng như các bình luận trên website Góc Nhìn Alan và các nơi khác trở thành một chuỗi công việc dài vô tận.
Các “thế lực thù địch” của Alan cũng bắt đầu nhẩy ra quậy phá, bôi nhọ…dù sau khi google cuộc đời và sự nghiệp của Alan thì chỉ tìm ra vụ kiện nhau với Sở Chứng Khoán Mỹ (SEC)  mà Alan đã minh bạch báo cáo đầy đủ trong cuốn sách “42 năm làm ăn ở Mỹ và Trung Quốc” cũng như cuốn “Niêm Yết Sàn Mỹ” đều xuất bản 3 năm trước. Khổ cho các bạn này là trong cuộc chọi nhau với người khổng lồ SEC, Alan lại là kẻ thắng trận. Ai cần thêm chi tiết, xin đọc lại bài viết này: http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/nhung-ke-thu-khong-bo-cuoc.html
Chắc các bạn còn nhớ, khi giá nhà đất lên cao cả mấy trăm phần trăm mỗi năm vào thập kỷ 1995 - 2006, không ai kiến nghị Chính phủ phải can thiệp để cứu người tiêu dùng bằng cách ngăn chặn mọi sự tăng giá, nhiều khi phi pháp. Khi đó, các chủ đầu tư bất động sản quên mất “định hướng xã hội” của Việt Nam và ủng hộ triệt để nguyên lý thị trường - Alan Phan.
Vài dư luận viên còn cáo buộc Alan là một con kền kền muốn giá nhà xuống để thâu tóm. Chú bé quên mất là Alan, với quốc tịch Mỹ, không có quyền mua nhà đất ở đây. Nhưng để làm vừa lòng các dư luận viên này, Alan xin long trọng hứa là Alan sẽ không bỏ một xu vào BĐS Việt trong 10 hay 20 năm tới, ngày nào mà “toàn dân còn sở hữu đất đai”.
Quay qua cuộc “chất vấn”, “đối thoại”, “tra tấn” mà nhóm BĐS đòi tổ chức cho bằng được, Alan đã muốn chào thua các ngài và tịnh khẩu cho qua chuyện; vì Alan được biết “Hiệp Hội” thực ra chỉ là một câu lạc bộ với dưới 100 thành viên không có nhiều hoạt động.
Nhưng sau cuộc trao đổi với anh Phạm Đỗ Chí và các bậc trưởng thượng khác, Alan tiếp nhận lời khuyên là đất nước đang cần những cuộc thảo luận rộng mở về các vấn đề…nhức nhối; và việc Alan buông súng nước đầu hàng sẻ làm ô nhiễm xâm phạm đến danh dự của các vị “kẻ sĩ” này.
Thôi cũng đành vậy. Người xưa có nói “hèn vì vợ, chết vì bạn” mà.
Do đó, Alan sẽ sẵn sàng tham dự một cuộc “tranh luận trí thức” theo những quy luật sau:
-        Tổ chức: sẽ do một Viện Đại Học và Hiệp Hội BĐS (anh Lê Hoàng Châu làm chủ tịch)
-        Mục tiêu: tạo nhiều góc nhìn đa chiều về vấn nạn BĐS với nhiều quan điểm độc lập và thực tiễn. Đề nghị những giải pháp khả thi và có cơ sở.
-        Địa điểm: tại một hội trường của Viện Đại Học
-        Thời gian: một ngày do Ban Tổ chức sắp xếp; nhưng sau ngày 26/4 và trước ngày 12/5 vì Alan chỉ có mặt ở Việt Nam vào thời điểm này.
-        Điều phối viên: một giáo sư do Viện Đại Học tuyển chọn
-        Đề tài: do Ban Tổ Chức quyết định
-        Tham dự: khoảng 8 nhân vật có uy tín trong các ngành nghề liên quan đến BĐS
Trong 8 nhân vật này, Alan đề nghị Ban Tổ Chức mời các vị sau đây:
Chuyên viên: T/S Phạm Đỗ Chí, L/S Nguyễn Ngọc Bích, T/S Võ Trí Thành, G/S Đặng Hùng Võ, T/S Cao Sỹ Kiêm, T/S Trần Du Lịch…
Ngân Hàng và Quỹ: Ông Don Lâm (Vina Land), ông Trương Văn Phước (Exim Bank), ông Peter Ryder (Indochina Capital), ông Nguyễn Đăng Hưng (SSI), ông Trần Mộng Hùng (ACB)…
Chuyên nghiệp BĐS: Ông Đoàn Nguyên Đức (HAGL), ông Nguyễn Xuân Quang (Nam Long), ông Nguyễn Văn Đực (Đất Lành)…
Dĩ nhiên, Ban Tổ Chức sẽ tuyển chọn theo ý mình; nhưng diễn giả phải cần trình độ và kinh nghiệm để đem lợi ích và giá trị đến cho cuộc tranh luận.
Như Alan đã nói ngay từ đầu: không có kẻ thắng người thua trong tranh luận dựa trên trí thức. Không ai độc quyền chân lý. Một cuộc tranh luận cởi mở trên một sân chơi bằng phẳng là đích đến mong đợi của mọi người dân sau những ồn ào hỗn loạn của PR và tâm lý bầy đàn.
Rất mong mùa mưa sớm quay về để làm mát cây xanh và sạch đường phố.
Alan Phan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét