Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Trở về từ hải chiến Trường Sa: Vật lộn mưu sinh

Trở về từ hải chiến Trường Sa: Vật lộn mưu sinh

Phụ hồ, bán quán, làm thuê làm mướn... Ít ai ngờ những chiến sĩ kiêu hùng trong trận hải chiến với quân Trung Quốc 25 năm trước giờ vẫn phải tiếp tục chiến đấu để vượt qua đói nghèo
Căn nhà nhỏ ở xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk của anh Trương Văn Hiền, người tham gia cuộc hải chiến ngày 14-3-1988 và bị Trung Quốc (TQ) bắt giữ suốt hơn 3 năm, có vẻ vắng lặng. “Anh Hiền đi phụ hồ rồi. Từ Tết đến giờ, anh ấy phải ở nhà vì hết việc, mới đi làm sáng nay” - chị Bùi Thị Phượng, vợ anh Hiền, nói khi chúng tôi hỏi về anh Hiền vào sáng 17-3.

Hai cựu binh Trương Văn Hiền (trái) và Dương Văn Dũng 
dù thương tích đầy người vẫn hằng ngày phụ hồ để kiếm sống Ảnh: CAO NGUYÊN - BÍCH VÂN
Ai kêu gì cũng làm
Chúng tôi không khỏi nhói lòng vì chỉ vài ngày trước, khi ghé thăm Hiền đã chứng kiến cảnh chị Phượng phải thường xuyên vắt khăn ướt lau cho chồng để phòng ngừa bệnh tình của anh tái phát mỗi khi nắng nóng.
Là 1 trong 9 chiến sĩ tham gia trận đối đầu ở đảo Gạc Ma bị TQ bắt giữ, vốn đã thương tích đầy mình lại bị giam lâu ngày, khi trở về, Hiền gần như mất hết sức lao động. Thế nhưng, để nuôi 2 con ăn học và vợ bị bệnh cột sống, anh phải đi làm thuê, làm mướn.
“Lâu nay, gia đình tôi chỉ biết trông chờ vào những đồng tiền công phụ hồ của anh Hiền dù biết rằng nếu không chữa trị kịp thời, bệnh tình sẽ khiến anh ấy không cầm cự được lâu” - chị Phượng nghẹn ngào.
25 năm đã trôi qua sau trận hải chiến Trường Sa, cựu binh Lê Hữu Thảo, ngụ xã Hương Thủy, huyện Hương Khê -  Hà Tĩnh, hiện cũng phải đi phụ hồ để kiếm sống như anh Hiền. Anh Thảo chính là tiểu đội trưởng Gạc Ma, người mà ngày 14-3-1988 đã ôm lấy thi thể thiếu úy đảo phó Trần Văn Phương khi anh hy sinh và cứu đồng đội Nguyễn Văn Lanh bị lính TQ đâm trọng thương đưa lên xuồng sang tàu HQ-505 qua đảo Cô Lin.
Dù bị vết thương cũ hành hạ nhưng cựu binh Dương Văn Dũng vẫn đi phụ hồ để phụ vợ nuôi con. Ảnh: HOÀNG DŨNG
Đã ngót nghét 50 tuổi nhưng anh Thảo vẫn chưa dám lập gia đình. Không có nhà, anh phải thuê chỗ trọ tại xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh để tiện việc phụ hồ. “Nhà ở quê là của người em, tôi thuê phòng ở mất cả triệu đồng mỗi tháng. Do không có công việc ổn định, ai kêu gì tôi cũng làm để vượt qua khó khăn. Tôi cũng muốn lập gia đình nhưng cuộc sống mình bấp bênh thế này, thấy ngại quá” - anh tâm sự.
Cũng phải đi phụ hồ để mưu sinh là cựu binh Dương Văn Dũng, ngụ tại quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng. Tham gia bảo vệ đảo Gạc Ma trên con tàu HQ-604, bị TQ bắt giữ và được trả về sau hơn 3 năm, anh lập gia đình với đôi bàn tay trắng. Hơn 20 năm nay, cuộc sống gia đình Dũng chưa lúc nào hết bấp bênh bởi sức khỏe của anh quá yếu. Năm 2011, anh phải mổ khối u ở não. Vậy mà, thấy vợ mỗi ngày phải đạp xe hơn 20 km để bán trái cây nuôi chồng con, anh đã quyết định đi phụ hồ.
“Mỗi ngày phụ hồ, tôi cũng kiếm được hơn 100.000 đồng giúp vợ nuôi con. Dù bác sĩ khuyên chỉ nên nghỉ ngơi, không được làm việc quá sức nhưng hoàn cảnh gia đình thế này, tôi ngồi yên sao được. Tôi chỉ mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ vì bao năm nay không thấy gì” - anh thổ lộ.
Không kế sinh nhai
Nhiều cựu binh Trường Sa quê Quảng Bình khi trở về đến nay vẫn gắn bó với công việc đồng ruộng, nương rẫy. Những Lê Thanh Miễn, Lê Văn Dũng, Lê Văn Đông, Mai Xuân Hải... - các chiến sĩ từng làm nên “vòng tròn bất tử” bảo vệ cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma năm nào - dù đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, nhọc nhằn bên đồng lúa, cây sắn, rẫy tiêu… nhưng quanh năm vẫn không đủ ăn.
“Tôi may mắn bị thương nhẹ nên vẫn còn lao động được. Tội nhất là mấy anh em bị thương nặng, đã không làm được việc gì mà còn phải đi bệnh viện thường xuyên” - anh Lê Văn Đông chua chát. Ba con trai của cựu binh Mai Xuân Hải dù đã trưởng thành nhưng cũng không đỡ đần gì được người cha thường xuyên phải nhập viện vì vết thương hành hạ. “Đứa đầu vô TPHCM làm ăn nhưng chỉ đủ sống, 2 đứa sau thì phụ tôi làm rẫy nhưng cũng nay ốm, mai đau” - anh Hải buồn bã.
Hôm kỷ niệm 25 năm sự kiện 14-3-1988, căn nhà cấp 4 của cựu binh Trần Thiên Phụng ở TP Đông Hà - Quảng Trị tuy tụ tập đông vui những đồng đội cũ từng vào sinh ra tử ở Gạc Ma nhưng không khí vẫn có gì đó trầm lắng. “Cuộc sống của gia đình chỉ trông chờ vào nồi bún điểm tâm của vợ và tiền trợ cấp thương binh hạng 4 của tôi nên thật khó khăn. Để có tiền cho con cái ăn học, tôi phải thường xuyên cầm sổ thương binh của mình” - anh Phụng bộc bạch.
Anh hùng Vũ Huy Lễ, người đã táo bạo lao thẳng con tàu HQ-505 lên đảo Cô Lin, qua đó giữ vững chủ quyền của ta, bồi hồi: “Mỗi năm, Ban Liên lạc tàu HQ-505 chỉ họp mặt một lần nhưng nhiều anh em phải cố gắng lắm mới đến dự được vì không có tiền. Tội nghiệp nhất là những người bị vết thương hành hạ,  không có nghề nghiệp gì làm kế sinh nhai”...
Sớm tri ân chiến sĩ Trường Sa
Sau khi Báo Người Lao Động đăng tải loạt bài Bi hùng hải chiến Trường Sa và tổ chức giao lưu với các cựu binh cũng như gia đình liệt sĩ, rất nhiều bạn đọc đã đề nghị sớm tri ân những người có công. Bạn đọc mong mỏi xây dựng bia hoặc đài tưởng niệm 64 liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma; đồng thời chung tay đóng góp để hỗ trợ các cựu binh và thân nhân liệt sĩ vượt qua khó khăn.
Theo ông Nguyễn Văn Tấn, Trưởng Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sa tại Đà Nẵng (thời kỳ 1984-1987), việc dựng bia tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến ngày 14-3-1988 là hết sức cần thiết và nên tiến hành sớm. “Việc này có ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên, dựng bia tưởng niệm ở đâu thì nên bàn kỹ cho phù hợp”. Ông Tấn cũng cho rằng việc hỗ trợ các cựu binh và gia đình liệt sĩ khó khăn là điều cần kíp.
H.Dũng
Trở về từ hải chiến Trường Sa
Sau cuộc hải chiến 14-3-1988, nhiều người lính hải quân Trường Sa phải hết sức chật vật để mưu sinh trong cuộc sống đời thường. Nhiều gia đình liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma năm nào cũng chưa thôi cảnh đói nghèo, cơ cực
Kỳ tới: Chống chọi bệnh tật
http://nld.com.vn/20130317105510890p0c1002/tro-ve-tu-hai-chien-truong-sa-vat-lon-muu-sinh.htm
NHÓM PHÓNG VIÊN
  • Nguyễn Tuấn
    31Thích  disagree0
    18/03/2013 02:01
    Chua xót không có gì bằng, đọc những bài báo này! họ chỉ có sửa lại tầm nhìn không, mà ngân sách toi 10.000 tỷ đồng !trong khi đó thì....tôi rất đau lòng!?
  • AT
    31Thích  disagree0
    18/03/2013 06:07
    Đọc tin này mà thấy đau lòng quá. Xin báo NLĐ giúp các anh ấy tìm được việc làm ổn định, giúp các anh ấy được hưởng những chế độ chính sách dành cho thương bệnh binh, dành cho người có công với cách mạng. Làm như thế vừa để đền đáp phần nào cho những hi sinh cao cả của các anh ấy, vừa để lớp trẻ vững niềm tin mà phục vụ hết mình cho đất nước thân yêu!
  • yamaha
    31Thích  disagree0
    18/03/2013 07:11
    Mong sao các "quan trên" đang đòi xây dựng trụ sở hoành tráng hàng vạn tỉ đồng đọc được tin này mà giảm xa xỉ đi, dành bớt tiền lo cho những người thật xứng đáng như vậy !
  • tào lao
    18Thích  disagree0
    18/03/2013 07:13
    Công trạng của các chiến sĩ công binh Hải quân , nếu được nhắc tới cách đây 20 năm thì cuộc sống của họ bây giờ có lẽ khác.
  • Cường
    10Thích  disagree0
    18/03/2013 08:22
    Lương tâm và trách nhiệm đâu rồi?
  • Hải
    16Thích  disagree1
    18/03/2013 08:27
    Đọc chuyện này liên hệ với chuyện mới đây tỉnh Hải Dương chi 48 tỉ đồng để gỡ 17km giải phân cách thiết kế sai, một việc mà nếu đem ra cho dân phế liệu đấu thầu thì chẳng những không tốn tiền mà còn thu được tiền.
  • Nguyễn Văn Tuất
    3Thích  disagree80
    18/03/2013 09:10
    Đảng và Nhà nước có đã có nhiều hỗ trợ đến các gia đình chế độ chu đáo nên không thể nói cơ cực do chính sách được. Hãy so sánh chế độ thương binh liệt sĩ hiện nay, có lẽ không có nơi nào nhân đạo hơn chế độ ta. Không nên so sánh với ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng vì muốn kinh tế phát triển, tăng cường vị thế quốc gia thì phải đầu tư lớn, kể cả những công trình không đem lại hiệu quả lớn như hạ tầng, đường cao tốc, cầu cảng hay sân bay. Kinh tế lớn mạnh sẽ có nhiều cơ hội làm việc và chăm lo cho người nghèo, người mất sức lao động tốt hơn. Do đó nên tôi cực lực phản đối chuyện cào bằng trong xã hội. Anh nghèo đói thì chính quyền đã hỗ trợ quá tốt rồi, nhưng anh vẫn phải lao động nếu muốn dư dả.
  • Mai Thu
    15Thích  disagree2
    18/03/2013 09:13
    Báo NLĐ ơi, hãy đứng ra lập quỹ giúp họ ngay đi. Xin cho số tài khoản hoặc phương thức gì đó để chúng tôi chung tay đóng góp, tôi tin rằng rất nhiều người sẽ hưởng ứng việc làm ý nghĩa này.
  • vo huu tuan
    9Thích  disagree0
    18/03/2013 09:21
    Đọc những dòng trên mà không cầm được nước mắt. Các anh ơi, các anh xứng đáng hàng vạn lần đất nước này phải lo lắng, chăm sóc để các anh có cuộc sống tốt đẹp, an lành hơn.
  • Hngan
    7Thích  disagree0
    18/03/2013 09:22
    Đọc mà nghẹn đắng, vừa thương cho các anh, vừa giận tại sao các cơ quan các cấp lại vô tâm đến sư hi sinh của các anh đến như thế, mong báo người lao động tiếp tục tìm hiểu và đưa tin đời sống hoàn cảnh các cựu chiến binh và tổ chức chương trình để đồng bào cả nước được đóng góp tiếp sức cho các anh
  • Nguyễn Trung Trực
    5Thích  disagree0
    18/03/2013 09:30
    Đọc mà chua xót quá ?! Có ai còn nhớ đến các anh đã xả thân cho chủ quyền đất nước? Cám ơn Báo NLĐ đã đưa tin.
  • 8 Sài Gòn
    6Thích  disagree0
    18/03/2013 09:55
    Có ai nghĩ, sẵn sàng hy sinh thân mình bảo vệ Tổ quốc để được một cái gì đó đâu! Đó cũng là bản chất tốt đẹp của "anh bộ đội Cụ Hồ" và là truyền thống tốt đẹp của quân đội ta. Nhưng nhìn hình ảnh những người lính năm xưa nay đang vật lộn vất vả mưu sinh, không ai cầm lòng được! Rất cần sự hỗ trợ, động viên và giúp đỡ của các cơ quan có trách nhiệm, đó cũng là sự tri ân đối với những người đã xả thân để bảo vệ Tổ quốc.
  • huydt
    5Thích  disagree0
    18/03/2013 10:11
    Đọc bài báo thật xót xa và cảm phục các anh,các chú,từ lúc chiến tranh chống chọi với giặc ngoại xâm,tới thời bình vẫn phải chống chọi....với đối nghèo
  • Tháng Năm
    3Thích  disagree0
    18/03/2013 11:10
    Rất chia sẻ với những nhọc nhằn, vất vả của các anh. Mong Đảng và Nhà nước sớm có chính sách hỗ trợ cho họ vì họ rất xứng đáng để chúng ta tôn vinh.
  • 10 Râu
    8Thích  disagree0
    18/03/2013 11:13
    Tạm thời lo cho đời sống các chiến sĩ còn sống mà đời sống quá khổ cực quá như vậy chứ đừng nghĩ phải xây bia tưởng niệm làm gì
  • L7
    3Thích  disagree0
    18/03/2013 11:40
    Các quân nhân đã xả thân bảo vệ biển đảo đất nước. Đề nghị nên có chế độ chính sách đãi ngộ tốt hơn cho họ.
  • Tốt Đẹp
    3Thích  disagree0
    18/03/2013 11:48
    Tôi thật sự xúc động khi đọc những bài viết này. Các anh không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn thể hiện bản lĩnh và biết vượt lên những khó khăn trong cuộc sống mà vẫn giữ được tư cách người lính. Ngay bây giờ nhà nước cần có ngay hành động thiết thực để giúp đỡ họ bớt đi được phần nào khó khăn.
  • lanthi
    4Thích  disagree0
    18/03/2013 11:59
    Các anh trong cuộc hải chiến 14-3-1988 chỉ còn một số ít. Nhờ báo NLĐ tổ chức huy động hổ trợ trực tiếp là nhanh nhất. Đau lòng quá...
  • Nguyễn Mạnh Hùng C6 -E83
    7Thích  disagree1
    18/03/2013 14:01
    Đời mà tôi mong muốn những gì mà các đồng đội tôi cống hiến cho tổ quốc thì được hưởng xứng đáng, chúng tôi muốn liên lạc với ban liên lạc để tìm những người bạn cùng đơn vị E83 thời kỳ 1985- 1988 thì liên lạc ở đâu? Nhìn lại những ngày trên đảo và đến bây giờ thì chúng tôi may mắn hơn những nghĩ sâu lại quá buồn cho các đ/c không có cuộc sống ổn định và các đ/c đã nằm lại ngoài khơi.
  • Dang
    0Thích  disagree0
    18/03/2013 15:47
    ... xã hội, nhân dân Việt Nam không bao giờ quên họ. Đề nghị, báo NLĐ phối hợp cùng các phương tiện truyền thông vận động xã hội cùng nhau giúp những chiến sĩ của chúng ta cũng là cách tri ân các đồng đội của các anh đã ngã xuống vì đất nước này.
  • Nguyen Song Giang
    0Thích  disagree0
    18/03/2013 16:13
    Đau lòng quá đi, mấy hôm nay tui ray rức vì cuộc sống của những chiến sĩ hải quân anh hùng còn lại sau cuộc chiến đau thương. ( xin được trích lại những dòng bi ai ) Trở về từ hải chiến Trường Sa Sau cuộc hải chiến 14-3-1988, nhiều người lính hải quân Trường Sa phải hết sức chật vật để mưu sinh trong cuộc sống đời thường. Nhiều gia đình liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma năm nào cũng chưa thôi cảnh đói nghèo, cơ cực.
  • Binh
    3Thích  disagree0
    18/03/2013 16:31
    Trách nhiệm của Nhà nước ở đâu?
  • Lại Duy Cường
    4Thích  disagree0
    18/03/2013 16:42
    Tôi đề nghị gọi họ là: Cựu chiến binh. Không phải là cựu binh, cá nhân tôi sau khi rời quân ngũ được gọi là cựu binh. Chiến binh thì khác, đó là cả một niềm tự hào với người lính. Họ đã chiến đấu, hi sinh máu xương cho tổ quốc. Họ là những chiến binh trong khúc tráng ca lịch sử Trường Sa.
  • KGLove
    2Thích  disagree0
    18/03/2013 17:28
    Nếu thời gian quay lại chắc các Anh vẫn sẽ cầm súng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc trong đó có mẹ già, em thơ,vợ hiền...  Kính cẩn cúi đầu tri ân các Anh. Xin hãy yên lòng, chúng tôi và các thế hệ trẻ sẽ không bao giờ quên sự hy sinh của các Anh.
  • KGLove
    5Thích  disagree0
    18/03/2013 17:32
    Xin Báo NLĐ hãy lập quỹ: tri ân chiến sỹ Trường Sa. Xin hãy hành động ngay, đừng để chúng ta thành những kẻ vong ơn.
    Tòa soạn: Báo sẽ tiếp nhận và tổ chức ủng hộ các cựu binh trong cuộc Hải chiến Trường Sa 1988, mời bạn đọc đóng góp vào quỹ từ thiện xã hội của báo (chi tiết sẽ đăng tải trên số báo ra ngày mai). Trân trọng.
  • Robert
    0Thích  disagree0
    18/03/2013 19:53
    OK với Lại Duy Cường và Tòa soạn, mong ngày mai sẽ có địa chỉ.
  • 0Thích  disagree0
    18/03/2013 20:22
    Không ngờ các anh lại sống khó khăn thế này. Mỗi người hãy đóng góp một ngày công hay một ngày lương gì đó hỗ trợ cho các anh vượt qua khó khăn.
  • Huy Hoàng
    1Thích  disagree0
    18/03/2013 22:43
    Chúng tôi, những quân nhân đã xuất ngũ, cùng thời gian khác chiến trường, đến nay cũng gần 60, mong báo NLĐ lập địa chỉ quĩ, chúng tôi tùy hoàn cảnh góp ít lòng thành giúp đồng đội...
  • Thị Nở@
    4Thích  disagree0
    19/03/2013 00:36
    Tôi không đồng ý với @ Nguyễn Văn Tuất , tuy co chế độ chính sách thương binh nhưng anh có đọc kĩ bài báo không ? Anh Dũng có nói là "...bao năm nay không thấy gì" . Đồng ý ai muốn khá giả có ăn thì phải lao động . Nhưng những cựu binh này họ dang chịu bệnh tật hoành hành mà phải bươn chải để lo cho gia đình , nếu họ không vì Tổ quốc thì sức khỏe của họ đâu đến nỗi . Tôi mong sao Nhà nước quan tâm hơn đến nhưng cựu binh và thân nhân liệt sĩ . Rất cảm ơn báo NLDO đã cho chúng tôi biết phần nào về cuộc sống của những cựu binh .
  • nguyển đức kiểm
    0Thích  disagree0
    19/03/2013 00:39
    còn rất nhiều nhửng tấm gương anh hùng bất khuất, những nhân chứng lịch sử sống động. Tôi nghĩ đã đến lúc Đảng, nhà nước và toàn xã hội phải làm ngay việc đền ơn đáp nghĩa này vừa là truyền thống dân tộc vừa giáo dục thế hệ trẻ ngày nay sống có trách nhiệm hơn với công lao trời biển này của các anh. Nếu có thể nhà nước nên cấp cho các anh sổ hưu vì các anh chính là những anh hùng thời đại HỒ CHÍ MINH bất tử.
  • Tiến sỹ phổ cập
    1Thích  disagree0
    19/03/2013 06:58
    Cùng với dân cả nước, các cựu binh này cũng đang cõng nợ cho Vinashin và Tân Rai!
  • Tiến sỹ phổ cập
    0Thích  disagree0
    19/03/2013 07:00
    Đâu đâu cũng thấy cảnh ngang trái...
  • Người Sài Gòn
    0Thích  disagree0
    19/03/2013 07:37
    Cảm ơn quý tòa soạn đã cho số TK để ủng hộ các anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét