Nhiều địa phương ‘phong thành’, thủ tướng phải lên tiếng
Nhiều địa phương áp dụng biện pháp mạnh để ngăn chặn người từ vùng dịch đến khiến người đứng đầu chính phủ Việt Nam phải lên tiếng nhấn mạnh không 'ngăn sông cấm chợ'. TP HCM đang là một trong những điểm nóng về dịch bệnh với 355 ca nhiễm tính đến sáng 6/6 và con số này tiếp tục tăng lên sau mỗi ngày. Điều đó đã khiến các địa phương lân cận áp dụng chính sách mạnh.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng áp dụng quy định cách ly tập trung 21 ngày đối với người từ quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12), là hai điểm bùng phát dịch nghiêm trọng tại TP HCM.
Hàng loạt tỉnh thành khác như Long An, Bến Tre, Bạc Liêu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Nghệ An, Thanh Hóa… cũng áp dụng các biện pháp ngăn ngừa tương tự đối với người đến từ TP HCM.
Các biện pháp này bị nhiều người cho là "quá cực đoan" và đang phản ứng thái quá.
"Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu các địa phương phòng dịch nhưng không được ngăn sông cấm chợ, không được áp dụng các biện pháp cực đoan. Nhưng việc Đồng Nai cách ly 21 ngày người về từ TP HCM từ sáng nay rõ ràng là ngăn sông cấm chợ, rất cực đoan," nhà báo Nguyễn Trường Uy ở TP HCM viết trên Facebook cá nhân.
Báo Tuổi Trẻ ngày 4/6 có bài viết trong đó dẫn nhiều ý kiến của người dân phản đối quyết định của chính quyền tỉnh Đồng Nai. "Một ngày có bao nhiêu ngàn người Đồng Nai đến TP HCM làm việc? Riêng công ty tôi đã là vài trăm người nhà ở Đồng Nai. Quy định vậy chỉ làm khó cho dân," một người dân được trích lời trên báo cho biết.
Không ít người cho rằng việc mà các địa phương khác, đặc biệt là các tỉnh lân cận, đang làm với TP HCM là góp phần làm đứt gãy các liên kết kinh tế quan trọng trong vùng.
Nhưng nhiều người cho rằng, các biện pháp mà các địa phương áp dụng đều dựa vào tinh thần các chỉ đạo trước đây của chính phủ.
Một người bán trái cây ở Hà Nội bên cạnh biển hiệu kêu gọi mọi người đeo khẩu trang để phòng ngừa và hạn chế sự lây lan của Covid-19
Vào tháng 3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Khi triển khai chỉ thị này, ông Nguyễn Xuân Phúc, trên cương vị thủ tướng, lúc bấy giờ đã nhấn mạnh "cách ly toàn xã hội" trên phạm vi toàn quốc. Việc cách ly được thực hiện "theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".
Đây chính là sự cụ thể hóa của chủ trương "chống dịch như chống giặc" mà giới lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh.
Chiến lược "dập dịch tận gốc" cùng với lối tuyên truyền thời chiến đã có tác động mạnh mẽ tới nhận thức của công chúng cũng như các quyết định của địa phương.
Có thể thấy, báo chí nhà nước và người dân, với sự dẫn dắt của chính quyền, luôn sẵn sàng "truy cùng diệt tận" các "ổ dịch", các cá nhân và tổ chức mà họ cho là thủ phạm làm lan truyền dịch, như điều đang xảy đến với Hội thánh truyền giáo Phục Hưng tại TP HCM.
Các tỉnh thành cũng luôn sẵn sàng áp dụng biện pháp mạnh nhất có thể để bảo đảm an toàn cho địa phương mình, bao gồm cả "ngăn sông cấm chợ".
Tuy nhiên, dư luận cho rằng, với những diễn biến dịch bệnh phức tạp ở trong nước và trên thế giới, Việt Nam dường như đã nhận ra rằng "dập dịch" bằng các phương thức trước đây không phải là kế sách lâu dài. Việt Nam rõ ràng không thể trở nên miễn nhiễm chỉ bằng cách cách ly toàn bộ đất nước với thế giới bên ngoài.
"Dập dịch" như cách thức lâu nay cũng sẽ khiến nền kinh tế kiệt quệ, như các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần cảnh báo bằng tuyên bố thực hiện mục tiêu kép: vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Chính phủ của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chuyển hướng mạnh mẽ sang công tác tiêm vaccine cho người dân. Dù việc này còn nhiều khó khăn do Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vaccine nhập khẩu, nhưng điều đó cho thấy Việt Nam đã có những chuyển dịch lớn trong nhận thức về đại dịch.
Trước tình hình "ngăn sông cấm chợ" của nhiều địa phương, vào ngày 5/6, Chính phủ đã có công điện gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, về việc áp dụng biện pháp thực hiện "mục tiêu kép" trong phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế, báo Thanh Niên cho biết.
Công điện cho biết vừa qua một số địa phương đã áp dụng những biện pháp cứng nhắc, cực đoan gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn.
Từ đó, Thủ tướng chỉ đạo các địa phương cần thống nhất áp dụng quản lý vận tải, đảm bảo kiểm soát nguồn lây bệnh nhưng không "ngăn sông cấm chợ", không gây ách tắc ảnh hưởng tiêu cực sản xuất kinh doanh.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng nay 5/6, một thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 nói sẽ kiểm tra ngay quyết định cực đoan của Đồng Nai đối với người đến từ TP HCM.
Sau khi có nhiều ý kiến phản ứng, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản nới lỏng quy định về cách ly 21 ngày đối với người về từ TP HCM.
Khu vực bị phong tỏa ở một phường tại Gò Vấp, TP HCM
Tỉnh Đồng Nai vào ngày 4/6 đã ban hành quy định cách ly đối với người từ TP HCM. Theo đó, từ 0 giờ ngày 5/6, người từ TPHCM tới Đồng Nai sẽ phải cách ly y tế tại nhà hoặc cơ sở lưu trú trên địa bàn 21 ngày, người cách ly tự trả phí.Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng áp dụng quy định cách ly tập trung 21 ngày đối với người từ quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12), là hai điểm bùng phát dịch nghiêm trọng tại TP HCM.
Hàng loạt tỉnh thành khác như Long An, Bến Tre, Bạc Liêu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Nghệ An, Thanh Hóa… cũng áp dụng các biện pháp ngăn ngừa tương tự đối với người đến từ TP HCM.
Các biện pháp này bị nhiều người cho là "quá cực đoan" và đang phản ứng thái quá.
"Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu các địa phương phòng dịch nhưng không được ngăn sông cấm chợ, không được áp dụng các biện pháp cực đoan. Nhưng việc Đồng Nai cách ly 21 ngày người về từ TP HCM từ sáng nay rõ ràng là ngăn sông cấm chợ, rất cực đoan," nhà báo Nguyễn Trường Uy ở TP HCM viết trên Facebook cá nhân.
Báo Tuổi Trẻ ngày 4/6 có bài viết trong đó dẫn nhiều ý kiến của người dân phản đối quyết định của chính quyền tỉnh Đồng Nai. "Một ngày có bao nhiêu ngàn người Đồng Nai đến TP HCM làm việc? Riêng công ty tôi đã là vài trăm người nhà ở Đồng Nai. Quy định vậy chỉ làm khó cho dân," một người dân được trích lời trên báo cho biết.
Không ít người cho rằng việc mà các địa phương khác, đặc biệt là các tỉnh lân cận, đang làm với TP HCM là góp phần làm đứt gãy các liên kết kinh tế quan trọng trong vùng.
Nhưng nhiều người cho rằng, các biện pháp mà các địa phương áp dụng đều dựa vào tinh thần các chỉ đạo trước đây của chính phủ.
Một người bán trái cây ở Hà Nội bên cạnh biển hiệu kêu gọi mọi người đeo khẩu trang để phòng ngừa và hạn chế sự lây lan của Covid-19
Vào tháng 3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Khi triển khai chỉ thị này, ông Nguyễn Xuân Phúc, trên cương vị thủ tướng, lúc bấy giờ đã nhấn mạnh "cách ly toàn xã hội" trên phạm vi toàn quốc. Việc cách ly được thực hiện "theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".
Đây chính là sự cụ thể hóa của chủ trương "chống dịch như chống giặc" mà giới lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh.
Chiến lược "dập dịch tận gốc" cùng với lối tuyên truyền thời chiến đã có tác động mạnh mẽ tới nhận thức của công chúng cũng như các quyết định của địa phương.
Có thể thấy, báo chí nhà nước và người dân, với sự dẫn dắt của chính quyền, luôn sẵn sàng "truy cùng diệt tận" các "ổ dịch", các cá nhân và tổ chức mà họ cho là thủ phạm làm lan truyền dịch, như điều đang xảy đến với Hội thánh truyền giáo Phục Hưng tại TP HCM.
Các tỉnh thành cũng luôn sẵn sàng áp dụng biện pháp mạnh nhất có thể để bảo đảm an toàn cho địa phương mình, bao gồm cả "ngăn sông cấm chợ".
Tuy nhiên, dư luận cho rằng, với những diễn biến dịch bệnh phức tạp ở trong nước và trên thế giới, Việt Nam dường như đã nhận ra rằng "dập dịch" bằng các phương thức trước đây không phải là kế sách lâu dài. Việt Nam rõ ràng không thể trở nên miễn nhiễm chỉ bằng cách cách ly toàn bộ đất nước với thế giới bên ngoài.
"Dập dịch" như cách thức lâu nay cũng sẽ khiến nền kinh tế kiệt quệ, như các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần cảnh báo bằng tuyên bố thực hiện mục tiêu kép: vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Chính phủ của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chuyển hướng mạnh mẽ sang công tác tiêm vaccine cho người dân. Dù việc này còn nhiều khó khăn do Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vaccine nhập khẩu, nhưng điều đó cho thấy Việt Nam đã có những chuyển dịch lớn trong nhận thức về đại dịch.
Trước tình hình "ngăn sông cấm chợ" của nhiều địa phương, vào ngày 5/6, Chính phủ đã có công điện gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, về việc áp dụng biện pháp thực hiện "mục tiêu kép" trong phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế, báo Thanh Niên cho biết.
Công điện cho biết vừa qua một số địa phương đã áp dụng những biện pháp cứng nhắc, cực đoan gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn.
Từ đó, Thủ tướng chỉ đạo các địa phương cần thống nhất áp dụng quản lý vận tải, đảm bảo kiểm soát nguồn lây bệnh nhưng không "ngăn sông cấm chợ", không gây ách tắc ảnh hưởng tiêu cực sản xuất kinh doanh.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng nay 5/6, một thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 nói sẽ kiểm tra ngay quyết định cực đoan của Đồng Nai đối với người đến từ TP HCM.
Sau khi có nhiều ý kiến phản ứng, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản nới lỏng quy định về cách ly 21 ngày đối với người về từ TP HCM.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-57327044
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét