Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2019

Thông tin – Truyền thông về Đường lưỡi bò

Dư luận mạng độ này nhận xét anh Hùng bộ trưởng như thằng ngáo đá. Hết phải kéo đám mây điện toán về VN đến dọa Quốc hội não của người Việt đang ở nước ngoài nên nguy hiểm cho an ninh quốc gia lắm... Không hiểu đầu anh này có vấn đề hay lưỡi anh có vấn đề. Có lẽ tốt nhất là ngài thủ tướng cho cắt lưỡi anh ta như cắt đường lưỡi bò là xong. À, nhưng hình như ngài Thủ tướng cũng đang phát ngôn giống hệt anh ?

Thông tin – Truyền thông về Đường lưỡi bò
fb Nguyễn Sơn 10-11-2019 - Sáng nay đọc được trên FB một cựu nhà báo về chuyện 25% học viên trong lớp anh giảng dạy thạc sĩ truyền thông – PR không hề biết “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc vẽ trên Biển Đông là gì. Nghe qua tưởng đấy là một việc gây sốc nhưng kỳ thực mình nghĩ nó phản ánh đúng nhận thức của người Việt hiện nay. Nếu thử làm một cuộc điều tra xã hội học, đi hỏi học sinh, sinh viên nhân viên văn phòng, công chức… xem “Đường lưỡi bò”, “Đường 9 đoạn”, “Đường chữ U” trên Biển Đông là gì thì có khi kết quả còn shock hơn con số 25% kia nhiều lần.
Image result for cắt Đường lưỡi bò
Còn ở Trung Quốc thì sao? Theo một bài báo trên Zing tháng trước, giáo sư Zheng Wang, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hòa bình & Xung đột, ĐH Seton Hall (Mỹ) cho biết: “Từ những năm 1940, các thế hệ người Trung Quốc đã được các sách giáo khoa địa lý tuyên truyền rằng “Cực Nam đất nước là Zengmu Ansha”.

Zengmu Ansha là cách Trung Quốc gọi bãi ngầm James (James Shoal) ở phía nam Biển Đông, rất gần bờ biển Malaysia. Từ bài học này, những đứa trẻ Trung Quốc bắt đầu hình thành nhận thức về cái gọi là “Đường chín đoạn”. Một bài tập phổ biến với chúng là tính khoảng cách từ cực Bắc đến cực Nam Trung Quốc qua bản đồ và kết quả là 5.500km, theo giáo sư Wang.

“Trong nhiều tranh chấp lãnh thổ, bản đồ đã được các bên yêu sách sử dụng như một công cụ quan trọng để biện minh cho việc bảo vệ hoặc giành lại các vùng lãnh thổ đang tranh chấp”, ông Wang nói. “Bản đồ cũng được sử dụng trong hệ thống giáo dục để hình thành quan niệm của thế hệ trẻ về biên giới và chủ quyền quốc gia”. (hết trích)

Không chỉ chuyện giáo dục mà trong Thông tin – Truyền thông, họ luôn tìm đủ cách để “lồng ghép” cái gọi là “Đường lưỡi bò” vào mọi thứ, từ sách vở đến phim ảnh, truyền hình trên thế giới ở những nơi họ có thể can thiệp. Những vụ lọt lưới như “Điệp vụ Biển Đỏ” hay “Người tuyết bé nhỏ” cho tới bản đồ trong xe ô tô, trong hệ điều hành nhà máy chỉ là phần cực nhỏ.

Ở Việt Nam, công bằng mà nói, qua 10 năm gần đây đã có sự chuyển biến lớn khi giờ chúng ta có thể nói dõng dạc hay in trên áo dòng chữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” mà không bị… bắt. Chúng ta có thể nói về “Đường lưỡi bò” là phi pháp, là âm mưu độc chiếm biển Đông, là âm mưu bành trướng v.v… Tuy nhiên so với… NƯỚC NGOÀI (từ của nhiều tướng lĩnh, quan chức, báo chí ở ta dùng để ám chỉ Trung Quốc) thì lệch một trời một vực một cách khó hiểu.

Hôm nọ anh bộ trưởng 4T đăng đàn nói chuyện về việc cần phải phát triển MXH nội địa nhằm giữ não của người Việt ở lại trong nước, giữ gìn an ninh quốc gia (không biết mình hiểu thế có đúng ý anh ấy không?). Nhưng mình nghĩ trong nhiệm kỳ này của anh, anh chỉ cần tăng cường Thông tin – Tuyên truyền làm sao đa phần dân chúng Việt Nam, nhất là CB CNVC, chiến sĩ biết “Đường lưỡi bò” là cái gì? Nó nguy hiểm ra sao, xâm hại an ninh quốc gia như thế nào thì anh đã thành vĩ nhân, đáng ghi danh rồi. Phỏng ạ?!

Đấy mới là việc cần kíp của TTTT chứ chuyện kéo não là chuyện nhỏ thôi, anh bộ trưởng ạ!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét