Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

Bản tin về một cái chết cấp cao

FB THUY TRANG NGUYEN -  NẠN CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN RƠI TỪ LẦU XUỐNG GẦN ĐÂY KHÁ PHỔ BIẾN. Cán bộ Đảng rơi từ lầu cao xuống khá phổ biến trong thời gian vừa qua đang đặt cho chúng ta nghi vấn, đây có phải là những vụ thanh toán nhau giữa thế lực lợi ích nhóm trong Đảng không? Hẵn nhiên là như vậy. Trước đây vào giữa tháng 8 năm 2019, ông Phạm Văn Khương - phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội bị rơi xuống đất từ tầng 27 của tòa nhà Vinaconex 1 (quận Cầu Giấy). Ngày 16/01/2019, Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an tỉnh Quảng Nam) thông tin, ông Phan Tấn Nghị - Phó Chánh Thanh tra tỉnh Quảng Nam - tử vong là do rơi từ tầng 3 của trụ sở này xuống đất tử vong. Ngày 29/10/2018, Nữ cán bộ y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang tử vong sau khi nhảy từ lầu 2 tại bệnh viện. Ngày 13/7/2016, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, thượng tá Huỳnh Hữu Khiêm (52 tuổi, Phó phòng Hậu cần) đã rơi lầu 6 của trụ sở tử vong. Ngày 4/11/2016, ông Lê Hoàng Vân. (46 tuổi, ngụ Bình Dương), cán bộ công ty nhà nước rơi từ lầu 4 trường ĐH Bình Dương (P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) xuống đất tử vong. Ngày 12/10/2015, chị Nguyễn Thị Thanh (34 tuổi, cán bộ thư viện Trường ĐH Đồng Tháp) đã rơi từ lầu 5 của trường và tử vong tại chỗ. Ngày 09/12/2012, Ông Lê Quốc Thái Cán bộ Sở GTVT Khánh Hòa rơi từ tòa nhà 6 tầng của Sở GTVT tỉnh xuống sân ở vị trí gần đường Hàn Thuyên, nằm bất động trên vũng máu. Ngày 5/10/2011, ông Trương Mạnh Tuấn (51 tuổi, ở phường Phước Hải, TP Nha Trang, Khánh Hòa) bị rơi từ tầng 2 của trụ sở Công an phường Phước Hải. Đây chỉ là một số thông tin được công khai trên báo chí - còn nhiều vụ cán bộ "tự tử" bằng vũ khí tại nhà riêng như vụ thiếu tá Nguyễn Văn Thanh (55 tuổi, cán bộ Phòng Hậu cần) tự sát bằng súng tại nhà riêng vào ngày 25/6/2016. Chuyện cán bộ nhà nước thanh toán nhau như trong phim Mafia thì phải nói tới sự kiện nổ súng tại Yên Bái vào năm 2016 - ông Đỗ Cường Minh, chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã vào phòng làm việc của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường và Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái Ngô Ngọc Tuấn - và bắn nhiều phát súng vào hai ông này. Ngay sau đó, ông Đỗ Cường Minh đã tự quay súng bắn vào đầu 3 phát. 3 viên đạn được bắn từ đằng sau ót và chết ngay tại phòng làm việc của ông Ngô Ngọc Tuấn.
Hãy nhìn lại xem những ai dám đi ngược lại lợi ích của Mafia! Nhà báo chống tham nhũng Trần Quang Thanh bị tạt acid khiến dung mạo bị dị dạng, thân thể bị hủy hoại 81%. - Nữ phóng viên Đặng Tuyền tử, (bút danh Hải Đường ) phóng viên báo Pháp luật TP.HCM, bị tử vong tại bến đò thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. - Phóng viên báo Tuổi Trẻ Hoàng Khương, tác giả của bài điều tra về hành vi nhận hối lộ bị tuyên án 4 năm về tội đưa hối hộ...

Bản tin về một cái chết cấp cao
FB Tâm Chánh - Rất nhanh chóng, bộ giáo dục phát đi thông tin về cái chết của thứ trưởng Lê Hải An. Cũng gần như ngay lập tức cơ chế truyền tin của xã hội lan truyền thông tin về nguyên nhân của cái chết ấy.

Điều lạ lùng là cho đến thời điểm hiện tại, các bản tin xung quanh cái chết này hầu như cũng chỉ cung cấp các dữ liệu cơ bản về nhân thân ông Lê Hải An, về địa điểm xảy ra, khung thời gian của cái chết. Nhưng trong tiêp nhận của công chúng, cái chết ấy đã là một cái chết có tính chất chính trị. Nhất là khi tiến trình chính trị chuẩn bị cho “mùa” nhân sự của thể chế vào chính vụ. Không khí chính trị như gợi lại hình dung bí ẩn về cái chết của các vị tướng chuẩn bị cho chức bộ trưởng bộ quốc phòng nhu Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn trong kí ức chính trị Việt Nam thời đổi mới.



Ngay đến thông tin khẳng định cái chết là do tai nạn, ông An ngã từ tầng 8 trụ sở làm việc của mình, cũng không nêu rõ do ai xác định.

Cũng như chưa thấy những nhân vật có trách nhiệm phát ngôn về cái chết của một công chức cao cấp, ở ngay chính trụ sở đầu não, ngay trong giờ cao điểm làm việc.

Người có trách nhiệm phát ngôn cụ thể trong trường hợp đột tử này theo phân cấp quản lí cán bộ lần lượt là ông Phùng Xuân Nhạ, bộ trưởng, ông Vũ Đức Đam, phó thủ tướng và ông Trần Quốc Vượng, thường trực ban bí thư. Cần nhớ, ông Lê Hải An là một cán bộ cao cấp thuộc diện qui hoạch đội ngũ lãnh đạo cấp chiến lược thuộc thẩm quyền quản lí nhân sự của bộ chính trị, ban bí thư. Ông An là cấp phó của bộ trưởng, trong phạm vi điều hành mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc uỷ quyền cho phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Một bản tin đầy đủ về cái chết của thứ trưởng Lê Hải An, trong khung cảnh dễ dẫn đến tiếp nhận sai lệch hiện nay, cần phải được phát đi từ chính bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, sau khi ông đã trưng tập đầy đủ các kết luận liên quan đến chức trách xác định hiện trường vụ việc.

Có như vậy, tin tức về cái chết của một cán bộ cấp cao mới thực sự đáp ứng được yêu cầu về quyền tiếp cận thông tin của người dân theo luật tiếp cận thông tin.

Đó là chưa kể, tin tức này còn phải xác định cụ thể các vấn đề thuộc phạm vi công việc và trách nhiệm liên quan đến ông Lê Hải An.

Niềm tin cái chết của ông An là một vụ tai nạn chỉ có thể được hình thành khi tin tức được bảo đảm bằng các luận cứ thông tin khách quan và trách nhiệm phát ngôn của người có thẩm quyền.

Thời cuộc không còn đơn giản bảo tin là tin, thông tin không thể vẽ vời được lòng tin, dù chỉ là trên giấy.

Tâm Chánh
(FB Tâm Chánh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét