Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Fan bóng đá VN không yêu đội tuyển đến vậy

Fan bóng đá VN không yêu đội tuyển đến vậy
Trần Anh - Lý do để ăn mừng của đám đông CĐV là gì? Câu trả lời không phải là vì họ yêu đội tuyển hay muốn tiếp thêm tinh thần cho các tuyển thủ, mà chỉ đơn giản là họ lấy cớ xuống đường để hò hét, thể hiện bản thân mà thôi. Và đây là biểu hiện của những fan phong trào, a dua theo số đông. Đã có rất nhiều người không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng thấy bạn bè xung quanh ai cũng nói về nó nên cũng thử tìm hiểu và theo dõi để không bị mù thông tin. Điều này dẫn tới việc họ chỉ là các fan phong trào, fan thời điểm với kiến thức hạn chế về đội tuyển và bóng đá Việt Nam, nhưng luôn lấy đội tuyển làm cớ để "đi bão". Đám đông thực chất chỉ là fan phong trào

Hành trình của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup đang là mối quan tâm hàng đầu của đông đảo người dân Việt Nam, nhưng việc các fan hâm mộ đổ ra đường ăn mừng, đua xe hay như cách gọi tại Việt Nam là "đi bão" sau mỗi chiến tích của đội tuyển có chứng minh là họ thực sự yêu đội tuyển? Đại bộ phận người hâm mộ Việt Nam có được gọi là fan chân chính?

Trước hết xin được bàn về định nghĩa "người hâm mộ" để chúng ta có cái nhìn sơ bộ về nó.

Theo Wikipedia, Người hâm mộ hay Người ái mộ là tên gọi chỉ chung cho một nhóm đông người cùng chung một ý thích và biểu hiện sự nhiệt tình, ủng hộ, yêu quý và dành những tình cảm nồng nhiệt cho một cái gì đó.

Nếu chiếu theo định nghĩa thì những hành xử của các số đông các CĐV bóng đá Việt Nam trong nhiều năm qua dành cho đội tuyển, hay dẫu gần đây họ cứ liên tiếp đổ ra đường ăn mừng, đua xe hay được gọi chung là "đi bão" chưa thể gọi là cách hành xử của những người hâm mộ chân chính.

Đó chỉ là hành động của những fan phong trào mà thôi bởi họ có thể ra đường hò hét thả ga mỗi khi đội tuyển chiến thắng, nhưng cũng chính họ ngày mai có thể lên các diễn đàn, chửi bới như muốn dìm chết đội tuyển cho những thất bại.

Và những cơn sốt vé, những hình ảnh cổ động viên đổ xô ra đường ăn mừng mới đây chỉ là tâm lý đám đông mà thôi.

Tâm lý đám đông từ đâu mà có?

U23 Việt Nam và Olympic Việt Nam đã chơi hay tại các giải đấu tầm cỡ Châu Á là U23 Châu Á. Những bàn thắng lịch sử, những chiến tích chưa từng có trong lịch sử khiến những người giỏi kìm nén cảm xúc nhất cũng phải vỡ òa. Nhiều cầu thủ trước giải chẳng ai biết là ai bỗng vụt sáng thành những ngôi sao.

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Dư luận từ chỗ không quan tâm tới dõi theo từng chuyển động của các cầu thủ, lướt qua nhiều trang cá nhân trên mạng xã hội đâu đâu cũng có những trạng thái ủng hộ đội tuyển.

Và đã có rất nhiều người không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng thấy bạn bè xung quanh ai cũng nói về nó nên cũng thử tìm hiểu và theo dõi để không bị mù thông tin.

Điều này dẫn tới việc họ chỉ là các fan phong trào, fan thời điểm với kiến thức hạn chế về đội tuyển và bóng đá Việt Nam, nhưng luôn lấy đội tuyển làm cớ để "đi bão".
Đám đông thực chất chỉ là fan phong trào

Sự thật là những chiến tích tại hai giải đấu Châu Á là vô cùng đáng khen ngợi. Đội tuyển xứng đáng nhận được những lời tán dương bởi đó là những kỳ tích khó lòng lặp lại.

Tuy nhiên, ở vòng bảng AFF Cup, đội chỉ phải gặp những đối thủ không quá mạnh.

Ngoại trừ Malaysia được xem là ngang cơ, các đội còn lại đều bị đánh giá thấp, thậm chí thấp hơn nhiều so với thầy trò Park Hang-seo.

Nói vậy để thấy việc đánh bại Lào, Campuchia hay ngay cả Malaysia chẳng phải là nhiệm vụ khó khăn hay lớn lao, năm nay làm được và các năm tới vẫn sẽ làm được.

Ấy vậy mà cứ sau mỗi thắng lợi không cần biết đối thủ là ai, người hâm mộ vẫn xuống đường hò hét, ăn mừng. Phần đông trong số những người xuống đường ăn mừng là những fan phong trào, fan theo số đông, theo trào lưu.

Những hành động này chẳng những không cổ vũ tinh thần được cho các tuyển thủ, ngược lại còn hạ thấp giá trị của đội tuyển.

Chưa kể, chính bởi những sự ăn mừng quá khích này mà nhiều tuyến phố lớn xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, nhiều người than phiền rằng họ chẳng muốn "đi bão" gì hết chỉ muốn về nhà cho sớm vậy mà bị dòng người quá khích "bủa vây".

Thêm một lý do nữa chứng minh đa phần người "đi bão" chỉ là fan phong trào là thực tế chúng ta chưa vượt qua được chính mình ở giải lần này.

Thành tích tốt nhất của Việt Nam tại các kỳ AFF sau năm 2008 chỉ là lọt vào bán kết, hơn nữa chúng ta mới thắng lượt đi mà thôi.

Vẫn còn 90 phút thậm chí là lâu hơn ở lượt về. Và chắc hẳn với nhiều fan chân chính thì thất bại ngược 2-4 trước người Mã năm 2014 dù đã dẫn 2-1 ở lượt đi cũng trên sân khách vẫn là bài học còn rất mới.

Vậy lý do để ăn mừng của đám đông CĐV là gì?

Câu trả lời không phải là vì họ yêu đội tuyển hay muốn tiếp thêm tinh thần cho các tuyển thủ, mà chỉ đơn giản là họ lấy cớ xuống đường để hò hét, thể hiện bản thân mà thôi. Và đây là biểu hiện của những fan phong trào, a dua theo số đông.

Các fan chân chính hãy cứ giữ vững tình yêu với đội tuyển, hãy vui, hãy buồn cùng đội tuyển.

Chúng ta có thể buồn, thất vọng khi đội bóng yêu dấu thất bại thì mới đủ tư cách để ăn mừng khi đội bóng đó giành những vinh quang.

Bài thể hiện quan điểm và văn phong của người viết.

https://www.bbc.com/vietnamese/sport-46440781

1 nhận xét:

  1. Tâm lý đám đông và chủ ngĩa bầy đàn ,công với con người không chịu lớn sống ở cái đất nước không chịu phát triển là nguyên nhân chứ gì nữa . Mà đó chỉ là một sự kiện thể thao có tính khu vực mà đã khiến cả nước "tự hào quá việt nam ơi " thôi rồi ...
    Đúng chỉ là vãi !

    Trả lờiXóa