Người làm mất khả năng chi trả hơn 300 tỷ đồng ở Khu Liên hiệp được bầu làm Phó chủ tịch tài chính VFF
THỦY TIÊN 10, Tháng 12, 2018 Dưới thời ông Cấn Văn Nghĩa làm giám đốc, Khu Liên hiệp đã nợ hơn 300 tỷ đồng tiền thuế, và mất khả năng chi trả. Thế nhưng, vừa nghỉ hưu ông Nghĩa lại được bầu làm Phó chủ tịch tài chính VFF. Trước khi đại hội diễn ra, Phó chủ tịch VFF khóa 7 phụ trách tài chính tài trợ Đoàn Nguyên Đức phát biểu rất thẳng thắn trên báo chí: “Quan điểm của tôi là làm phó chủ tịch tài chính VFF thì đầu tiên ứng viên phải là người biết làm tài chính. Thứ hai là người đó phải có quan hệ rộng, có những đối tác lớn thì mới nghĩ đến những hợp tác lớn, tài trợ lớn; quan hệ tầm quốc tế càng tốt. Trong danh sách 4 người, để đáp ứng được 2 tiêu chí đầu tiên, tôi đánh giá thấp ông Cấn Văn Nghĩa. Phó chủ tịch tài chính phải là người trẻ tuổi, năng động. Không nên chọn người lớn tuổi nữa”.
Ông Cấn Văn Nghĩa được bầu làm Phó Chủ
tịch VFF phụ trách tài chính tài trợ
Theo Quyết định 149/QĐ-TTG năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (Khu liên hiệp) là 1 trong 12 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thể dục thể thao. Tuy nhiên đến năm 2011, Khu liên hiệp đã có công văn đề nghị cho phép được trực thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL).Sau đó, Khu liên hiệpp được Bộ VH-TT&DL cho phép thí điểm liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác cơ sở vật chất, quỹ đất để tăng nguồn thu. Năm 2012, khu liên hiệp chính thức được cho phép tự chủ về tài chính.
Sau Quyết định này, Ban quản lý Khu liên hiệp bắt đầu tiến hành các hoạt động cho thuê mặt bằng để các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà hàng, quán bia và nhiều dịch vụ khác.
Từ năm 2012, Khu liên hiệp thể thao quốc gia đã ký hợp đồng liên doanh liên kết với một số đơn vị với thời hạn từ 10 -15 năm và 430 hợp đồng ngắn hạn (3 tháng, 6 tháng, 1 năm). Ước tính số tiền cho thuê này thu về hàng trăm tỷ đồng.
Ngày 29/11/2017, Bộ Tài chính có văn bản số 16182 về việc thu tiền thuê đất đối với Khu liên hiệp thể thao Quốc gia. Theo đó số tiền mà đơn vị này phải nộp là 314 tỷ đồng.
Thế nhưng, giải trình với đoàn liên ngành gồm: Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Tài chính, Cục thuế, Sở Quy hoạch kiến trúc, Khu liên hiệp cho biết, tại thời điểm hiện nay, các hợp đồng ngắn hạn trước năm 2017 đã được Khu Liên hiệp thể thao Quốc gia thanh lý và đưa số tiền thu từ tiền thuê đất vào quyết toán doanh thu và chi phí của đơn vị. Việc truy thu tiền thuê đất dự kiến khoảng 314 tỷ đồng là gánh nặng tài chính không có khả năng chi trả. Đồng thời, việc thông báo thuê đất đối với đơn vị không có khả năng chi trả sẽ là gánh nặng về số thu nợ đọng đối với thành phố.
Việc nợ thuế của Khu liên hiệp diễn ra dưới thời ông Cấn Văn Nghĩa làm giám đốc. Hàng trăm tỷ đồng tiền thuế “bốc hơi”, song trách nhiệm của ông Nghĩa không được nhắc tới.
Tại Đại hội VFF khóa 8, ông Nghĩa lại được bầu làm Phó chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) phụ trách tài chính tài trợ.
Sau Đại hội, nhiều ý kiến bất bình về việc một số ứng viên là doanh nhân giỏi, có tiềm lực tài chính vững mạnh, am hiểu sâu sắc về bóng đá đã không trúng cử. Ngược lại, ông Cấn Văn Nghĩa lại được giao “tay hòm chìa khóa” của VFF.
Trước khi đại hội diễn ra, Phó chủ tịch VFF khóa 7 phụ trách tài chính tài trợ Đoàn Nguyên Đức phát biểu rất thẳng thắn trên báo chí: “Quan điểm của tôi là làm phó chủ tịch tài chính VFF thì đầu tiên ứng viên phải là người biết làm tài chính. Thứ hai là người đó phải có quan hệ rộng, có những đối tác lớn thì mới nghĩ đến những hợp tác lớn, tài trợ lớn; quan hệ tầm quốc tế càng tốt. Trong danh sách 4 người, để đáp ứng được 2 tiêu chí đầu tiên, tôi đánh giá thấp ông Cấn Văn Nghĩa. Phó chủ tịch tài chính phải là người trẻ tuổi, năng động. Không nên chọn người lớn tuổi nữa”.
https://nhadautu.vn/nguoi-lam-mat-kha-nang-chi-tra-hon-300-ty-dong-o-khu-lien-hiep-duoc-bau-lam-pho-chu-tich-tai-chinh-vff-d16406.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét